Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mơ hình ni tơm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế ba mô hình nuôi tôm vùng ảnh hưởng mặn tại huyện u minh thượng, tỉnh kiên giang (Trang 33 - 37)

Stt Biến giải thích Ký hiệu

biến

Kỳ vọng dấu

Cơ sở lý thuyết

1 Tuổi của chủ hộ (năm) X1 +,- Lê Xuân Thái (2014)

2 Học vấn của chủ hộ (số năm đi học) X2 + Đinh Phi Hổ (2008)

3 Số vụ đã thả nuôi (vụ) X3 + Lý thuyết kinh tế quy mô

4 Quy mô hộ (số người trong hộ gia đình) X4 - WB (2014)

5 Diện tích đất sản xuất (ha) X5 - Lê Xuân Thái (2014), Đinh Phi Hổ

(2008) 6 Loại đất. Biến giả, nhận giá trị 1 nếu đất tốt; Ngược

lại nhận giá trị 0 X6 -

Lê Xuân Thái (2014)

7 Giao thông. Biến giả, nhận giá trị 1 nếu thuận lợi;

Ngược lại nhận giá trị 0 X7 +

WB (2014)

8 Tham gia tổ chức chính trị xã hội. Biến giả, nhận

giá trị 1 nếu có tham gia; Ngược lại nhận giá trị 0 X8 +

Lê Xuân Thái (2014)

9 Ứng dụng kỹ thuật. Biến giả, nhận giá trị 1 nếu có

ứng dụng; Ngược lại nhận giá trị 0 X9 +

Đinh Phi Hổ (2008)

10 Mơ hình tơm thâm canh. Biến giả, nhận giá trị 1 nếu

là mơ hình tơm thâm canh, ngược lại nhận giá trị 0 D1 +

Lê Xuân Thái (2014), Đinh Phi Hổ (2008)

11 Mơ hình lúa – tơm. Biến giả, nhận giá trị 1 nếu là

mơ hình lúa - tơm, ngược lại nhận giá trị 0 D1 +,-

Lê Xuân Thái (2014), Đinh Phi Hổ (2008)

3.2.2.2. Thiết kế bảng câu hỏi

Để đảm bảo thu thập đầy đủ, có chất lượng dữ liệu, bảng câu hỏi được xây dựng qua 2 bước: (1) Bước 1: Thảo luận với các chuyên gia có kinh nghiệm về ni trồng thủy sản, tìm hiểu về cách thức ni tơm nhằm có thơng tin để xây dựng phiếu khảo sát; (2) Bước 2: Tiến hành khảo sát thăm dị mỗi mơ hình 5 hộ có nhiều kinh nghiệm nuôi tôm nhằm điều chỉnh các câu hỏi cho hợp lý, trước khi đưa ra bảng câu hỏi nghiên cứu chính thức.Nội dung chính của bộ câu hỏi thu thập thông tin hộ nông dân, bao gồm:

Đặc điểm nơng hộ (tên, tuổi, giới tính, học vấn, loại hộ, vị trí địa lý,...);Điều kiện cơ sở sản xuất của nơng hộ (diện tích đất canh tác, diện tích đất trồng lúa, diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, lao động, vốn, các loại tài sản sản xuất...);

Các yếu tố kỹ thuật trong sản xuất (giống, đặc điểm thửa đất đang canh tác, năng suất, sản lượng, ...); (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các yếu tố xã hội (tình hình chuyển đổi loại hình sản xuất, lý do chuyển đổi, công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật của khuyến nơng, tình hình trật tự xã hội, đồn thể, tình hình vay, nợ ...);

Các yếu tố kinh tế (các nguồn thu nhập chính, đời sống kinh tế trong những năm qua, chí phí, thu nhập, lợi nhuận, thu nhập bình qn/năm ...của mơ hình ni tơm);

Những thuận lợi, khó khăn của nơng hộ trong q trình canh tác.

3.2.2.3. Mơ tả các biến số và cách đo lường

Tuổi của chủ hộ (X1): Đo lường bằng số năm tính từ lúc sinh đến năm 2016. Trong nông nghiệp, những người nhiều tuổi sẽ có nhiều kinh nghiệm nhưng họ lại thường sản xuất theo thói quen, ngại ứng dụng các kỹ thuật mới trong sản xuất. Ngược lại, những người trẻ tuổi thì chủ động hơn trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật nhưng lại thiếu kinh nghiệm sản xuất. Do vậy, tuổi của chủ hộ có thể ảnh hưởng dương hoặc âm đến hiệu quả sản xuất, kỳ vọng biến X1 mang dấu dương hoặc âm.

Học vấn của chủ hộ (X2): Đo lường bằng số năm đi học. Người có trình độ học vấn thấp thường hạn chế về trình độ hiểu biết và khả năng tiếp thu kiến thức chun mơn kém hơn so với người có trình độ cao và thường có sản xuất kém hiệu quả hơn so với người có trình độ cao. Như vậy, học vấn ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận, do đó, kỳ vọng biến X2 mang dấu dương.

Số vụ đã thả ni (X3): Số vụ thả ni có liên quan đến kinh nghiệm sản xuất. Trong sản xuất nơng nghiệp nói chung và ni trồng thủy sản nói riêng thì kinh nghiệm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất, cũng như chất lượng sản phẩm. Người càng có nhiều kinh nghiệm thì thơng thường hiệu quả sẽ cao hơn so với người ít kinh nghiệm. Do đó, kỳ vọng biến X3 mang dấu dương.

Quy mô hộ (X4): Là biến thể hiện số người trong hộ (người). Hộ gia đình nơng thơn phần lớn lao động sản xuất lĩnh vực nông nghiệp, do vậy cần nhiều lao động để sản xuất; tuy nhiên, diện tích đất sản xuất của chủ hộ thường hạn chế, do vậy số lượng nhân khẩu nhiều thường ảnh hưởng đến thu nhập của hộ theo chiều hướng giảm, từ đó làm giảm hiệu quả sản xuất. Do đó, kỳ vọng biến X4 mang dấu âm.

Diện tích đất sản xuất (X5): Là biến thể hiện diện tích đất sản xuất của hộ (1.000m2). Đối với hộ ni tơm, đất sản xuất là tư liệu chính và có tính chất quyết định đến hiệu quả sản xuất. Do đó thiếu đất hoặc khơng có đất sản xuất thì hiệu quả sản xuất thấp. Mặt khác, theo lý thuyết kinh tế quy mơ thì khi diện tích lớn, lợi nhuận sẽ tăng. Do đó, kỳ vọng biến X5 mang dấu dương.

Loại đất (X6): Là biến giả, nhận giá trị 1 nếu đất tốt; Ngược lại nhận giá trị 0. Canh tác trên đất tốt sẽ cho lợi nhuận cao hơn nên kỳ vọng biến X6 mang dấu dương.

Giao thông (X7). Biến giả, nhận giá trị 1 nếu thuận lợi; Ngược lại nhận giá trị 0. Ở những khu vực có điều kiện giao thông thuận lợi sẽ làm giảm chi phí vận chuyển, có điều kiện tiếp cận thông tin thị trường tốt hơn nên hiệu quả canh tác sẽ cao hơn. Do đó, kỳ vọng biến X7 mang dấu dương.

Tham gia tổ chức chính trị xã hội (X8). Biến giả, nhận giá trị 1 nếu có tham gia; Ngược lại nhận giá trị 0. Khi tham gia tổ chức chính trị xã hội, dễ tiếp cận thông tin thị trường, ứng dụng kỹ thuật trong sản xuất nên hiệu quả sản xuất sẽ cao hơn. Do đó, kỳ vọng biến X8 mang dấu dương.

Ứng dụng kỹ thuật (X9). Biến giả, nhận giá trị 1 nếu có tham gia; Ngược lại nhận giá trị 0. Nghề ni tơm địi hỏi kỹ thuật cao, do vậy, những người ni tơm có ứng dụng kỹ thuật sẽ cho năng suất cao hơn và lợi nhuận cũng cao hơn. Do đó, kỳ vọng biến X9 mang dấu dương.

Mơ hình tơm thâm canh (D1). Biến giả, nhận giá trị 1 nếu là mơ hình tơm thâm canh, ngược lại nhận giá trị 0; Mơ hình tơm thâm canh cho năng suất cao hơn nhiều so mơ hình tơm quảng canh cải tiến và mơ hình tơm – lúa nên lợi nhuận cao hơn nhiều. Do đó, kỳ vọng biến D1 mang dấu dương.

Mơ hình tơm thâm canh (D2). Biến giả, nhận giá trị 1 nếu là mơ hình tơm - lúa, ngược lại nhận giá trị 0; Mơ hình tơm - lúa có thể có lợi nhuận cao hơn hoặc thấp hơn so với mơ hình tơm quảng canh cải tiến. Do đó, kỳ vọng biến D2 có thể mang dấu dương hoặc âm.

Các biến định lượng: chi phí, doanh thu, lợi nhuận,... là các biến liên tục hữu hạn. Do vậy để có một con số đại diện cho từng biến, tác giả phân đoạn và mỗi đoạn gán một con số nhất định. Các biến định tính: Là biến có biểu hiện thay phiên, để tiện cho chương trình phần mềm thực hiện, tác giả gán cho giá trị 1 tương ứng với “Có/Tốt”; giá trị 0 là “khơng có/khơng tốt”.

3.2.2.4. Phương pháp thu dữ liệu

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp hộ gia đình đang ni tơm thuộc một trong ba mơ hình ni tơm: Tôm quảng canh cải tiến; Tôm - lúa, Tôm thâm canh bằng bảng câu hỏi in sẵn.

Điều tra viên đến nhà và phỏng vấn trực tiếp chủ hộ hoặc người đại diện của hộ gia đình. Dữ liệu thu thập được sẽ được kiểm tra lại ngay, nếu có sự sai biệt lớn sẽ hỏi lại người trả lời phỏng vấn. Trường hợp khơng thu khắc phục thì thay thế bằng hộ khác.

Các bước tiến hành điều tra nông hộ: (1) Liên hệ chính quyền huyện, xã, ấp để chọn hộ theo nhóm hộ và theo các dạng mơ hình kinh tế hộ tại vùng nghiên cứu; (2) Điều tra trên diện rộng để thu thập số liệu của các hộ.

3.2.2.5. Cỡ mẫu điều tra và phương pháp chọn mẫu

Theo Green W.H.(1991),số mẫu tối thiểu cho một nghiên cứu n = 50 + 5 lần số biến độc lập. Khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của mơ hình ni tơm thì số biến độc lập là 11, cỡ mẫu tối thiểu là 50 + 5 x 11 = 105. Để dự phòng chọn đủ số quan sát trong mẫu, đề tài chọn cỡ mẫu điều tra là 120.

Sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng theo 2 tiêu thức: (1) Theo loại mô hình ni tơm chính tại vùng nghiên cứu (tôm quảng canh cải tiến, tôm thâm canh và lúa - tôm); (2) Theo danh sách do Phịng Nơng nghiệp huyện U Minh Thượng cung cấp. Cơ cấu mẫu điều tra được trình bày tại bảng 3.2.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả kinh tế ba mô hình nuôi tôm vùng ảnh hưởng mặn tại huyện u minh thượng, tỉnh kiên giang (Trang 33 - 37)