1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÔNG THÔN MỚI, XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚ
1.2.2. Chức năng của nông thôn mới
Chức năng vốn có của nơng thơn là sản xuất nơng nghiệp
Nông thôn mới phải là nơi sản xuất ra sản phẩm nơng nghiệp có năng suất, chất lƣợng cao theo hƣớng sản xuất hàng hóa, khơng phải là tự cung, tự cấp, phát huy đƣợc đặc sắc của địa phƣơng (đặc sản). Khác với nông thôn truyền thống, sản xuất nông nghiệp của nông thôn mới bao gồm cơ cấu các ngành nghề mới, các điều kiện sản xuất nông nghiệp hiện đại hóa, ứng dụng phổ biển khoa học kỹ thuật tiên tiến và xây dựng các tổ chức nông nghiệp hiện đại. Đồng thời với việc này là phát triển sản xuất ngành nghề, trƣớc hết là ngành nghề truyền thống của địa phƣơng. Sản phẩm ngành nghề vừa chứa đựng yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể của từng làng quê Việt Nam, tạo việc làm, tăng thu nhập cho cƣ dân nông thơn…
Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống dân tộc
Nông thôn là nơi ghi nhiều dấu ấn văn hóa truyền thống tinh hoa của dân tộc. Bản sắc văn hóa làng quê cũng đồng nghĩa với bản sắc từng dân tộc, giữ gìn nó là
giữ gìn văn hóa truyền thống đa dạng của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. Xây dựng nông thôn mới theo hƣớng hiện đại nhƣng không đƣợc phá vỡ những nét truyền thống ấy. Việc xây dựng nông thôn mới nếu nhƣ phá vỡ đi các cảnh quan làng xã mang tính khu vực đã đƣợc hình thành trong lịch sử thì cũng chính là phá vỡ đi sự hài hịa vốn có của nơng thơn, làm mất đi bản sắc làng quê nông thôn. Điều này không những hạn chế tác dụng của chức năng nông thơn mà cịn có tác dụng tiêu cực đến giữ gìn sinh thái cảnh quan nơng thơn và cảnh quan văn hóa truyền thống.
Chức năng sinh thái
Chức năng này chính là một trong những tiêu chí quan trọng phân biệt giữa thành thị với nông thôn. Nền văn mình nơng nghiệp đƣợc hình thành từ những tích lũy trong suốt một q trình lâu dài, từ khi con ngƣời thích ứng với thiên nhiên, lợi dụng, cải tạo thiên nhiên, cho đến khi phá vỡ tự nhiên dẫn đến phải hứng chịu các ảnh hƣởng xấu và cuối cùng là tôn trọng tự nhiên. Trong nông thôn truyền thống, con ngƣời và tự nhiên sinh sống hài hịa với nhau, con ngƣời tơn trọng tự nhiên, bảo vệ tự nhiên và hình thành nên thói quen làm việc theo quy luật tự nhiên. Nếu nhƣ nền văn minh công nghiệp đã phá vỡ mối quan hệ hài hịa vốn có, con ngƣời và thiên nhiên, thì thuộc tính (chức năng) sản xuất nông nghiệp lại mang chức năng phục vụ hệ thống sinh thái. Đất đai canh tác nông nghiệp, hệ thống thủy lợi, các khu rừng, thảo nguyên…phát huy các tác dụng sinh thái nhƣ điều hịa khí hậu, giảm ơ nhiễm, cải thiện nguồn nƣớc, phòng chống xâm thực đất đai, làm sạch đất… Để nông thôn phát triển một cách bền vững cần phải gắn sự phát triển với việc bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Và hơn lúc nào hết, chức năng sinh thái phải đƣợc dùng làm thƣớc đo sự hồn thiện mơ hình nơng thơn mới.
Nhƣ vậy, chức năng của nông thôn mới phải nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển nông thôn là nâng cao mức sống và chất lƣợng sống về vật chất và tinh thần của ngƣời dân nơng thơn, xóa bỏ sự cách biệt về mọi mặt giữa thành thị và nông thôn.