Công nghiệp phần mề mở một số nước tiêu biểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển ngành công nghiệp phần mềm tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 34)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

1.3 TỔNG QUAN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM THẾ GIỚI

1.3.3.2 Công nghiệp phần mề mở một số nước tiêu biểu

§ Mỹ

Ngành cơng nghiệp phần mềm (CNPM) có một đóng góp quan trọng đối với

nền kinh tế Mỹ và là một trong những ngành cơng nghiệp có định hướng quốc tế

nhất: hơn một nửa phần mềm được sản xuất ở Mỹ được bán ra nước ngoài. Mỹ góp

mặt nhiều trong thị trường phần mềm tồn cầu : 70% công ty phần mềm hàng đầu

của thế giới đặt trụ sở tại Mỹ . Trong suốt một thời gian dài CNPM Mỹ ln duy trì một tốc độ phát triển cao (12,6%). CNPM Mỹ đã tạo ra những người khổng lồ trong ngành CNPM trên thế giới. Nhiều công ty phần mềm Mỹ đang chiếm lĩnh những vị trí có tính quyết định đến sự phát triển chung của ngành CNPM thế giới. CNPM Mỹ

22

đang dựa trên một nền tảng rất vững chắc của một nền khoa học công nghệ phát

triển. Mỹ hàng năm đầu tư 40% tổng đầu tư trong nước cho ngành công nghệ thông tin, trong đó 80% là của các cơng ty, 20% chi từ ngân sách nhà nước chủ yếu tập trung cho các dự án quốc phòng, an ninh. Mỹ đang sở hữu nhiều phát minh lớn và

định đoạt tương lai của cuộc cách mạng công nghệ thông tin. Sự mạnh dạn đầu tư

cộng với óc thực tế của người Mỹ làm cho các phát minh nhanh chóng được chấp nhận và đưa vào thực nghiệm tổ chức sản xuất quy mô công nghiệp.

Do tốc độ thay đổi công nghệ trong lĩnh vực phần mềm rất nhanh mà hiện nay các hãng phần mềm hàng đầu thế giới của Mỹ bên cạnh việc tăng đầu tư cho nghiên

cứu phát triển công nghệ mới, đồng thời đang tổ chức lại quá trình sản xuất phần

mềm của mình với sự tập trung chủ yếu vào các cơng đoạn đầu và công đoạn cuối.

Các công đoạn ở giữa thì thường giao cho các tổ chức hay doanh nghiệp ở các quốc

gia khác đảm nhận do tính chất chun mơn hố cuả nền sản xuất cũng như các

công đoạn này không địi hỏi nhiều đến khả năng sáng tạo và trình độ cơng nghệ.

§ Ấn Độ

Phát triển khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và ngành

CNPM đang giữ một vai trò quan trọng giúp Ấn Độ trở thành một trong mười hai

nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng nhanh của CNPM là một trong

những thành công lớn của Ấn Độ trong thập kỷ 1990. Nhờ phát triển CNPM Ấn Độ

đã trở thành một quốc gia có năng lực công nghệ cao trên thế giới. Với khẩu hiệu

“công nghiệp phần mềm Ấn Độ là kiểu mẫu của sức mạnh và sự thành cơng”,

Chính phủ Ấn Độ đã thực thi lễ kế hoạch phát triển tồn diện phần mềm máy tính - ngành có thể tận dụng và khai thác triệt để tài năng của đội ngũ khoa học và kỹ sư

Ấn Độ. Nhờ chính sách mở cửa kinh tế, doanh thu xuất khẩu phần mềm tăng rất

nhanh. Xuất khẩu phần mềm từ Bangalore - Trung tâm công nghệ hàng đầu của Ấn

Độ - tăng tới 34% trong 6 tháng đầu năm 2004 và vẫn giữ mức tăng trung bình 32%

năm 2006. Trong đó, 1.400 cơng ty cơng nghệ tin học có mức thu nhập xuất khẩu trị giá 75 tỷ Rupi (khoảng 1,6 tỉ USD).

23

Xuất khẩu phần mềm đã trở thành một ngành xuất khẩu mũi nhọn của đất

nước. Hiện Ấn Độ đã xuất khẩu phần mềm máy tính và dịch vụ CNTT tới gần 100

nước trên khắp thế giới. Sở dĩ CNPM Ấn Độ có được uy tín, khả năng và chất

lượng làm phần mềm cao trên thế giới là do Ấn Độ đã hội tụ được những thế mạnh

riêng của mình để làm phần mềm, bao gồm: chất lượng sản phẩm cao, giá cả hấp

dẫn, ngôn ngữ tiếng Anh thành thạo, cơng nghệ lập trình tiên tiến, cập nhật công nghệ mới linh hoạt, nhiều cơ sở nghiên cứu đào tạo chất lượng cao và khả năng tư duy toán học của người Ấn Độ. Công nghệ thông tin đang làm thay đổi từng ngày mọi hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội của người Ấn Độ. Công nghệ thông tin

phát triển góp phần tạo thêm cơng ăn việc làm, giảm thất nghiệp. Tốc độ phát triển

này sẽ là lực hút mạnh mẽ nhất để thu hút nhân tài của đất nước và thu hút đông đảo tài năng chất xám của người Ấn Độ trên toàn cầu.

§ Trung Quốc

Một trong những thế mạnh của Trung Quốc so với Ấn Độ là có một thị trường

khổng lồ. Với trên 1 tỷ dân và tốc độ tăng trưởng nhanh đang mở ra những cơ hội

cho ngành CNPM phát triển. Đặc biệt, các chương trình phát triển lớn như khai phá miền Tây, cơng nghiệp nặng Đông Bắc, Olympic 2008 là nhu cầu rất lớn cho ngành

CNPM. Một điểm quan trọng nữa của CNPM Trung Quốc là giá nhân công rẻ. Ở

Trung Quốc lương tháng cho một chuyên gia phần mềm cao cấp là 3 ngàn đến 5

ngàn USD, trong khi con số này ở Ấn Độ là 8 ngàn đến 10 ngàn USD, Hoa Kỳ là 10 ngàn đến 15 ngàn USD.

Doanh thu ngành CNPM Trung Quốc đã đạt 997 tỷ nhân dân tệ (146 tỷ USD) trong năm 2009, tăng 25,6% so với năm 2008. Quốc gia đã chứng kiến một sự tăng trưởng mạnh mẽ trong ngành CNPM của nó với doanh thu tăng 16 lần từ năm 2000.

Theo một báo cáo gần đây của KPMG, Trung Quốc đã dẫn trước Ấn Độ như một

điểm đến cho các dịch vụ gia công phần mềm và chia sẻ cho các công ty trong khu

24

Kết luận chương 1

Qua chương 1, chúng ta đã hệ thống hóa được lý luận về chiến lược phát triển của một ngành cũng như có được cái nhìn tồn cảnh về ngành cơng nghiệp phần mềm thế giới. Để có thể hình thành chiến lược phát triển ngành, chúng ta cần phải phân tích các điểm mạnh, điểm yếu từ môi trường nội bộ của ngành đồng thời xác định các cơ hội, nguy cơ từ mơi trường bên ngồi đối với một ngành. Trên cơ sở đó

sẽ thành lập được các ma trận IFE, EFE, SWOT và QSPM. Đây là cơ sở lý luận

quan trọng để chúng ta có thể tiến hành phân tích thực trạng, xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển của ngành công nghiệp phần mềm ở chương 2 đồng thời nêu ra những giải pháp nhằm thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp phần mềm trong chương 3.

25

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển ngành công nghiệp phần mềm tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)