CHƢƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2. Nghiên cứu định tính – xây dựng thang đo
3.2.2.2. Kết quả nghiên cứu phỏng vấn tay đôi
Kết quả nghiên cứu phỏng vấn tay đôi đã khẳng định 20 biến quan sát đo lường cho 5 thành phần của tính cách cá nhân và 9 biến quan sát đo lường cho 3 thành phần của sự gắn kết tổ chức, đều đ ạt giá trị về mặt nội dung, do đó các biến này đều được dùng cho khảo sát định lượng sau này.
Sau các cuộc phỏng vấn, một số phát biểu trong thang đo đã được thay từ ngữ, câu chữ cho dễ hiểu và phù hợp với nhân viên khảo sát.
3.3. Nghiên cứu định lƣợng
Nghiên cứu chính thức được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng tiến hành ngay khi bảng câu hỏi được chỉnh sửa từ kết quả nghiên cứu sơ bộ (bảng phỏng vấn chính thức - Phụ lục 4). Bước nghiên cứu này được thực hiện bằng cách khảo sát trực tiếp để thu thập dữ liệu khảo sát. Đối tượng nghiên cứu là nhân viên các phịng ban (khơng bao gồm công nhân lao động) ở các nhà máy sản xuất giày - dép Nike tại khu vực phía Nam.
3.3.1. Phƣơng pháp chọn mẫu và xử lý số liệu 3.3.1.1. Phƣơng pháp chọn mẫu
Trong nghiên cứu này, mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện. Điều này đồng nghĩa với việc nhà nghiên cứu có thể chọn các đối tượng mà họ có thể tiếp cận được (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Phương pháp này có ưu điểm là dễ tiếp cận với đối tượng nghiên cứu và thường được sử dụng khi bị giới hạn về thời gian và chi phí. Bên cạnh đó, phương pháp này khơng xác định được sai số do lấy mẫu.
Theo Hair và cộng sự (1988), để có thể phân tích nhân tố khám phá (EFA), kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100 và 1 biến đo lường cần tối thiểu 5 mẫu quan sát. Dựa vào số biến quan sát trong nghiên cứu này thì số lượng mẫu cần thiết có thể là từ 145 trở lên. Bên c ạnh đó, để tiến hành phân tích hồi quy một cách tốt nhất, như Nguyễn Đình Thọ (2011) có đề cập thì Tabacknick và Fidell cho rằng kích thước mẫu cần phải đảm bảo theo công thức:
n >= 8m+50. Trong đó:
- n: cỡ mẫu
Theo công thức của Tabacknick và Fidell thì với số biến độc lập của nghiên cứu là 5 thì cỡ mẫu cần thiết sẽ là từ 90 trở lên.
Đối tượng khảo sát trong nghiên cứu này là nhân viên các phòng ban làm việc ở các nhà máy sản xuất giày - dép Nike tại khu vực phía Nam (trừ cơng nhân tại các nhà máy)
Trên cơ sở đó, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu với cỡ mẫu là n = 247. Để đạt được kích thước mẫu này, 300 bảng câu hỏi đã được phát ra. Phương pháp thu thập dữ liệu bằng bảng câu hỏi và được phát trực tiếp đến các nhân viên làm ở các nhà máy sản xuất giày - dép Nike tại khu vực phía Nam và thu l ại ngay sau khi trả lời xong. Thực tế, với 300 bảng khảo sát thu về được 271 kết quả (phụ lục 11) và 247 bản phù hợp với điều kiện khảo sát (không lệch quá nhiều so với dự kiến), 16 bản không hợp lệ do bỏ trống và 8 bản không đủ điều kiện khảo sát vì đối tượng khảo sát là cơng nhân.
3.3.1.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Quá trình xử lý số liệu được thực hiện trên chương trình xử lý dữ liệu SP SS theo 3 bước sau:
Bƣớc 1: Kiểm định độ tin cậy của các thang đo: Các thang đo trong nghiên cứu bao gồm: thang đo yếu tố tính cách c ủa John, W. Slocum Jr & Don Hellriegel (2009) và thang đo mức độ gắn kết với tổ chức của Trần Kim Dung (2006) được đưa vào kiểm định độ tin cậy bằng công cụ Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê với mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau, giúp loại đi những biến và thang đo không phù hợp. Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0.8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường tốt, từ 0.7 đến gần 0.8 là sử dụng được. Cũng có nghiên cứu đề nghị rằng từ 0.6 trở lên là có thể sử dụng được trong khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọ ng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005)
Từ đó, tác giả kiểm định độ tin cậy của thang đo dựa trên cơ sở các biến quan sát có hệ số tương quan biến - tổng (item- total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và tiêu chuẩn chọn thang đo khi Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên
Bƣớc 2: Phân tích nhân tố khám phá EFA được dùng để xác định lại các nhóm
trong mơ hình nghiên cứu. Các biến quan sát có hệ số tải nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.45 sẽ bị loại bỏ và kiểm tra phương sai trích có lớn hơn hoặc bằng 50% hay không. Hay hiểu một cách khác, phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) là phương pháp phân tích thống kê dùng để rút gọn một tập hợp nhiều biến quan sát có mối tương quan với nhau thành một tập biến (gọi là nhân tố) ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu.
Khi thang đo đạt độ tin cậy, các biến quan sát sẽ được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA với các yêu cầu sau:
Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) ≥ 0.5 với mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett ≤ 0.05.
Hệ số tải nhân tố (Factor loading) ≥ 0.5.
Thang đo chấp nhận khi tổng phương sai trích ≥ 50% và hệ số Eigenvalue >1
Khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố phải lớn hơn 0.3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.
Khi phân tích EFA với thang đo các thành phần giá trị cảm nhận, tác giả sử dụng phương pháp trích Principal Component Analysis với phép xoay Varimax và điểm dừng trích các yếu tố có Eigenvalue > 1.
Bƣớc 3: Phân tích tƣơng quan
Mơ hình nghiên cứu điều chỉnh sau khi phân tích nhân tố khám phá (EFA) và các giả thuyết nghiên cứu cần phải được kiểm định bằng phương pháp phân tích tương quan.
Nghiên cứu sử dụng hệ số tương quan tuyến tính r (Pearson Correlation Coefficient) để kiểm định sự tương quan giữa các yếu tố.
Kiểm định hệ số tương quan Pearson là phương pháp thường được dùng nhất để kiểm tra mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Giữa biến độc lập và biến phụ thuộc phải có tương quan thì các biến đó mới được đem vào để phân tích hồi quy.
Tuy nhiên, nếu các biến độc lập có tương quan chặt thì phải lưu ý đến vấn đề đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy.
Hệ số tương quan bằng 1 trong trường hợp có tương quan tuyến tính đồng biến và -1 trong trường hợp tương quan tuyến tính nghịch biến. Các giá trị khác trong khoảng (-1,1) cho biết mức độ phụ thuộc tuyến tính giữa các biến. Nếu hệ số tương quan có giá trị gần bằng 0 thì giữa các biến càng ít có tương quan. Hệ số tương quan càng gần với -1 và 1 thì tương quan giữa các biến càng mạnh. Khi hệ số tương quan bằng 1 hay -1 thì tương quan là hồn hảo (dự báo được chính xác giá trị của biến này khi có giá trị của biến kia). (Tabachnick & Fidell, 2007).
Bƣớc 4: Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy tuyến tính để biết được cường độ tác động của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Từ đó, sẽ kiểm tra độ thích hợp của mơ hình, xây dựng mơ hình hồi quy bội, kiểm định các giả thuyết. Sự chấp nhận và diễn giải các kết quả hồi quy không thể tách rời các giả thuyết nghiên cứu. Do vậy mà trong phân tích hồi quy tác giả có kiểm định các giả thuyết nghiên cứu của hàm hồi quy, nếu như các giả thuyết đó bị vi phạm thì các kết quả ước lượng các tham số trong hàm hồi quy không đạt được giá trị tin cậy.
Phương pháp thực hiện hồi quy là phương pháp đưa vào lần lượt (Enter), đây là phương pháp mặc định trong chương trình. Có 2 phương trình hồi quy cần thực hiện:
Phương trình thứ nhất (hồi quy bội) nhằm đánh giá mức độ tác động của 4 nhân tố tính cách cá nhân tác động đến lòng trung thành, tự hào của nhân viên đối với doanh nghiệp.
Phương trình thứ hai (hồi quy bội) nhằm đánh giá mức độ tác động của của 4 nhân tố tính cách cá nhân tác động đến sự cố gắng, nỗ lực của nhân viên đối với doanh nghiệp.
Để đánh giá độ phù hợp của mơ hình, các nhà nghiên cứu sử dụng hệ số xác định R2
(R-square) để đánh giá mức độ phù hợp của mơ hình nghiên cứu, hệ số xác định R2
được chứng minh là hàm không gi ảm theo số biến độc lập được đưa vào mơ hình, tuy nhiên khơng phải phương trình càng có nhiều biến sẽ càng phù hợp hơn với dữ liệu, R2 có khuynh hướng là một yếu tố lạc quan của thước đo sự phù hợp của mơ hình đối với dữ liệu trong trường hợp có 1 biến giải thích trong mơ hình. Như vậy, trong hồi quy tuyến tính bội thường dùng hệ số R-square điều chỉnh để đánh giá độ phù hợp của mơ hình vì nó khơng thổi phồng mức độ phù hợp của mơ hình. Bên cạnh đó, cần kiểm tra khơng có hiện tượng đa cộng tuyến bằng hệ số phóng đại phương sai VIF (VIF < 10). Hệ số Beta chuẩn hoá được dùng để đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố, hệ số Beta chuẩn hoá của biến nào càng cao thì mức độ tác động của biến đó vào lịng trung thành, tự hào và sự cố gắng, nỗ lực càng lớn (Hoàng Trọng và Mộng Ngọc, 2005).
Bƣớc 5: Phân tích T- Test, ANOVA để kiểm tra các giả thuyết về sự khác biệt
trung bình của các đám đơng. T- Test dùng để kiểm định sự khác biệt giữa hai trung bình đám đơng, cịn ANOVA dùng để so sánh trung bình từ ba đám đơng trở lên.
3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi:
Tất cả các biến quan sát trong các thành phần đều sử dụng thang đo Likert 5 mức độ. Với lựa chọn số 1 nghĩa là “ Hồn tồn khơng đồng ý’’ với câu phát biểu cho đến lựa chọn số 5 nghĩa là “ Hoàn toàn đồng ý ” với câu phát biểu.
Nội dung bảng câu hỏi khảo sát xem phụ lục 4 đính kèm.
3.3.2.1. Thang đo yếu tố tính cách cá nhân
Như đã trình bày ở phần trước, thang đo trong nghiên cứu này được xây dựng dựa trên trên thang đo của John, W. Slocum Jr & Don Hellriegel (2009). Chúng được điều chỉnh và bổ sung phù hợp với đối tượng tại các nhà máy sản xuất giày – dép Nike phía Nam, Việt Nam dựa vào kết quả nghiên cứu định tính và kỹ thuật
thảo luận nhóm. Có 5 khái niệm nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu này, đó là: (1) Hướng ngoại (ký hiệu là: E), (2) Tận tâm (C), (3) Hòa đồng (A), Sẵn sàng trải nghiệm (OE), Ổn định cảm xúc (ES)
Thành phần 1: Hướng ngoại: bao gồm 4 biến quan sát đo lường mức độ cảm
nhận của nhân viên về yếu tố hướng ngoại
E1 Anh/Chị ln tích cực tham gia vào các hoạt động sinh ho ạt tập thể của công ty.
E2 Anh/Chị thích trị chuyện, trao đổi cơng việc với đồng nghiệp trong công ty.
E3 Anh/Chị thích giao tiếp với nhiều tuýt người khác nhau trong cơng ty. E4 Anh/Chị thích mình nổi bật trước đám đông, cuộc họp.
Thành phần 2: Sẵn sàng trải nghiệm: bao gồm 4 biến quan sát đo lường mức
độ cảm nhận của nhân viên về yếu tố sẵn sàng trải nghiệm.
OE1 Anh/Chị thường có những ý tưởng mới khi gặp phải những vấn đề. OE2 Anh/Chị thích thú với những sáng kiến, ý tưởng mới.
OE3 Anh/Chị dễ dàng thích nghi với những ý tưởng mới. OE4 Anh/Chị thích sự đa dạng, phức tạp trong công việc.
Thành phần 3: Tận tâm: bao gồm 4 biến quan sát đo lường mức độ cảm nhận
của nhân viên về yếu tố tận tâm (C)
C1 Anh/Chị lập tức làm những việc thường ngày ngay khi có thể. C2 Anh/Chị làm việc có trách nhiệm và tinh thần kỷ luật.
C3 Anh/Chị thích làm việc theo quy trình cơng việc rõ ràng
C4 Anh/Chị thường chú ý đến những chi tiết nhỏ khi gặp phải bất cứ vấn đề nào.
Thành phần 4: Hòa đồng: bao gồm 4 biến quan sát đo lường mức độ cảm nhận của nhân viên về yếu tố hòa đồng.
A1 Anh/Chị thường đồng cảm với đồng nghiệp
A2 Anh/Chị thường giúp đỡ đồng nghiệp giải quyết những vấn đề khó khăn trong cơng việc.
A3 Anh/Chị thích tham gia các ho ạt động từ thiện vì cộng đồng. A4 Anh/Chị cư xử khiến mọi người thường cảm thấy tho ải mái.
Thành phần 5: Ổn định cảm xúc: bao gồm 4 biến quan sát đo lường mức độ
cảm nhận của nhân viên về yếu tố ổn định cảm xúc. ES1 Anh/Chị ln bình tĩnh khi gi ải quyết vấn đề. ES2 Anh/Chị cảm thấy tho ải mái hầu như mọi lúc.
ES3 Anh/Chị khó nóng tính khi gặp những vấn đề khơng đúng. ES4 Anh/Chị kiểm sốt bản thân tốt trước những căng thẳng, lo âu
3.3.2.2. Thang đo sự gắn kết với tổ chức
Thang đo ý thức gắn kết tổ chức được sử dụng trong nghiên cứu là thang đo OCQ của Mowday (1979) được Trần Kim Dung (2006) nghiên cứu kiểm định và hiệu chỉnh trong điều kiện Việt Nam với 9 biến quan sát đo lường cho 3 biến tiềm ẩn: lòng trung thành (Lo); ý thức nỗ lực, cố gắng (Ef); và lòng tự hào, yêu mến tổ chức (Pr). Đối với tất cả các biến của thang đo, để đánh giá mức độ đồng ý của khách hàng, tác gi ả sử dụng thang đo Likert 5 điểm.
Lòng trung thành (Lo)
Lo1 Anh/chị muốn ở lại làm việc cùng tổ chức này đến cuối đời
Lo2 Anh/chị sẽ ở lại làm việc lâu dài với tổ chức này mặc dù có nơi khác đề nghị lương bổng hấp dẫn hơn
Lo3 Anh/chị cảm thấy trung thành với tổ chức này
Ý thức nỗ lực, cố gắng (Ef)
Ef1 Anh/chị vui mừng khi những cố gắng của anh/chị đã đóng góp tốt cho tổ chức
Ef2 Anh/chị tự nguyện nỗ lực hết mình nâng cao kỹ năng để có thể cống hiến nhiều hơn cho công việc
Ef3 Anh/chị tự nguyện cố gắng cao nhất để hoàn thành nhiệm vụ
Lòng tự hào và yêu mến tổ chức (Pr)
Pr2 Anh/chị tự hào được làm việc trong tổ chức này
Pr3 Anh/chị cảm nhận rõ ràng là anh/chị thuộc về tổ chức này
Trong chương này đã trình bày phương pháp nghiên cứu thực hiện trong đề tài nhằm xây dựng và đánh giá các thang đo và mơ hình lý thuyết. Phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua 02 giai đoạn chính: nghiên cứu sơ bộ (định tính và định lượng) và nghiên cứu chính thức (định lượng). Nghiên cứu định tính được thực hiện bằng cách thảo luận nhóm để điều chỉnh và hoàn thiện bảng câu hỏi khảo sát. Nghiên cứu chính thức (định lượng) được tiến hành bằng khảo sát với kích cỡ mẫu n = 247. Yếu tố tính cách của con người được đo lường bằng 20 biến quan sát với năm thành phần là hướng ngoại (4 biến quan sát), sẵn sàng trải nghiêm (4 biến quan sát), tận tâm (4 biến quan sát), hoà đồng (4 biến quan sát), ổn định cảm xúc (4 biến quan sát). Ý thức gắn kết tổ chức được đo lường bằng 9 biến quan sát với ba thành phần là lòng trung thành (3 biến quan sát); ý thức cố gắng, nỗ lực (3 biến quan sát); lòng tự hào, yêu mến tổ chức (3 biến quan sát). Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được tiến hành mã hoá, nhập dữ liệu vào chương trình phân tích số liệu thống kê SPSS để phân tích thơng tin và kết quả nghiên cứu
Tóm tắt chƣơng 3
Chương này đã trình bày phương pháp nghiên cứu thực hiện trong đề tài nhằm xây dựng, đánh giá các thang đo và mơ hình lý thuyết. Số lượng mẫu được đưa vào nghiên cứu chính thức là 247 mẫu (Phụ lục 11). Yếu tố tính cách cá nhân được đo lường bởi 5 thành phần gồm 20 biến, sự gắn kết với tổ chức được đo lường bởi 3 thành phần gồm 9 biến quan sát. Dữ liệu thu thập sẽ được xử lý bằng chương trình phân tích số liệu thống kê SPSS.
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU