Các biến có ý nghĩa thống kê

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 62 - 65)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

4.8 Phân tích kết quả nghiên cứu

4.8.1 Các biến có ý nghĩa thống kê

Nghiên cứu tìm ra được bằng chứng thực nghiệm cho thấy tăng trưởng kinh tế (GDP) có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu các NHTM. Kết quả này ủng hộ kết

luận của các nhà nghiên cứu Salas và Suarina (2002) và Makri và cộng sự (2014). Khi nền kinh tế tăng trưởng, thu nhập của cá nhân; hộ gia đình tăng sẽ khiến họ tiêu dùng nhiều hơn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, thu nhập gia tăng

phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh bị trì trệ khiến họ khơng có khả năng trả nợ, từ đó khiến tỷ lệ nợ xấu các ngân hàng gia tăng.

Kết quả hồi quy của biến CPI cho thấy tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu các NHTM. Kết quả này đồng nhất với các nghiên cứu của Ekanayake (2015), khi lạm phát tăng cao, giá trị thực của các khoản vay sẽ giảm xuống khiến khách hàng có lợi thế hơn trong việc thanh tốn các khoản vay. Ngồi ra, lạm phát tăng cao có thể cịn do một ngun nhân khác, đó là cầu tăng. Khi cầu tăng đồng nghĩa với việc người tiêu dùng sẵn lòng trả nhiều tiền hơn cho sản phẩm, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho đầu ra sản phẩm của doanh nghiệp, doanh nghiệp tăng khả năng trả nợ ngân hàng, do đó tỷ lệ nợ xấu của các NHTM giảm.

Tỷ lệ thất nghiệp (UNE) tăng thể hiện việc doanh nghiệp hoạt động không hiệu

quả dẫn đến việc giảm quy mô hoặc phá sản, nhân viên bị sa thải. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp mất khả năng thanh toán nợ, các nhân viên bị sa thải cũng mất khả năng thanh toán nếu họ đang sở hữu một khoản nợ ngân hàng. Do vậy, không ngạc nhiên khi mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu ngân hàng là mối quan hệ cùng chiều. Kết quả thực nghiệm cũng tương tự kết quả của Salas và Saurina (2002), Makri và cộng sự (2014).

Lãi suất cho vay trung bình (AWPR) tăng dẫn đến chi phí sử dụng vốn tăng, khách

hàng phải vay vốn với chi phí cao hơn, đặc biệt là các khoản vay với lãi suất thả nổi, điều này khiến họ gặp khó khăn trong việc trả lãi và nợ gốc nếu tình hình sản xuất kinh doanh khơng hiệu quả, doanh thu khơng đủ bù đắp chi phí. Bên cạnh đó, lãi suất tăng khiến chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng, giá thành sản phẩm từ đó cũng tăng theo khiến việc tiêu thụ sản phẩm có nguy cơ bị chậm lại, điều này sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận doanh nghiệp dẫn tới hạn chế khả năng trả nợ. Kết quả nghiên cứu có cùng quan điểm với các nghiên cứu khác trên thế giới như Collins và Wanjau (2011).

Giá dầu (Oilprice) thực nghiệm tại Việt Nam trong giai đoạn 2006-2016 tìm thấy

bằng chứng có mối quan hệ cùng chiều với NPL, giá dầu tăng lên dẫn đến nợ xấu tăng cùng chiều. Quan điểm các nghiên cứu Al-Khazali và cộng sự (2017), Ravazzolo và cộng

cho quá trình sản xuất. Khi giá dầu tăng cao sẽ kéo theo các chi phí khác cũng tăng theo: giá cả các loại hàng hóa… từ đó gây ra gánh nặng về tài chính làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, nợ xấu tăng cao. Đây cũng là đóng góp của bài, ngồi các yếu tố thông thường được xem xét tác động đến nợ xấu của các nghiên cứu trước bao gồm các yếu tố nội tại ngân hàng, các yếu tố vĩ mơ của nền kinh tế nhà nước, cịn có yếu tố vĩ mơ liên quan đến chu kỳ cầu nguyên liệu của nền kinh tế thế giới.

Nghiên cứu cũng tìm thấy mối quan hệ tiêu cực giữa biến suất sinh lợi tài sản (ROA) và NPL, kết quả này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu của Makri và cộng sự

(2014), các ngân hàng có suất sinh lợi tài sản cao-hiệu quả tài chính trong sử dụng tài sản tốt hơn, mang tới lợi nhuận nhiều hơn sẽ ít bị áp lực tăng trưởng tín dụng bất chấp những quan hệ tín dụng khơng đảm bảo chất lượng.

Tăng trưởng tín dụng (GrL) có mối quan hệ ngược chiều với NPL. Khi tăng

trưởng tín dụng ở mức kiểm sốt được khi đó các khoản nợ vay có chất lượng sẽ được kiểm sốt tốt và nợ xấu sẽ giảm. Tăng trưởng tín dụng thể hiện sự tăng lên về nhu cầu của các khoản cho vay, nhu cầu vay nợ tài trợ cho các dự án hoạt động kinh doanh của nền kinh tế. Sự tăng giá trị về tăng trưởng tín dụng thể hiện sự tăng trưởng của nền kinh tế, môi trường phát triển kinh tế tốt hơn so với những năm trước. Thực trạng giai đoạn nghiên cứu 2006-2016 tại Việt Nam, trải qua thời kỳ suy giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 và chỉ phục hồi những năm sau đó. Quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu tại Việt Nam trong giai đoạn này phù hợp với chiều phục hồi của nền kinh tế sau khung khoảng. Môi trường vĩ mô từng bước ổn định hơn, nợ xấu suy giảm theo thời gian, cùng với đó là sự tăng về tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế.

Qui mơ ngân hàng (SIZE) có mối quan hệ ngược chiều với NPL. Những ngân

hàng có quy mơ lớn có những lợi thế nhất định: nguồn vốn dồi dào khơng tốn nhiều chi phí huy động do đó khơng bị áp lực về các chi phí đầu vào, từ đó lãi suất cho vay thấp, thu hút được nhiều khách hàng vay vốn. Thêm vào đó, các ngân hàng sẽ thẩm định kỹ hơn, do chủ động lựa chọn, sàng lọc khách hàng tốt để cho vay. Từ đó, các ngân hàng

này có thể kiểm sốt được nợ xấu tốt hơn các ngân hàng có qui mơ nhỏ. Phù hợp với kết quả nghiên cứu của Misra và Dhal (2010).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)