Lƣợc khảo các nghiên cứu thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính bền vững của nợ công và mối quan hệ giữa nợ với tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 42 - 49)

CHƢƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.4. Mối quan hệ giữa nợ công và tăng trƣởng kinh tế

2.4.2. Lƣợc khảo các nghiên cứu thực nghiệm

Kể từ sau cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực Mỹ Latin thì vấn đề tác động của nợ lên tăng trƣởng kinh tế đã thu hút đƣợc sự chú ý của nhiều nhà kinh tế trên thế giới. Tuy nhiên, trƣớc khi xảy ra khủng hoảng nợ cơng khu vực Châu Âu thì các nghiên cứu thực nghiệm đa phần tập trung vào các vấn đề nợ nƣớc ngồi (thay vì nợ cơng) cho các quốc gia mới nổi và các nƣớc thu nhập thấp do sự phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Việc tập trung nghiên cứu thực nghiệm về nợ nƣớc ngồi thay vì tổng nợ cơng có thể đến từ việc thiếu nguồn dữ liệu tin cậy về nợ công ở phần lớn các quốc gia do sự thiếu minh bạch của các chính phủ về việc cơng bố số liệu nợ công cũng nhƣ sự thiếu quan tâm của các tổ chức tài chính quốc tế về vấn đề này. Tính đến hiện tại thì bằng chứng thực nghiệm nghiên cứu về vấn đề nợ, đặc biệt là nợ cơng vẫn cịn khá hạn chế và thiếu sự đồng thuận.

Đa phần các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mối quan hệ tiêu cực tuyến tính khi xem xét tác động của nợ lên tăng trƣởng kinh tế. Cụ thể, Cunningham (1993) với nghiên cứu ở 16 nƣớc đang phát triển trong giai đoạn 1971-1979 đã tìm thấy rằng gánh nặng nợ có ảnh hƣởng tiêu cực lên tăng trƣởng kinh tế do gây ra sự sụt giảm trong năng suất lao động và vốn. Cùng năm đó, Levy và Chowdhury (1993) khi

phân tích thực nghiệm tại 3 khu vực Mỹ La-tinh, châu Á Thái Bình Dƣơng và các nƣớc Nam Phi trong giai đoạn 1970-1988 cũng đã cho ra kết quả rằng nợ nƣớc ngồi có thể gián tiếp làm giảm tổng thu nhập quốc dân GNP thông qua tác động làm sụt giảm vốn đầu tƣ, gia tăng tỷ lệ thuế. Một nghiên cứu khác của Lin (2000) chứng minh rằng khi lãi suất thực lớn hơn tốc độ tăng trƣởng thì sự tích lũy nợ chính phủ khơng làm gia tăng lãi suất thực; đồng thời sự gia tăng trong nợ chính phủ sẽ làm giảm tốc độ tăng trƣởng kinh tế.

Siddiqui và Malik (2001) tiến hành phân tích tác động của nợ công đến tăng trƣởng

tại các quốc gia thuộc khu vực Nam Á gồm Ấn Độ, Sri Lanka và Pakistan trong giai đoạn từ 1975 đến 1999. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng và hồi quy OLS kết hợp Fixed Effect để đo lƣờng tác động cụ thể của nợ công lên tăng trƣởng kinh tế. Các

biến giải thích chính của mơ hình tăng trƣởng gồm có tỷ lệ nợ nƣớc ngoài trên GDP, tỷ lệ chi trả nợ, tỷ lệ đầu tƣ trên GDP, tỷ lệ thâm hụt ngân sách trên GDP GDP, tốc độ tăng trƣởng dân số và độ mở thƣơng mại. Kết quả cho thấy các biến tỷ lệ chi trả nợ, tỷ lệ đầu tƣ so với GDP, tốc độ tăng trƣởng dân số và độ mở cửa hoạt động thƣơng mại đều có ý nghĩa thống kê. Đặc biệt, biến nợ nƣớc ngồi có ý nghĩa thống kê cao và có tác động tiêu cực lên tăng trƣởng kinh tế tại các quốc gia này.

Alfredo Schclanek (2004) đã tiến hành điều tra mối quan hệ giữa nợ công và tăng

trƣởng kinh tế, đặc biệt tập trung vào thành phần nợ nƣớc ngồi của nợ cơng tại 59 quốc gia đang phát triển và 24 quốc gia công nghiệp giai đoạn 1970-2002 bằng hồi quy GMM hệ thống. Schclarek tìm thấy ở các nƣớc đang phát triển mối quan hệ là tuyến tính và tiêu cực. Khi phân biệt giữa nợ nƣớc ngồi của khu vực cơng và nợ nƣớc ngoài của khu vực tƣ, nghiên cứu cho thấy mối tƣơng quan âm giữa nợ nƣớc ngoài và tăng trƣởng chủ yếu là do nợ nƣớc ngồi của khu vực cơng vì khơng tìm thấy bất cứ mối quan hệ có ý nghĩa nào giữa nợ tƣ nƣớc ngoài và tốc độ tăng trƣởng. Trong khi đó, với dữ liệu đƣợc tính trung bình 5 năm cho nhóm mẫu 24 quốc gia cơng nghiệp phát triển trong khoản thời gian 1970-2002, không mối quan hệ có ý nghĩa thống kê nào giữa nợ chính phủ và và tăng trƣởng GDP bình quân đầu ngƣời đƣợc tìm thấy. Nghiên cứu này cũng khơng tìm thấy tồn tại một mối quan hệ phi tuyến nào giữa nợ nƣớc ngoài và tăng trƣởng.

Safia & Shabbir (2009) đã nghiên mối quan hệ giữa nợ nƣớc ngoài và tăng trƣởng,

tập trung vào nợ nƣớc ngoài và các dịch vụ nợ dẫn đến hiện tƣợng lấn át đầu tƣ ở 24 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1976 – 2003. Các biến đƣợc sử dụng bao gồm GDP, mức dự trữ quốc tế ròng, tỷ giá thực, mức độ lạm phát, độ mở của thƣơng mại, lãi suất cho vay, tín dụng trong nƣớc, mức độ đầu tƣ và thâm hụt tài chính. Nghiên cứu cho thấy một mối quan hệ nghịch chiều giữa nợ nƣớc ngoài và tốc độ tăng trƣởng GDP của các quốc gia đang phát triển. Mức lạm phát cao hơn không cản trở tăng trƣởng kinh tế, trong khi đầu tƣ góp phần làm tăng trƣởng GDP.

Tổng vốn đầu tƣ so với GDP cũng nhƣ đầu tƣ công và đầu tƣ tƣ nhân có mối quan hệ tích cực với tốc độ tăng trƣởng GDP, góp phần vào phát triển kinh tế.

Andrea F Presbitero (2010) đã tiến hành phân tích tác động của nợ lên tăng trƣởng

với 92 nƣớc đang phát triển trong giai đoạn 1990-2007, sử dụng dữ liệu bảng không chồng chéo 3 năm và phƣơng pháp ƣớc lƣợng GMM hệ thống. Kết quả ƣớc lƣợng đã cho thấy tác động tuyến tính tiêu cực của nợ công lên tăng trƣởng kinh tế ở các nƣớc này. Đồng thời, nghiên cứu cũng phát hiện mối quan hệ phi tuyến hình chữ U ngƣợc giữa nợ công và tăng trƣởng với mức ngƣỡng mà tại đó nợ cơng có tác động tiêu cực lên tăng trƣởng kinh tế là khoảng 27% GDP, thấp hơn nhiều so với nghiên cứu ở các nƣớc phát triển. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng nợ cơng chỉ có tác động lên tăng trƣởng ở những quốc gia có điều kiện thể chế mạnh và chính sách tốt, cịn với những quốc gia có thể chế yếu và chính sách yếu kém tốc độ tăng trƣởng sẽ bị chi phối bởi các yếu tố bất định vĩ mô hơn là do mức nợ công cao.

Vanlalramsanga (2012) tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm nhằm kiểm tra mối

quan hệ giữa nợ công và tăng trƣởng kinh tế tại bang Mizoram, Ấn Độ trong giai đoạn 1987-2010. Tác giả sử dụng Pair-wise Granger Causality để tìm ra mối quan hệ nhân quả giữa nợ công và tăng trƣởng kinh tế. Nghiên cứu tìm đƣợc một mối quan hệ tiêu cực, nghĩa là khi nợ cơng càng lớn thì tăng trƣởng kinh tế giảm. Kết quả phân tích sử dụng Pair-wise Granger Causality cho thấy khi kinh tế tăng trƣởng chậm thì nợ cơng sẽ tăng trong khi nợ công cao lại không phải là nguyên nhân dẫn đến kinh tế suy giảm.

Bên cạnh các nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ tác động tiêu cực của nợ, cũng có một số nghiên cứu thực nghiệm cho thấy tác động tích cực của nợ cơng đến tăng trƣởng kinh tế. Tiêu biểu là Singh (1999) sử dụng kỹ thuật đồng liên kết Johansen kiểm tra mối quan hệ dài hạn giữa nợ công, đầu tƣ và tăng trƣởng kinh tế của Ấn Độ. Kết quả tìm thấy nợ cơng có tác động tích cực đến tăng trƣởng kinh tế, hệ số nợ cơng trong phƣơng trình hồi quy có ý nghĩa thống kê. Các biến kiểm sốt trong phƣơng trình hồi quy nhƣ đầu tƣ, độ mở cửa của nền kinh tế, tăng trƣởng dân số cũng có

mối tƣơng quan dƣơng và có ý nghĩa thống kê với tăng trƣởng GDP. Singh kết luận rằng chính nợ cơng đƣợc sử dụng cho hoạt động đầu tƣ trong khu vực sản xuất giúp thúc đẩy tăng trƣởng GDP của nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu của Muhammad Ayyoub (2012) về nợ nƣớc ngoài và chi trả nợ tác động đến

nền kinh tế của Pakistan sử dụng phƣơng pháp OLS cho giai đoạn 1989-2010 đã tìm thấy tỷ lệ nợ nƣớc ngồi trên GDP có ý nghĩa và đóng góp tích cực đối với tăng trƣởng trong 2 thập kỷ qua.

Nhiều nghiên cứu gần đây cũng đã cho thấy mối quan hệ phi tuyến giữa nợ và tăng trƣởng. Chowdhury (2001) tiến hành nghiên cứu thực nghiệm về nợ công và tăng

trƣởng kinh tế tại các quốc gia đang phát triển từ 1982 đến 1999. Các quốc gia đƣợc chia làm hai nhóm nƣớc là nhóm nƣớc mắc nợ cao và nhóm nƣớc mắc nợ thấp. Kết quả tìm thấy các quốc gia thuộc cả hai nhóm nƣớc đều chịu tác động tiêu cực từ nợ công lên tăng trƣởng kinh tế. Trong đó, nhóm nƣớc mắc nợ cao đối mặt với tình trạng debt overhang, họ sẽ phải tiếp tục đối mặt với vấn đề sụt giảm kinh tế, tăng trƣởng chậm, nghèo đói, và lại tiếp tục vay nợ. Để giảm đƣợc khó khăn này các nƣớc mắc nợ cao cần phải đƣợc xóa nợ hoặc có các chƣơng trình cải cách, xử lý nợ thích hợp.

Pattilo (2002) khi phân tích cho 93 quốc gia đang phát triển giai đoạn 1969-1998

cũng đã tìm thấy một mối quan hệ phi tuyến ngƣợc chiều giữa hiện giá của nợ nƣớc ngồi và tăng trƣởng GDP bình qn đầu ngƣời dƣới dạng hình chữ U ngƣợc. Khi mức nợ nƣớc ngồi thấp, nó có tác động tích cực lên tăng trƣởng. Tuy nhiên, ở mức quy mô nợ vào khoảng 35-40% GDP, hoặc 160-170% giá trị xuất khẩu, nợ nƣớc ngồi lại có tác động xấu đến tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Kế đó, trong nghiên cứu

Pattilo (2004) tác giả lại tìm hiểu các kênh tác động của nợ nƣớc ngoài đến tăng

trƣởng. Bài nghiên cứu này chỉ ra rằng nợ tác động đến tăng trƣởng thơng qua cả tích lũy vốn và năng suất nhân tố tổng hợp (TFP)

Carmen M. Reinhart và Kenneth S. Rogoff (2010) phân tích tác động các mức độ nợ

xét một mẫu gồm 20 quốc gia tiên tiến và 24 quốc gia đang phát triển trong khoảng thời gian gần 200 năm (1790 - 2009). Thơng qua các phân tích thống kê tƣơng quan giữa lạm phát, sự gia tăng quy mô nợ công và tốc độ răng trƣởng kinh tế thực trong dài hạn đã tìm thấy kết quả cụ thể là dƣới ngƣỡng 90% GDP, nợ có ảnh hƣởng tich cực đến tăng trƣởng GDP dài hạn, khi vƣợt ngƣỡng 90% tác động này trở thành tiêu cực. Để kiểm tra ảnh hƣởng của nợ đối với tăng trƣởng trung và dài hạn, các nghiên cứu có xem xét vấn đề nợ cơng lớn có thể có ảnh hƣởng bất lợi trên tích lũy vốn cũng nhƣ năng suất, trong đó có khả năng tạo ra một tác động tiêu cực lên tăng trƣởng kinh tế. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy khơng có một mối tƣơng quan rõ ràng giữa lạm phát và nợ cơng ở nhóm nƣớc kinh tế phát triển, nhƣng ngƣợc lại với các nƣớc thị trƣờng mới nổi thì lạm phát tăng mạnh khi nợ công tăng.

Cristina Checherita và Philipp Rother (2010) đã tìm hiểu tác động của nợ chính

phủ lên tốc độ tăng trƣởng bình quân đầu ngƣời dựa trên số liệu của 12 nƣớc khu vực Châu Âu trong giai đoạn 1970-2011. Nghiên cứu cũng đã tìm ra mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trƣởng kinh tế. Kết quả cho thấy ngƣỡng mà tại đó nợ cơng có tác động xấu lên tốc độ tăng trƣởng là khoảng 90-100%, tƣơng đồng với kết quả của Reinhart và Rogoff (2010).

Manmohan Kumar và Jaejoon Woo (2010) nghiên cứu thực nghiệm về tác động của

nợ đến tăng trƣởng đối với các nền kinh tế phát triển và mới nổi trong giai đoạn 1970- 2007, và đƣa ra kết luận rằng có một số bằng chứng về mối quan hệ phi tuyến chỉ ra rằng mức độ nợ cao (trên 90% GDP) có ảnh hƣởng tiêu cực đến tăng trƣởng. Ảnh hƣởng tiêu cực này phần lớn phản ánh sự suy giảm trong tăng trƣởng năng suất lao động, chủ yếu là do đầu tƣ giảm và chứng khoán vốn tăng trƣởng chậm hơn. Trung bình, nợ ban đầu tăng 10% thì đầu tƣ giảm khoảng 0,4% GDP, và con số này cao hơn trong các nền kinh tế mới nổi.

Natia Kutivadze (2011) tiến hành nghiên cứu trên mẫu các nƣớc có thu nhập thấp,

trung bình và cao trong giai đoạn 1990-2007 để xem xét tác động của nợ công đến tăng trƣởng bằng cách kiểm sốt đối với mơi trƣờng thể chế. Phân tích cũng phân

biệt giữa tác động của nợ cơng nƣớc ngồi và nợ cơng trong nƣớc để xem xét tầm quan trọng của tài chính trong nƣớc so với tài chính bên ngồi. Nghiên cứu sử dụng bảng dữ liệu động và cả hai phƣơng pháp hồi quy là FEM và GMM hệ thống 2 bƣớc trên mơ hình tăng trƣởng Solow dạng bậc hai của nợ công, kết quả tìm thấy một mối quan hệ phi tuyến rõ ràng giữa tổng nợ công và tăng trƣởng trong tập con của các nƣớc trung bình và thu nhập thấp. Ngƣỡng nợ debt-overhang của nhóm các nƣớc thu nhập trung bình khoảng 80% và của nhóm các nƣớc thu nhập thấp khoảng 70%. Mối quan hệ này chủ yếu là do mối quan hệ phi tuyến tính tồn tại giữa nợ cơng nƣớc ngồi và tăng trƣởng, chứ không phải bởi thành phần nợ trong nƣớc. Trong một tập hợp các nƣớc có thu nhập cao, bài nghiên cứu trên khơng tìm thấy bất kỳ một mối quan hệ có ý nghĩa giữa nợ cơng và tăng trƣởng

Hemantha Kumara, N.S.Cooray (2013) với nghiên cứu cho Sri Lanka trong giai

đoạn 1960-2010 đã tìm thấy mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trƣởng GDP bình quân đầu ngƣời. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu hàng năm và dữ liệu trung bình 2 năm khơng lặp để nắm bắt dao động trong ngắn hạn và tiến hành hồi quy. Đồng thời, để kiểm soát hiện tƣợng nội sinh, nghiên cứu cũng tiến hành hồi quy mơ hình với các biến cơng cụ là các biến trễ của tỷ lệ nợ công trên GDP và các biến kiểm soát khác. Bằng phƣơng pháp hồi quy OLS và việc tìm ngƣỡng nợ theo phƣơng pháp tốn tìm nghiệm của phƣơng trình bậc 2 thơng qua đạo hàm bậc 1, nghiên cứu đã chỉ tìm ra ngƣỡng nợ cơng cho Sri Lanka là 59,42% GDP phù hợp với mục tiêu ngƣỡng mà Ngân hàng Trung ƣơng đất nƣớc này hƣớng đến. Vƣợt qua ngƣỡng này, nợ công sẽ tác động tiêu cực đến trƣởng tăng trƣởng.

Bên cạnh các nghiên cứu nƣớc ngoài, một số nghiên cứu thực nghiệm cũng đã đƣợc tiến hành nhằm kiểm tra mối quan hệ giữa nợ công và tăng trƣởng ở Việt Nam. Tiêu biểu là nghiên cứu của Sử Đình Thành (2012) với dữ liệu nợ của Việt Nam giai

đoạn 1990-2010. Nghiên cứu sử dụng ƣớc lƣợng OLS để kiểm định hiệu ứng ngƣỡng, các biến đƣợc đƣa thêm vào mơ hình bao gồm độ mở thƣơng mại và lạm phát. Kết quả ƣớc lƣợng cho kết quả ngƣỡng nợ công của Việt Nam là 75,8% GDP.

Có thể thấy các kết quả thực nghiệm đƣa ra nhiều kết quả khác nhau khi xem xét mối quan hệ giữa nợ công với tăng trƣởng kinh tế. Khi xem xét mối quan hệ tuyến tính giữa nợ cơng và tăng trƣởng kinh tế, các nghiên cứu thực nghiệm có vẻ đã đứng về phía các nhà kinh tế Tân cổ điển khi hầu hết đều cho thấy nợ cơng có ảnh hƣởng tiêu cực đến tăng trƣởng kinh tế hơn là tích cực. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu gần đây cũng đã cho thấy một mối quan hệ phi tuyến giữa nợ công và tăng trƣởng, chứng minh sự tồn tại của lý thuyết Debt Overhang của Kruman trong thực tế và việc cần thiết phải đi tìm một ngƣỡng nợ cho quốc gia. Các nghiên cứu thực nghiệm ở trên cũng đóng góp nhiều kinh nghiệm thực tế khi xây dựng một mơ hình kinh tế nhằm tìm hiểu mối quan hệ giữa nợ cơng với tăng trƣởng trong một khung phân tích có thể bao gồm nhiều yếu tố vĩ mơ khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính bền vững của nợ công và mối quan hệ giữa nợ với tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)