1.1. KHÁI NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
1.1.2. Nguyên tắc phát triển nông thôn
Theo các định nghĩa hiện đại về phát triển nông thôn, phát triển nông thôn đƣợc nhìn nhận nhƣ là một phức hợp của những vấn đề phát triển về kinh tế, xã hội – văn hóa, mơi trƣờng và thể chế mà các mặt phát triển này đan chéo nhau và tƣơng tác lẫn nhau một cách phức tạp. Phát triển nông thôn cũng phải bảo đảm nguyên tắc của phát triển bền vững, và lấy con ngƣời làm trung tâm.
Nguyên tắc bền vững địi hỏi phát triển nơng thơn phải có tăng trƣởng về kinh tế, nhƣng thành quả của tăng trƣởng phải đƣợc chia sẻ hài hịa và cơng bằng cho tất cả thành viên của cộng đồng nông thôn. Đồng thời, việc khai thác và sử dụng tài nguyên cho phát triển phải hợp lý, bảo vệ đƣợc môi trƣờng tự nhiên và phải bảo đảm khả năng sử dụng tài nguyên của các thế hệ tƣơng lai.
Nguyên tắc lấy con ngƣời làm trung tâm địi hỏi có nhận thức đúng đắn về vai trò chủ thể của cộng đồng cƣ dân nơng thơn trong tiến trình phát triển. Cộng đồng cƣ dân nơng thơn vừa là ngƣời chủ của tiến trình phát triển, vừa là ngƣời thực thi các giải pháp phát triển nông thôn và cũng là ngƣời thụ hƣởng thành quả của phát triển nơng thơn. Nói cách khác, chủ thể của phát triển nơng thơn chính là cộng đồng cƣ dân nơng thơn. Vì vậy, phát triển nơng thơn cũng là tiến trình có sự tƣơng tác chặt chẽ giữa các thể chế nhà nƣớc, thể chế địa phƣơng và cƣ dân nông thôn, mà sự tƣơng tác này cho phép chia sẻ quyền lực một cách công bằng và hợp lý và tôn trọng quyền làm chủ của cƣ dân nông thôn.
Dower (2001) đƣa ra bốn nguyên tắc bền vững của phát triển nông thôn: bền vững về con ngƣời, về kinh tế, môi trƣờng và tổ chức.
Con người. Để bền vững, phát triển phải tuân theo các nguyên tắc
- Dân chủ và an tồn;
- Bình đẳng và đối xử cơng bằng với tất cả, bao gồm cả sự trợ giúp đặc biệt đối với ngƣời nghèo và sự quan tâm đến phụ nữ, trẻ em và các dân tộc thiểu số;
- Hành động của ngƣời dân trong hợp tác với Chính phủ; và
- Tơn trọng đối với tổ tiên, và quyền lợi của những ngƣời chƣa sinh ra.
Kinh tế. Để bền vững, phát triển phải:
- Hỗ trợ để tăng cƣờng và đa dạng hóa nền kinh tế nơng thơn;
- Đảm bảo cho ngƣời dân có lợi ích đáng kể từ hoạt động địa phƣơng; - Thúc đẩy phồn vinh lâu dài ở nông thôn, hơn là vào lợi ích trƣớc mắt; và - Tránh gây tác động xấu đến các khu vực khác trong nền kinh tế quốc dân và đến các khu vực và địa phƣơng khác trên lãnh thổ địa lý.
Môi trường. Để bền vững, phát triển phải:
- Tơn trọng nguồn tài ngun và tính tồn vẹn của mơt trƣờng; - Giảm thiểu sử dụng nguồn tài ngun khơng có khả năng tái tạo;
- Sử dụng tài nguyên thiên nhiên với tốc độ khơng nhanh hơn là thiên nhiên có thể tái tạo;
- Sử dụng tài nguyên có hiệu quả; và
- Tránh gây ô nhiễm và ảnh hƣởng xấu đến môi trƣờng.
Tổ chức. Để bền vững, phát triển phải:
- Nằm trong giới hạn năng lực của các tổ chức kinh tế để khống chế và quản lý, để có thể đáp ứng các tiêu chí nêu trên.
- Khơng gây ra loại chi phí khơng đƣợc hỗ trợ trong tƣơng lai.
Bốn nguyên tắc phát triển nông thôn của Dower cũng phản ánh bốn nội dung (cột trụ) cơ bản của phát triển nơng thơn và có thể coi nhƣ là các yêu cầu phải đạt khi đánh giá sự thành công của phát triển nông thôn.
1.1.3. Đo lường phát triển nơng thơn: các tiêu chí
Đo lƣờng đƣợc trình độ phát triển của nơng thơn và sự tiến bộ của nó là rất phức tạp, vì bản chất của phát triển nơng thơn là đa chiều. Nhằm đo lƣờng tình hình và xu hƣớng phát triển của nông thôn, nhiều tổ chức trên thế giới nhƣ World Bank, OECD, Cộng đồng châu Âu, và FAO đã xây dựng hệ thống tiêu chí nơng thơn và tiêu chí phát triển nơng thôn (United Nations, 2007). Các nội dung sau đây tổng quan về đo lƣờng phát triển nơng thơn và các tiêu chí đo lƣờng.
Các tiêu chí phát triển nơng thôn phải dựa trên: 1) các số liệu thống kê đƣợc công bố; 2) đƣợc thu thập một cách nhất quán; 3) ở các vùng có thể so sánh với nhau đƣợc; 4) sử dụng cùng hệ và đơn vị đo lƣờng và dựa trên 5) các định nghĩa rõ ràng. Các tiêu chí cũng nên nhạy cảm với những thay đổi và xu hƣớng theo thời gian để có thể chỉ ra thơng tin về định hƣớng chính sách cho tƣơng lai. Để thỏa mãn các điều kiện trên, các tiêu chí mơ tả phát triển nơng thơn thƣờng phải dựa vào các khái niệm phổ biến và các dữ liệu nơng thơn. Q trình lựa chọn các tiêu chí thƣờng dựa vào ba câu hỏi sau để đánh giá:
1) Những yêu cầu cơ bản cho xây dựng tiêu chí là gì?
2) Những chiều hƣớng (phƣơng diện) nào của phát triển nông thôn mà các tiêu chí này phải đo lƣờng? và
3) Mục tiêu của việc thu thập và cung cấp các tiêu chí quốc tế là gì?
Các quốc gia OECD cho rằng các tiêu chí phải có 1) tính “đối thoại”, có nghĩa là các quốc gia thành viên có thể hiểu, đối thoại và thảo luận về những vấn đề phát triển nông thôn ở quốc gia của họ; 2) tính so sánh, nhằm so sánh sự tƣơng đồng và khác biệt giữa các vùng, các quốc gia; và 3) tính hợp tác, nhằm khuyến khích sự hợp tác của các quốc gia thành viên trong việc thiết kế và đánh giá các chiến lƣợc phát triển nông thôn của họ. Theo kinh nghiệm của OECD, việc thiết kế và phát triển các tiêu chí phát triển nơng thơn phải dựa trên ba nguyên tắc sau đây:
- Có tính thích hợp. Để có tính thích hợp, các tiêu chí phải phục vụ cho một
mục tiêu đƣợc xác định rõ ràng. Vì vậy các mục tiêu phân tích hay mục tiêu chính sách phải đƣợc cụ thể hóa để xây dựng các tiêu chí.
- Tính tin cậy. Để có tính tin cậy, các tiêu chí phải có cơ sở khoa học, có nghĩa là thể hiện đƣợc cơ sở lý thuyết mà chúng dựa vào, và phải đƣợc đo lƣờng chính xác.
- Có tính thực tế. Để có tính thực tế, các tiêu chí phải dựa trên dữ liệu thống
kê.
Các nƣớc Cộng đồng châu Âu đề xuất một bộ các tiêu chuẩn để đánh giá các tiêu chí phát triển nơng thơn.
- Có tính nhạy. Một tiêu chí nên có khả năng đáp ứng trên phạm vi rộng các
điều kiện trong một phạm vi thời gian và lãnh thổ.
- Có khả năng phân tích. Một tiêu chí nên dựa trên các phƣơng pháp khoa học. - Có tính tồn diện. Một tiêu chí nên đƣợc thiết kế cho nhiều ngƣời hiểu đƣợc. - Có tính thích hợp. Tiêu chí nên thích hợp với mục tiêu mong muốn của nó,
nhất là đối với các vấn đề chính trị liên quan đến các tiêu chí. Các tiêu chí mơ tả phải làm rõ đƣợc các vấn đề phát triển nơng thơn.
- Có giá trị tham khảo. Một tiêu chí nên có một mức độ hƣớng dẫn hoặc làm
chuẩn so sánh theo thời gian.
- Có tính tổng qt. Có khả năng áp dụng ở mức độ vùng châu Âu.
- Có tính sẵn có về dữ liệu. Có khả năng có dữ liệu cho tồn vùng châu Âu. Hội nghị thế giới về Cải cách nông nghiệp và Phát triển nông thôn (The World Conference on Agrarian Reforms and Rural Development - WCARRD) đề xuất rằng các tiêu chí kinh tế - xã hội phải có các tính chất sau: tính thích hợp; có giá trị; có mục tiêu và kiểm tra đƣợc; có tính nhạy; có tính khả thi; có tính thời gian; và đơn giản.
Các nội dung cần đo lường của bộ tiêu chí
Các bộ tiêu chí theo các đề xuất của các tổ chức quốc tế bên trên có nền tảng giống nhau. World Bank khuyến nghị các nƣớc đang phát triển chọn 5 nhóm chủ đề cho các tiêu chí cơ bản là: 1) dữ liệu kinh tế xã hội cơ bản; 2) tạo ra môi trƣờng cho phát triển nông thôn; 3) tăng trƣởng kinh tế cho giảm nghèo nông thôn; 4) quản lý nguồn lực tự nhiên và đa dạng sinh học; và 5) phúc lợi xã hội (giáo dục và chăm sóc sức khỏe). Mỗi chủ đề bao gồm nhiều tiêu chí đựa trên các vấn đề cần xác định. Hội nghị thế giới về Cải cách nông nghiệp và Phát triển nông thôn (The World Conference on Agrarian Reforms and Rural Development - WCARRD) đã giới thiệu một bộ tiêu chí dựa trên 6 nhóm chủ đề có khả năng áp dụng cho các nƣớc đang phát triển (Solagberu, 2012; United Nations, 2007). Cộng đồng châu Âu cũng quan tâm đến việc đánh giá tác động của những chƣơng trình phát triển nơng thơn
thông qua áp dụng các hệ thống chỉ số đánh giá phức tạp (European Evaluation Network for Rural Development, 2010).
World Bank xác định một số nhân tố chính tác động đến sự cải thiện phúc lợi nơng thơn, và nhóm chúng với nhau thành những nhóm yếu tố sau đây:
1) Sự cải thiện của kinh tế nông thôn. Bao gồm cải thiện sức sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy các hoạt động phi nông trại, mở rộng nền tảng thị trƣờng, thúc đẩy giới tƣ nhân và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.
2) Nền tảng tài nguyên tự nhiên bền vững. Ở hầu hết các quốc gia, nền kinh tế nông thôn dựa vào các nguồn lực tự nhiên cho hoạt động nông nghiệp. Các vấn đề cần đo lƣờng bao gồm sự suy thoái nguồn lợi đất đai và nƣớc, các phƣơng thức bảo vệ tài nguyên tự nhiên, nhận thức của chính quyền về bảo vệ mơi trƣờng.
3) Thúc đẩy sự hoạt động của một môi trƣờng phù hợp cho tăng trƣởng nơng thơn bền vững. Mơi trƣờng chính sách vĩ mô phù hợp và khung thể chế hỗ trợ cần thiết cho tăng trƣởng và xóa đói giảm nghèo và sự thành công của các hoạt động phát triển ở nông thôn. Khung chính sách và quản trị tốt giúp cộng đồng nơng thơn tác động có hiệu quả đến các quyết định công. Đầu tƣ công sẽ hiệu quả hơn nếu đƣợc thực hiện với phƣơng thức phi tập trung hóa và có sự tham gia.
4) Cải thiện phúc lợi xã hội, quản lý và giảm thiểu rủi ro và giảm tính dễ tổn thƣơng. Để cải thiện phúc lợi xã hội và tối thiểu hóa tính tổn thƣơng của ngƣời nghèo nông thôn, cần cải thiện khả năng tiếp cận đến dinh dƣỡng và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giảm thiểu ảnh hƣởng của HIV/AIDS, tăng khả năng tiếp cận đến giáo dục nông thôn và cải thiện chất lƣợng giáo dục, giúp cải thiện an ninh lƣơng thực cho ngƣời nghèo nơng thơn. Cần phải khuyến khích sự tham gia và xóa các rào cản về giới và dân tộc đối với các cơ hội kinh tế và xã hội.
Hội nghị thế giới về Cải cách nông nghiệp và Phát triển nông thôn (The World Conference on Agrarian Reforms and Rural Development - WCARRD) cho rằng mục tiêu của phát triển nơng thơn là xóa nghèo, đói và suy dinh dƣỡng, tăng trƣởng cơng bằng, tự chủ về lƣơng thực, hòa hợp với tự nhiên và bảo tồn tài nguyên. FAO
cũng khuyến nghị áp dụng hệ thống tiêu chí này. Các tiêu chí phát triển nơng thơn tƣơng ứng với các mục tiêu và lĩnh vực này bao gồm:
- Xóa nghèo cơng bằng - Thu nhập, tiêu dùng - Dinh dƣỡng - Sức khỏe - Giáo dục - Nhà ở - Tiếp cận đến dịch vụ cộng đồng
- Tiếp cận đến đất, nƣớc và các nguồn tài nguyên khác - Tiếp cận đến đầu vào, thị trƣờng và dịch vụ
- Phát triển các hoạt động phi nông trại - Giáo dục, huấn luyện và khuyến nông - Tăng trƣởng.
OECD xây dựng hệ thống tiêu chí cơ bản nhƣ sau:
- Dân số và di cƣ: mật độ dân số; thay đổi về mật độ dân số; cấu trúc dân số; hộ gia đình; cộng đồng
- Cấu trúc kinh tế và kết quả: lực lƣợng lao động; việc làm; việc làm và cấu trúc doanh nghiệp; tỷ trọng của các ngành; sức sản xuất; đầu tƣ
- Phúc lợi xã hội và công bằng: thu nhập; tiêu dùng; nhà ở; sức khỏe; an tồn; văn hóa và giải trí; thơng tin liên lạc
- Mơi trƣờng và tính bền vững: địa hình và khí hậu; sử dụng đất và sự thay đổi; giống loài tự nhiên; đất và nƣớc; chất lƣợng khơng khí
Đối với Cộng đồng châu Âu, các nhóm vấn đề và các tiêu chí sau đây đƣợc đề xuất:
- Phúc lợi xã hội – Chất lƣợng cuộc sống: các đặc điểm mơi trƣờng; tính sẵn có của dịch vụ; nhà ở; an tồn; thu nhập; sự thiếu hụt.
+ Tổng quát: tỷ trọng ngành; doanh nghiệp; đầu tƣ; thuộc tính của lực lƣợng lao động; kết quả kinh tế; khả năng cạnh tranh; đổi mới; cơ sở hạ tầng kinh doanh.
+ Hoạt động ngành cơ bản: tính đa chức năng của nơng nghiệp, đa dạng hóa và sức sản xuất, nguồn lực tài chính.
+ Hoạt động ngành du lịch: các đặc điểm về cung, các đặc điểm về cầu; đặc trƣng việc làm và các đặc trƣng tiền tệ khác.
- Nhân khẩu học: mật độ dân số, sự thay đổi và cấu trúc dân số, các vấn đề văn hóa, giáo dục.
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÔNG THÔN MỚI, XÂY DỰNG NƠNG
THƠN MỚI VÀ BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ NƠNG THƠN MỚI
1.2.1. Khái niệm nông thôn mới
Ở Việt Nam, theo quy định về hành chính và thống kê, thì nơng thơn là những địa bàn thuộc xã (những địa bàn thuộc phƣờng hoặc thị trấn đƣợc quy định là khu vực thành thị). Cho đến nay nông thôn ở nƣớc ta đƣợc hiểu là nơi sinh sống và làm việc của một cộng đồng bao gồm chủ yếu là nông dân, là vùng sản xuất nông nghiệp là chính. Nơng thơn có cơ cấu hạ tầng, trình độ tiếp cận thị trƣờng, trình độ sản xuất hàng hóa thấp hơn so với thành thị.
Hiện nay khái niệm về nông thôn đƣợc nêu rõ tại Thông tƣ số 54 ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là: “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, đƣợc quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã”.
Vậy Nông thôn mới là gì? Trong nghị quyết số 26-NQ/TW đƣa ra mục tiêu: “Xây dựng NTM có kết cầu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị quy hoạch; xã hội nơng thơn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí đƣợc nâng cao, mơi trƣờng sinh thái đƣợc bảo vệ; hệ thống giá trị ở nông thôn dƣới sự lãnh đạo của Đảng đƣợc tăng cƣờng”.
Nhƣ vậy, nơng thơn mới trƣớc tiên nó phải là nơng thơn, khơng phải là thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố và khác với nông thôn truyền thống hiện nay, có thể khái quát gọn theo các nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, đó là làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; đảm bảo không gian nông thôn phải mang đặc trƣng nông thôn với khuôn viên, cảnh quan của làng xã, của hộ gia đình nơng thơn.
Thứ hai, sản xuất phải phát triển bền vững theo hƣớng kinh tế hàng hóa; thu nhập đảm bảo, công ăn việc làm ổn định, khơng có hộ ngèo đói.
Thứ ba, đời sống về vật chất và tinh thần của dân nông thôn ngày càng đƣợc nâng cao.
Thứ tƣ, bảo về và phát triển tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ và phát triển môi trƣờng, bảo tồn và khai thác cảnh quan tự nhiên, duy trì cân bằng sinh thái.