Thảo luận kết quả hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế ba mô hình nuôi tôm vùng ảnh hưởng mặn tại huyện u minh thượng, tỉnh kiên giang (Trang 66 - 68)

Chương 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4.2.Thảo luận kết quả hồi quy

Từ bảng 4.28 và phương trình hồi quy 4.3 ta thấy:

Tuổi của chủ hộ (X1): Có hệ số hồi quy là + 0,205, phù hợp với kỳ vọng về dấu nhưng khơng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Do đó, tuổi của chủ hộ ảnh hưởng khơng có ý nghĩa đến lợi nhuận ni tơm.

Học vấn của chủ hộ (X2): Có hệ số hồi quy là + 0,248, phù hợp với kỳ vọng về dấu nhưng khơng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Trong nghiên cứu này, trung bình của các hộ ni tơm là 6,88 năm (tương đương lớp 7), trình độ học vấn trung bình thấp nên học vấn ảnh hưởng khơng có ý nghĩa đến lợi nhuận ni tơm.

Số vụ đã thả ni (X3): Có hệ số hồi quy là -0,736, ngược với kỳ vọng về dấu và khơng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Do đó, số vụ thả ni ảnh hưởng khơng có ý nghĩa đến lợi nhuận nuôi tôm.

Quy mô hộ (X4): Có hệ số hồi quy là +1,146, ngược với kỳ vọng về dấu nhưng khơng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Do đó, số vụ thả ni ảnh hưởng khơng có ý nghĩa đến lợi nhuận ni tơm.

Diện tích đất sản xuất (X5): Có hệ số hồi quy là + 32,816, phù hợp với kỳ vọng về dấu và có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%, cho thấy diện tích đất sản xuất có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, nếu diện tích đất canh tác tăng thêm 1 ha thì lợi nhuận của hộ nuôi tôm sẽ tăng thêm 32,816 triệu đồng. Kết quả này phù hợp lý thuyết kinh tế quy mô là lợi nhuận sẽ tăng theo quy mô; Đồng thời, phù hợp với thực tế, trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu nên lợi nhuận sẽ tương quan thuận với diện tích đất canh tác.

Loại đất (X6): Là biến giả, nhận giá trị 1 nếu đất tốt và 0 nếu đất không tốt. Hệ số hồi quy là +21,259, phù hợp với kỳ vọng về dấu và có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%, cho thấy loại đất sản xuất có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, nếu canh tác trên đất tốt thì lợi nhuận của hộ nuôi tôm sẽ

tăng thêm +21,259 triệu đồng. Kết quả này phù hợp thực tế khi sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào chất lượng đất, đất càng tốt thì càng thuận lợi cho việc canh tác, dẫn đến năng suất cao hơn và lợi nhuận cũng cao hơn.

Giao thông (X7): Là biến giả, nhận giá trị 1 nếu điều kiện giao thông thuận lợi và 0 nếu không thuận lợi. Hệ số hồi quy là +3,498, phù hợp với kỳ vọng về dấu và có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%, cho thấy giao thơng có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu điều kiện giao thông thuận lợi thì lợi nhuận của hộ ni tơm sẽ tăng thêm +3,498 triệu đồng. Kết quả này phù hợp thực tế, ở những vùng giao thơng thuận lợi thì việc tiếp cận với thông tin tốt hơn, chi phí vận chuyển thấp hơn sẽ giúp cho người nông dân thu được lợi nhuận cao hơn.

Tham gia tổ chức chính trị xã hội (X8): Biến giả, nhận giá trị 1 nếu có tham gia, ngược lại nhận giá trị 0, có hệ số hồi quy là +4,547, phù hợp với kỳ vọng về dấu nhưng khơng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Do đó, tham gia tổ chức chính trị xã hội của chủ hộ ảnh hưởng khơng có ý nghĩa đến lợi nhuận nuôi tôm.

Ứng dụng kỹ thuật (X9): Là biến giả, nhận giá trị 1 nếu có ứng dụng kỹ thuật và 0 nếu không ứng dụng. Hệ số hồi quy là +9,136, phù hợp với kỳ vọng về dấu và có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%, cho thấy ứng dụng kỹ thuật có quan hệ cùng chiều với lợi nhuận. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, nếu có ứng dụng kỹ thuật thì lợi nhuận của hộ ni tơm sẽ tăng thêm +9,136 triệu đồng. Kết quả này phù hợp thực tế, nuôi tôm, đặc biệt ở mơ hình tơm thâm canh thì yếu tố kỹ thuật được xem là rất quan trọng (Phịng Nơng nghiệp huyện U Minh Thượng, 2014).

Biến phân biệt lợi nhuận mơ hình tôm thâm canh (D1): Hệ số hồi quy là +44,113, phù hợp với kỳ vọng về dấu và có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%, cho thấy mơ hình tơm thâm canh có lợi nhuận cao hơn so với các mơ hình khác. Trong điều kiện các yếu tố khác khơng đổi, mơ hình tơm thâm canh cho lợi nhuận cao hơn các mơ hình khác, trung bình 44,113 triệu đồng/ha/năm. Kết quả này phù hợp với phần kiểm định t - test (bảng 4.26) cho thấy lợi nhuận của mơ hình tơm thâm canh là cao nhất.

Biến phân biệt lợi nhuận mơ hình lúa - tơm (D2): Hệ số hồi quy là + 1,989, phù hợp với kỳ vọng về dấu và có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%, cho thấy mơ hình lúa - tơm có lợi nhuận cao hơn so với mơ hình quảng canh cải tiến là 1,989 triệu đồng/ha/năm. Kết quả này phù hợp với phần kiểm định t - test (bảng 4.26) cho thấy hiệu quả sản xuất mơ hình lúa - tơm cho lợi nhuận cao hơn so với mơ hình tơm quảng canh cải tiến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế ba mô hình nuôi tôm vùng ảnh hưởng mặn tại huyện u minh thượng, tỉnh kiên giang (Trang 66 - 68)