Đo lƣờng biến và nguồn số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính bền vững của nợ công và mối quan hệ giữa nợ với tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 71 - 73)

CHƢƠNG 3 : ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA NỢ

4.3. Dữ liệu

4.3.1. Đo lƣờng biến và nguồn số liệu

Giai đoạn nghiên cứu là dữ liệu hàng năm trong giai đoạn 1990-2015. Mơ hình nghiên cứu bao gồm 9 biến số chính và 1 biến giả biểu thị giai đoạn khủng hoảng. Sự lựa chọn các biến dựa trên các lý thuyết về tăng trƣởng và các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây nhƣ đã đề cập ở phần trên của bài nghiên cứu.

Phần lớn các dữ liệu về các yếu tố vĩ mô của Việt Nam sử dụng trong mơ hình đƣợc lấy trực tiếp từ bộ dữ liệu World Economic Outlook (WEO) của IMF, bao gồm tỷ lệ tăng trƣởng GDP hàng năm, tỷ lệ lạm phát, số ngƣời trong lực lƣợng lao động, tỷ lệ đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên GDP. Trong đó, số liệu lạm phát của Việt Nam sử

dụng trong nghiên cứu này đƣợc đo lƣờng dựa trên chỉ số giảm phát GDP (chứ không phải chỉ số giá tiêu dùng CPI). Tỷ lệ hỗ trợ phát triển chính thức ODA trên GDP đƣợc đại diện bằng tỷ lệ ODA trên GNI lấy trực tiếp từ WEO.

Dữ liệu về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ đƣợc lấy trực tiếp từ bộ dữ liệu World Development Indicators (WDI) của World Bank. Kim ngạch xuất khẩu tính bằng USD giá cơ sở 2010.

Tỷ lệ đầu tƣ tƣ nhân và tỷ lệ đầu tƣ chính phủ trên GDP đƣợc tính tốn dựa trên các số liệu từ tổng cục thống kê (GSO). Các số liệu về đầu tƣ tƣ nhân, đầu tƣ chính phủ và GDP đƣợc lấy từ tổng cục thống kê sau đó đƣợc tác giả tính toán cho ra các tỷ lệ biểu thị cho biến số. Các số liệu về đầu tƣ tƣ nhân, đầu tƣ chính phủ và GDP từ năm 1990-2012 lấy theo giá cơ sở 1994, từ năm 2013-2015 lấy theo giá của 2010. Tuy nhiên việc lựa chọn năm cơ sở khác nhau khơng ảnh hƣởng tới tính chính xác của các tỷ lệ đầu tƣ tƣ nhân và tỷ lệ đầu tƣ chính phủ trên GDP đã đƣợc tính tốn.

Bảng 4.2: Nguồn dữ liệu cho các biến

Biến Mô tả Nguồn dữ liệu

Tốc độ tăng trƣởng GDP hàng năm (% Trực tiếp từ WEO (IMF)

Tỷ lệ lạm phát (%) Trực tiếp từ WEO (IMF)

Tỷ lệ nợ công trên GDP (%) Đại diện bởi nợ nƣớc ngoài trên GNI.

Lấy trực tiếp từ WEO (IMF)

Logarit tự nhiên kim ngạch xuất khẩu Tác giả tính tốn từ WDI (WB)

Logarit tự nhiên lực lƣợng lao động Tác giả tính tốn từ WEO (IMF)

Đầu tƣ tƣ nhân trên GDP (%) Tác giả tính tốn từ GSO

Đầu tƣ chính phủ trên GDP (%) Tác giả tính tốn từ GSO

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên GDP (%) Trực tiếp từ WEO (IMF)

Hỗ trợ phát triển chính thức trên GDP (%) Đại diện bởi ODA trên GNI.

Lấy trực tiếp từ WEO (IMF)

Riêng số liệu nợ cơng Việt Nam theo cơng bố chính thức của IMF chỉ có trong giai đoạn 2000-2015. Số liệu về nợ công của Việt Nam theo công bố trong Historical Public Debt Database (2012) bao gồm số liệu trong những năm 1992-1999, tuy nhiên số liệu này đƣợc tính dựa trên GDP ngang giá sức mua do đó có chênh lệch và có xu hƣớng đánh giá thấp mức nợ cơng so với số liệu chính thức của IMF. Do đó, trong nghiên cứu này các số liệu về nợ công Việt Nam trong giai đoạn 1990-2015 sẽ

đƣợc đại diện thơng qua chỉ số quy mơ nợ nƣớc ngồi trên GNI của Việt Nam đƣợc công bố trong bộ dữ liệu WEO của IMF. Trong giai đoạn này nợ công của Việt Nam chủ yếu là nợ nƣớc ngoài và đƣợc tài trợ chủ yếu thông qua nguồn vốn ODA từ các tổ chức và quốc gia trên thế giới. Tuy vậy, ở Việt Nam quy mô GNI thƣờng nhỏ hơn so với quy mô GDP nên sử dụng quy mơ nợ nƣớc ngồi theo GNI có xu hƣớng đánh giá cao quy mô nợ cơng nƣớc ngồi, nhƣng khi xét đến các khoản nợ cơng trong nƣớc thì chỉ số này sẽ phản ánh gần đúng quy mô tổng nợ công của Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tính bền vững của nợ công và mối quan hệ giữa nợ với tăng trưởng kinh tế tại việt nam (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)