4.2. Đánh giá các nguồn vốn sinh kế của HGĐ tại khu vực nghiên cứu
4.2.4. Nguồn vốn vật chất
Nguồn vốn vật chất là một trong 5 loại tài sản sinh kế, mà thông qua nó chúng ta có thể đánh giá được điều kiện sinh sống thực tế của người dân như thế nào, có đầy đủ hay thiếu thốn có vất vả hay thoải mái.
Về nhà cửa và tài sản phục vụ sinh hoạt: Theo số liệu điều tra cho thấy, cơ
sở vật chất của các HGĐ trước và sau khi thu hồi đất có sự thay đổi đáng kể11. Diện tích đất nhà ở bình quân của 1 HGĐ trước khi thu hồi đất là 338,91m2, trong đó: Hộ có diện tích đất nhà ở lớn nhất là 1000m2, hộ có diện tích đất nhà ở nhỏ nhất là 32m2. Sau khi các HGĐ nhận được tiền BT, có 3/50 hộ đã đầu tư mua thêm đất ở, do đó diện tích đất nhà ở sau khi thu hồi đất có thay đổi, với diện tích bình qn của 1 HGĐ là 368,14m2, trong đó: Hộ có diện tích đất nhà ở lớn nhất là 1700m2, hộ có diện tích đất nhà ở nhỏ nhất là 32m2. Bên cạnh đó, theo ghi nhận từ số liệu điều tra cho thấy, chỉ có 01/50 HGĐ bị thu hồi đất ở, từ 300m2 giảm xuống còn 150m2.
Qua khảo sát thực tế tình trạng nhà ở và tài sản phục vụ sinh hoạt và sản xuất của các HGĐ cho thấy, hiện nay có trên 70% HGĐ có nhà ở dạng kiên cố, rất khang trang và thống mát, số cịn lại cũng thuộc loại bán kiên cố, khơng có nhà nào bằng lá. Tài sản vật chất trong gia đình cũng rất đầy đủ và tiện nghi, 100% HGĐ được khảo sát đều có tivi, đầu đĩa, điện thoại và xe gắn máy, thậm chí có 19/50 HGĐ có từ 2-3 xe gắn máy. Tài sản phục vụ sản xuất cũng được các HGĐ đầu tư mua sắm thêm như: Máy bơm nước có 11 hộ, bình phun thuốc
45
sâu có 15 hộ. Trong khi trước đây, chỉ có khoảng 14 hộ là có xe gắn máy, 8 hộ là có tủ lạnh, 30 hộ là có tivi đầu đĩa, 9 hộ là có máy bơm nước và 7 hộ là có bình phun thuốc sâu.
Kết hợp với số liệu thu thập từ kết quả điều tra, cũng ghi nhận được, có đến 38/50 HGĐ đã sử dụng tiền BT để đầu tư xây dựng, sửa chữa nhà ở và có 48/50 HGĐ sử dụng tiền BT để mua sắm thêm những đồ dùng cần thiết phục vụ sinh hoạt và sản xuất trong gia đình như: xe gắn máy, tủ lạnh, tivi đầu đĩa, bình phun thuốc sâu,v.v. Điều này cho thấy, cuộc sống của các HGĐ nơi đây đa số là khá giả và đầy đủ hơn so với trước.
Hộp 6. Thực trạng nhà ở của HGĐ trước và sau thu hồi đất
Nguồn: Tác giả ghi nhận từ kết quả phỏng vấn
Qua thực tế cho thấy, mức sống của các HGĐ trước và sau khi thu hồi đất là thực sự có thay đổi, về nhà cửa, tài sản phục vụ sinh hoạt tăng lên đáng kể, cuộc sống hiện tại tương đối đầy đủ, có thể nói là khá giả và giàu có hơn. Đây cũng là điểm đáng mừng khi người dân biết sử dụng số tiền BT đúng mục đích, cuộc sống có thể nói là được cải thiện hơn.
Ơng Phạm Văn Mừng, ấp Thạnh Bình, vui mừng cho biết: “Gia đình
tơi cũng sử dụng tiền BT để mua thêm đất thổ cư và đất nơng nghiệp, diện
tích đất ở của tơi trước đây là 500m2, hiện nay là 1.000m2. Ngồi ra, tơi đã
sử dụng tiền BT để sửa chữa và xây dựng lại nhà cửa rộng rãi, thoáng mát hơn rất nhiều so với trước. Bên cạnh đó, tơi cịn mua thêm xe gắn máy, tủ lạnh và một số đồ dùng khác trong gia đình”.
Theo ơng Nguyễn Tấn Quang, ngụ ấp Hòa Lộc, cũng rất vui vẽ cho biết: “Từ khi nhận được tiền BT, gia đình tơi có một số vốn khá lớn, tơi đã
đầu tư cất rộng nhà cửa, nên nhà tôi bây giờ khang trang và rộng rãi hơn trước, tơi cịn mua thêm 2 chiếc xe cho con tôi và mua thêm 1 cái tivi và 1 tủ lạnh để nhà cửa có đầy đủ đồ để xài”.
46
Về CSHT của địa phương: Qua đánh giá về sự cảm nhận của người dân về
sự thay đổi CSHT cho thấy, có 39 HGĐ tương đương với tỷ lệ 78% HGĐ cho rằng: CSHT trong xã có sự thay đổi rất nhanh kể từ sau khi hình thành KCN, đáng chú ý là hệ thống điện, thông tin liên lạc và đường giao thông được Nhà nước quan tâm đầu tư một cách nhanh chóng và tương đối đồng bộ12. 100% HGĐ đều có điện, nước sạch để sử dụng.
Hình 10. Thực trạng về CSHT qua cảm nhận HGĐ 39 hộ 11 hộ 0 10 20 30 40
Tốt hơn Không đổi Thực trạng CSHT
Số hộ
Nguồn: Thống kê số liệu điều tra
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có một số ý kiến khác cho rằng việc đầu tư hệ thống đường giao thơng, tuy có nhanh và thuận lợi cho địa phương, nhưng chất lượng chưa đạt yêu cầu, một số trục đường chính như tuyến tránh thành phố Rạch Giá mau xuống cấp, nhiều đọan bị hư hỏng nặng, nhưng chậm được cải tạo, hệ thống điện đường chưa đồng bộ, nhất là khu vực trước cổng KCN, chậm đầu tư hệ thống điện, từ đó làm cho khu vực này đơi lúc khơng được an tồn khi cơng nhân tăng ca.
47
Hình 11. Khu vực cổng KCN mới vừa đầu tư hệ thống điện cuối 2016
Nguồn: Tác giả tự chụp tại KCN Thạnh Lộc