Kết quả đạt được của thủ tục hải quan điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp đối với thủ tục hải quan điện tử, nghiên cứu trường hợp cục hải quan bình dương (Trang 46)

1.1.1 .Khu vực công

2.2 Tình hình cung cấp dịch vụ hải quan điện tử của Cục Hải quan Bình Dương

2.2.4 Kết quả đạt được của thủ tục hải quan điện tử

Từ cuối năm 2009, Cục HQBD đã tập trung xây dựng kế hoạch chi tiết và lộ trình triển khai thủ tục hải quan điện tử. Ngày 16/11/2009 Cục HQBD đã tiền hành thí điểm thủ tục hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan quản lý hàng XNK ngồi khu cơng nghiệp. Sau khi sơ kết đánh giá việc thí điểm thủ tục hải quan điện tử, Cục HQBD đã triển khai mở rộng thủ tục hải quan điện tử đến tất cả các chi cục trực thuộc từ ngày 05/4/2010. Kết quả triển khai thủ tục hải quan điện tử xem phụ lục 2

Mơ hình thủ tục hải quan mới này đã mang lại một số kết quả bước đầu như: Tạo chuyển biến và thay đổi cơ bản nhận thức của đội ngũ CBCC hải quan về vai trò của thủ tục hải quan điện tử trong tiến trình cải cách, phát triển và hiện đại hóa

hải quan và tạo sự đồng thuận cao từ các cấp lãnh đạo đến CBCC thừa hành. Từ đó nâng cao tinh thần, tác phong, lề lối làm việc của cán bộ công chức, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khối lượng công việc gia tăng.

Việc khai báo, tiếp nhận và xử lý thông tin khai hải quan, ra quyết định và phản hồi thông tin giữa hải quan và doanh nghiệp được thông qua hệ thống xử lý dữ liệu hải quan điện tử, giảm thiểu sự tiếp xúc giữa công chức hải quan và nhân viên doanh nghiệp, các thông tin trao đổi giữa hải quan và doanh nghiệp được công khai, minh bạch, rõ ràng, nhanh chóng, hạn chế tối đa sự phiền hà, nhũng nhiễu doanh nghiệp trong giải quyết thủ tục. Giảm số lượng chứng từ giấy phải nộp cho cơ quan hải quan: Đối với hồ sơ luồng xanh và luồng vàng kiểm tra chứng từ điện tử tờ khai điện tử được lưu trên hệ thống, doanh nghiệp không phải nộp bản giấy cho cơ quan hải quan. Kể cả đối với hồ sơ luồng vàng kiểm tra chứng từ, doanh nghiệp cũng chỉ nộp những chứng từ theo yêu cầu của cơ quan hải quan qua hệ thống khai báo.

Hệ thống hoạt động liên tục 24/24 và 7 ngày trong tuần tạo sự chủ động cho doanh nghiệp trong việc khai thủ tục hải quan, giảm thời gian thơng quan hàng hóa so với thủ tục khai báo từ xa từ khoảng 1 giờ 30 phút xuống còn 5-15 phút đối với luồng xanh và 30 phút đối với luồng vàng, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho doanh nghiệp [6].

Thủ tục chuyển cửa khẩu được thực hiện trên hệ thống kết nối giữa hải quan ngoài cửa khẩu và hải quan cửa khẩu làm giảm thủ tục hành chính, giảm thới gian làm thủ tục, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp đồng thời đảm bảo công tác kiểm tra, giám sát được chặt chẽ hơn, ngăn chặn hồ sơ hải quan giả mạo.

Để đạt được kết quả trên, Cục Hải quan Bình Dương đã triển khai đồng bộ nhiều mặt công tác. Trong đó, Cục Hải quan Bình Dương đã tập trung hồn thiện cơng tác tổ chức bộ máy chỉ đạo điều hành và xây dựng kế hoạch cho từng giai đoạn. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn, đào tạo cho CBCC và DN được đặc biệt quan tâm. Bên

cạnh đó, Cục Hải quan Bình Dương cũng đã chú trọng đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng CNTT, cũng như xây dựng cập nhật cơ sở dữ liệu cho công tác quản lý rủi ro.

2.2.5 Những tồn tại hạn chế của thủ tục hải quan điện tử

Ngoài những kết quả đạt được thủ tục hải quan điện tử cũng còn một số hạn chế như sau:

Hệ thống khai báo HQĐT:

Hệ thống công nghệ thơng tin đầu tư theo mơ hình thơng quan phân tán ở cấp Chi cục, tính tích hợp và tự động hóa chưa cao, hệ thống mạng máy chủ và thiệt bị phụ trợ (tủ UPS, hệ thống lạnh, chống sét…) đầu tư nhiều, dàn trải, chưa đồng bộ, hoạt động đơi lúc cịn chưa ổn định.

Chương trình phần mềm khai báo của DN và xử lý dữ liệu của hải quan do Tổng cục Hải quan thuê doanh nghiệp viết, do không sâu sát với chuyên môn nghiệp vụ, phạm vi quản lý của cơ quan hải quan khá rộng và phát sinh nhiều vấn đề phức tạp khi giải quyết thủ tục, nên chương trình chưa hồn thiện, mức độ xử lý tự động thấp các khâu trong quá trình ra quyết định thơng quan, vẫn cần có sự tham gia của cơng chức hải quan vào việc kiểm tra chính sách mặt hàng, phân luồng, tính thuế, hồn thuế… chương trình cịn phát sinh nhiều lỗi phải cập nhật khắc phục thường xuyên.

Mặc dù HQBD đã thuê ba đường truyền của ba đơn vị cung cấp khác nhau nhưng vẫn cịn xảy ra tình trạng nghẽn mạng, doanh nghiệp khơng khai báo được, kéo dài thời gian khai báo. Một số DN phải chờ hết giờ hành chính để truyền tờ khai điện tử tránh giờ cao điểm dễ bị tắc nghẽn, điều này chưa tạo sự thuận lợi cho DN trong khai báo.Nguyên nhân một phần là do một số doanh nghiệp chưa quan tâm đầu tư cho việc khai báo HQĐT nên thuê bao đường truyền có tốc độ thấp, một phần do đường truyền của nhà cung cấp gặp trục trặc.

Mức độ tin cậy và khả năng đáp ứng của công chức hải quan: Để chuẩn bị

triển khai thủ tục HQĐT, Cục HQBD đã quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực công tác cho CBCC, chú trọng đến công tác rèn luyện phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp. Qua đó đã nâng cao năng lực phục vụ, ý thức trách nhiệm của công chức hải quan trong thực hiện nhiệm vụ. Nhưng đến nay vẫn cịn tồn tại tình trạng thơng tin phản hồi của cơng chức hải quan cho DN đơi khi cịn chưa chính xác gây khó khăn cho DN, ngồi giờ hành chính một số cơng chức còn chưa sẵn sàng phục vụ, một số ít cơng chức cịn gây phiền hà, nhũng nhiễu DN để tư lợi cá nhân. Tuy tình trạng này xẩy ra khơng nhiều nhưng cần được các cấp lãnh đạo quan tâm khắc phục, loại bỏ triệt để, nhằm xây dựng lực lượng hải quan trong sạch vững mạnh.

An toàn, bảo mật của HQĐT: Thực hiện thủ tục HQĐT dữ liệu của DN được

lưu trữ an toàn, dễ dàng tra cứu số liệu để phục vụ công tác quản lý, số liệu được phân quyền chặt chẽ khơng phải ai cũng khai thác được, tính bảo mật cao. Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp sử dụng tài khoản và mật khẩu để đăng nhập hệ thống khai báo nên tính pháp lý cho các giao dịch chưa cao, chưa đảm bảo tính định danh, tính chống chối bỏ của các giao dịch.

Đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp: Mặc dù hiện giờ thủ tục hải quan đã đem lại

nhiều lợi ích kinh tế cho các bên tham gia nhưng mức độ điện tử hoá chưa đáp ứng được như dự kiến ban đầu. Hiện nay mới điện tử hoá được các chứng từ thuộc quản lý của cơ quan Hải quan, còn những chứng từ thuộc sự quản lý của các ngành khác như giấy phép của các Bộ, ngành, giấy chứng nhận xuất xứ nhập khẩu, giấy nộp tiền vào Kho bạc (chứng từ nộp thuế); giấy đăng ký kiểm tra chất lượng (kiểm dịch động thực vật, an tồn vệ sinh thực phẩm)… vẫn chưa điện tử hố được. Hệ quả là hồ sơ điện tử mới điện tử hố được một phần, cịn chưa rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục, thủ tục hải quan điện tử chưa thể hiện được đúng bản chất.

Hệ thống giám sát hàng hóa chuyển cửa khẩu được Tổng cục Hải quan triển khai nhưng q trình thực hiện cịn khó khăn do hệ thống mạng chưa được kết nối đến tất cả các cửa khẩu, một số đơn vị cửa khẩu triển khai chưa đồng bộ. Do vậy, hiện nay một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương vẫn thực hiện xác nhận thông quan lên tờ khai điện tử in tại Chi cục hải quan ngoài cửa khẩu trước khi đến cửa khẩu để xuất hàng, nhận hàng, doanh nghiệp tốn thời gian, chi phí đi lại, đã tạo ra tâm lý thủ tục hải quan điện tử không khác biệt so với thủ tục khai báo từ xa.

Cải tiến phƣơng thức quản lý: Thực hiện tuyên ngôn phục vụ khách hàng, áp

dụng quản lý rủi ro, hệ thống quản lý chất lượng ISO thực hiện công khai, minh bạch quy trình, thời gian giải quyết thủ tục hải quan đã nhận được sự đánh giá cao của cộng đồng DN. Tuy nhiên, Cục HQBD chưa gắn kết hệ thống quản lý chất lượng ISO vào quy trình thủ tục HQĐT để nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ DN như phải kiểm sốt được cơng chức phản hồi cho DN có chính xác, kịp thời khơng, yêu cầu của công chức hải quan hợp lý khơng, chưa quy định hình thức xử lý gì nếu cơng chức hải quan thực hiện chưa đúng. Trang thiết bị máy móc, dụng cụ hỗ trợ kiểm tra hàng hố còn lạc hậu và thiếu thốn chưa cải tiến được thời gian thơng quan hàng hóa đối với các lơ hàng phải kiểm tra thực tế.

2.2.6 Nhận xét

Sự phát triển của thủ tục HQĐT là thực tế khách quan trong xu thế hội nhập nhằm cải cách hiện đại hóa hải quan phù hợp với các chuẩn mực hải quan thế giới và khu vực, đồng thời phù hợp với việc cải cách nền hành chính quốc gia và định hướng phát triển của đất nước.

Hải quan đóng vai trị quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại hợp pháp. Khi hàng hóa được dịch chuyển qua biên giới, chủ hàng phải cung cấp, xuất trình thơng tin, tài liệu, hàng hóa có thể bị kiểm tra thực tế. Điều này làm phát sinh các chi phí hành chính đối với giao dịch thương mại, thủ tục hải quan

điện tử được thực hiện với mục đích là giữ các chi phí này ở mức thấp nhất và thủ tục phù hợp với thơng lệ quốc tế. Chính vì vậy thủ tục HQĐT được xác định giữ vai trò quan trọng nhất trong các biện pháp tạo thuận lợi thương mại như đảm bảo tuân thủ các quy tắc thương mại quốc tế, giảm tiếp xúc trực tiếp giữa cán bộ hải quan và DN, đảm bảo dễ dàng cho DN tiếp cận, sử dụng dịch vụ công do hải quan cung cấp, giảm thiểu các loại chứng từ, tài liệu và các thủ tục không cần thiết…

Thủ tục HQĐT giúp cơ quan hải quan và DN được nhiều lợi ích như: thủ tục đơn giản, thông quan hàng hố nhanh chóng, tiết kiệm thời gian chi phí, tiết kiệm nhân lực, giúp cơ quan hải quan nâng cao năng lực quản lý. Thực hiện thủ tục HQĐT với phong cách làm việc hiên đại, văn minh lịch sự, xây dựng tính liêm chính và chuyên nghiệp cho cơng chức hải quan, thay đổi hình ảnh cơ quan quản lý nhà nước thành cơ quan phục vụ góp phần cải thiện hình ảnh của ngành hải quan đối với DN và cộng đồng xã hội.

Mặc dù còn những hạn chế nhất định trong quá trình thực hiện nhưng bước đầu thủ tục HQĐT đã đạt được những kết quả khả quan, được cộng đồng doanh nghiệp thực hiện đánh giá cao, ủng hộ, đó là tiền đề và là động lực quan trọng để thực hiện triển khai mở rộng thủ tục HQĐT trong thời gian tới.

Tóm tắt

Chương này đã nêu khái quát lịch sử hình thành, kết quả một số mặt hoạt động của Cục Hải quan Bình Dương; nêu sơ lược các bước trong quy trình thủ tục hải quan điện tử; kết quả đạt được và các tồn tại hạn chế của thủ tục HQĐT tại cục Hải quan Bình Dương.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu

Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Nghiên cứu định tính

- Thảo luận nhóm - Thảo luận tay đôi - Phỏng vấn thử

Thang đo chính thức

Cronbach Alpha

- Loại các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ - Kiểm tra hệ số alpha

Nghiên cứu chính thức:

Định lượng n=236

Phân tích nhân tố khám phá EFA

- Loại các biến có trọng số EFA nhỏ - Kiểm tra các yếu tố trích được - Kiểm tra phương sai trích được

Thang đo hồn chỉnh

Phân tích hồi quy

Kiểm định sự phù hợp của mơ hình.Đánh giá mức độ quan trọng của các nhân tố

3.1.1 Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính được thực hiện với kỹ thuật thảo luận nhóm, thảo luận tay đơi và phỏng vấn trực tiếp nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của DN đối với thủ tục HQĐT tại Cục Hải quan Bình Dương.

Thảo luận nhóm được tiến hành với một nhóm khoảng 10 người là các thành viên Phịng Giám sát quản lý, cơng chức trực tiếp giải quyết thủ tục HQĐT ở các Chi cục trực thuộc Cục, công chức Trung tâm dữ liệu trực tiếp quản lý hệ thống khai báo HQĐT để thu thập dữ liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và các biến quan sát cho từng yếu tố đó.

Thực hiện thảo luận tay đôi với một số nhân viên trực tiếp thực hiện khai báo HQĐT của DN trên cơ sở gợi ý năm thành phần chất lượng dịch vụ trong mơ hình SERVQUAL, các nhân tố trong thang đo chất lượng dịch vụ của chính phủ điện tử của nhóm tác giả Mohammed Ateeq Alanezi, Ahmed Kamil, Shuib Basri [22] và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của DN đối với thủ tục HQĐT thu thập được từ thảo luận nhóm. Từ đó, chọn ra các biến quan sát được nhiều DN quan tâm và cho là quan trọng.

Kết quả thảo luận được tổng hợp lại, sau đó tham khảo ý kiến các chuyên gia và một số cán bộ lãnh đạo có kinh nghiệm trong ngành thông qua việc phỏng vấn thử để xây dựng nên một thang đo hồn chỉnh về sự hài lịng của DN đối với dịch vụ HQĐT.

Thang đo chính thức cho nghiên cứu về sự hài lòng của DN đối với thủ tục HQĐT tại Cục Hải quan Bình Dương là 28 biến quan sát. Trong đó 25 biến quan sát để đo lường 6 thành phần chất lượng dịch vụ và 3 biến quan sát đo lường mức độ hài lòng:

- Chất lượng dịch vụ gồm sáu thành phần:

+ Hệ thống khai báo HQĐT đo lường bằng 4 biến quan sát + Mức độ tin cậy đo lường bằng 3 biến quan sát

+ Khả năng đáp ứng đo lường bằng 5 biến quan sát + Mức độ an toàn đo lường bằng 5 biến quan sát + Hiểu nhu cầu DN đo lường bằng 3 biến quan sát

+ Cải tiến phương thức quản lý đo lường bằng 5 biến quan sát - Mức độ hài lòng đo lường bằng 3 biến quan sát.

Thang đo 6 thành phần chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của DN dựa trên thang đo Likert cấp độ 5.

Bảng câu hỏi được thiết kế gồm ba phần như sau: Phần I: Các thông tin chung nhằm phân loại DN.

Phần II: Các câu hỏi đánh giá mức độ hài lòng của DN đối với thủ tục HQĐT Phần III: Một số ý kiến khác nếu có

Để đảm bảo kết quả thu được mang tính khách quan và do tính chất nhạy cảm của đề tài nghiên cứu có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của DN nên bảng câu hỏi không thiết kế phần thông tin của người được khảo sát.

Bảng câu hỏi sau khi được thiết kế xong, được dùng để khảo sát thử 15 người để kiểm tra mức độ rõ ràng của câu hỏi. Sau khi điều chỉnh, bảng câu hỏi chính thức (xem phụ lục 4) được gửi đi khảo sát.

3.1.2 Nghiên cứu định lượng

Thông tin khảo sát được thu thập thơng qua các hình thức phát bảng câu hỏi tại Hội nghị đối thoại DN, phát tại các Chi cục Hải quan trực thuộc khi DN đến liên hệ công tác.

Phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy bội.

Kích thước mẫu có liên quan trực tiếp đến độ tin cậy của các tham số thống kê. Mỗi phương pháp phân tích thống kê địi hỏi kích thước mẫu khác nhau [15]. Theo Hair và các cộng sự, để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ liệu với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của doanh nghiệp đối với thủ tục hải quan điện tử, nghiên cứu trường hợp cục hải quan bình dương (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)