Lý thuyết ủy nhiệm được khởi xướng bởi Micheal C.Jensen và William H.Meckling vào năm 1976. Theo lý thuyết này, mối quan hệ ủy nhiệm như là một hợp đồng mà trong đó bên ủy nhiệm (principal- có thể là một hay nhiều cá nhân) cam kết với bên đại diện (agent) thay mặt họ thực hiện một số cơng việc nào đó bao gồm cả việc ủy quyền ra quyết định kinh tế cho bên đại diện. Trong công ty cổ phần, bên ủy nhiệm hay người chủ sở hữu là các cổ đông thuê nhà quản lý-bên đại diện thực hiện việc kiểm soát và ra các quyết định nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho cổ đơng.
Khi người chủ sở hữu thuê bên đại diện quản lý công ty, một vấn đề nảy sinh khi xuất hiện xung đột lợi ích giữa cổ đơng và nhà quản lý. Nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định nhằm mang lại lợi ích cho chính bản thân họ và có xu hướng qn đi lợi ích của cổ đơng khi họ có thể đạt được mức lợi nhuận nào đó. Lý thuyết ủy nhiệm nêu ra vấn đề chính là làm thể nào để người đại diện làm việc vì lợi ích cao nhất cho người chủ khi họ có lợi thế về thơng tin hơn người chủ và có những lợi ích khác với lợi ích của những ơng chủ này.
Trong các bệnh viện công lập, ban giám đốc chỉ là những người đại diện quản lý bệnh viện và tất cả tài sản của bệnh viện thay cho người chủ sở hữu bệnh viện là Nhà nước. Vì vậy, ban giám đốc các bệnh viện có thể có xu hướng đưa ra các quyết định mạng lại lợi ích cho bản thân hơn là lợi ích cơng cộng; thậm chí nếu như trong quá trình hoạt động của bệnh viện có xảy ra thất thốt tài sản công hay sự cố rủi ro trong quá trình khám chữa bệnh cho người dân thì ban giám đốc cũng sẽ có xu hướng che giấu thơng tin để tránh ảnh hưởng đến lợi ích bản thân.
Câu hỏi đặt ra ở đây là làm thế nào để ban giám đốc bệnh viện có thể kiểm sốt tốt các hoạt động của bệnh viện mình, đồng thời giảm thiểu được hành vi tư lợi của ban giám đốc? Để làm được điều đó địi hỏi phải xây dựng một cơ chế kiểm soát, giám sát chặt chẽ các hoạt động của bệnh viện và hành vi của ban giám đốc.
Khi áp dụng lý thuyết nói trên vào phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng rằng ban giám đốc tại các bệnh viện, những người được Nhà nước tin tưởng giao quản lý các bệnh viện công lập, sẽ thực hiện việc xây dựng một hệ thống KSNB đầy đủ và hoạt động hữu hiệu, đáp ứng được việc kiểm soát các hoạt động trong bệnh viện, đảm bảo mọi hành vi của ban giám đốc và công nhân viên của bệnh viện đều đúng pháp luật, tài sản cơng trong bệnh viện được sử dụng đúng mục đích và bảo vệ an tồn, đảm bảo mọi hoạt động của bệnh viện đều vì mục đích cộng đồng.
2.4.2. Lý thuyết thông tin bất cân xứng
Lý thuyết thông tin bất cân xứng được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1970 bởi G.A.Akerlof. Theo lý thuyết này thì thơng tin bất cân xứng xảy ra khi một bên giao dịch có ít thơng tin hơn bên đối tác hoặc có thơng tin nhưng thơng tin khơng chính xác. Điều này khiến cho bên có ít thơng tin hơn có những quyết định khơng chính xác, đồng thời bên có nhiều thơng tin hơn có những hành vi gây bất lợi cho bên kia. Lý thuyết này cũng đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế tình trạng thơng tin bất cân xứng, chủ yếu tập trung vào ba nội dung: cơ chế phát tín hiệu, cơ chế sàn lọc, và cơ chế giám sát (Hà Xuân Thạch, 2016,trang 27 và 30).
Áp dụng lý thuyết này vào thực tế của luận văn ta có thể thấy: sẽ có xuất hiện hiện tượng thông tin bất cân xứng giữa bệnh viện với người khám bệnh, với các cơ quan nhà nước khác có liên quan (như Sở Y tế, Bộ Y tế, Bộ Tài chính…); thơng tin bất cân xứng giữa ban giám đốc bệnh viện với các khoa, phòng trong bệnh viện. Trong luận văn này, tác giả kỳ vọng rằng việc xây dựng một hệ thống kiểm sốt nội bộ hữu hiệu, thơng qua việc xây dựng và hoạt động đồng bộ của 5 yếu tố cấu thành (đặc biệt là yếu tố giám sát và yếu tố thông tin và truyền thông) sẽ đảm bảo hạn chế được tình
trạng thơng tin bất cân xứng,đảm bảo thông tin mà ban giám đốc nhận được cũng như là các thông tin được cung cấp từ bệnh viện đến các đối tượng bên ngoài là đầy đủ và trung thực, đảm bảo mục tiêu báo cáo tài chính của hệ thống kiểm soát nội bộ
Kết luận chương 2
Trong chương 2, tác giả đã trình bày tóm tắt về:
₋ Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống KSNB trong khu vực công.
₋ Hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên lý thuyết nền INTOSAI năm 2013 được cấu thành bởi 5 thành phần: mơi trường kiểm sốt, đánh ra rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin & truyền thông, giám sát.
₋ Đặc điểm của hệ thống KSNB trong các bệnh viện công lập.
₋ Một số lý thuyết nền áp dụng trong bài nghiên cứu.
Trên cơ sở các lý thuyết đã tóm tắt làm nền tảng để xây dựng mơ hình nghiên cứu và là tiền đề để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra trong các chương tiếp theo.