Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển ngành công nghiệp phần mềm tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 43 - 46)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2 THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM TẠI TPHCM

2.2.2.1 Môi trường vĩ mô

§ Yếu tố chính trị - pháp luật

Sự ổn định chính trị là một trong những yếu tố khơng thể thiếu, góp phần giúp Việt Nam có thể kiên trì chính sách phát triển kinh tế. Dựa trên yếu tố ổn định và an toàn này, các nhà đầu tư sẽ dễ dàng vượt qua những rào cản ngơn ngữ, văn hóa, trở ngại về hành chính,… Hơn nữa, cam kết của chính phủ Việt Nam chống lại quan liêu, tham nhũng cùng với chính sách đổi mới, mở cửa càng làm củng cố hơn niềm tin của các nhà kinh doanh nước ngoài khi quyết định đầu tư tại Việt Nam.

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm đến phát triển công nghệ thơng

tin (CNTT) nói chung và CNPM nói riêng. Trên thực tế, để hỗ trợ cho sự phát triển của lĩnh vực cịn khá mới mẻ này, khá nhiều chính sách, chương trình mục tiêu, đề án… đã được đưa ra, và cũng đã có tác động đến ngành như :

Chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính trị ban hành năm 2000 đã tạo nền tảng cho

sự ra đời của nhiều cơ chế chính sách nhằm tạo mơi trường pháp lý thuận lợi cho

ứng dụng và phát triển CNTT và CNPM. Đã có đến 179 văn bản pháp quy được

ban hành, tạo nên những hành lang pháp lý cơ bản, định hướng và biện pháp hành

động cụ thể nhằm điều chỉnh và thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT & CNPM.

Nghị định số 164/2003/NĐ-CP và 152/2004 về thuế thu nhập doanh nghiệp ,

bộ tài chính ban hành thơng tư 123/2004/TT-BTC hướng dẫn thực hiện ưu đãi thuế

đối với doanh nghiệp sản xuất và làm dịch vụ phần mềm. Những ưu đãi này tập

trung vào thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu. Quyết định 51/2010- quyết định phê duyệt chương trình phát triển CNPM Việt

Nam đến năm 2010- đã đưa ra những quan điểm, mục tiêu phát triển cũng như các

35

§ Yếu tố kinh tế

Kinh tế TPHCM trong những năm vừa qua có tốc độ phát triển đáng kể. Tốc

độ tăng trưởng GDP đều tăng bình quân hơn 10% cho tới năm 2008 suy thoái kinh

tế xảy ra làm cho tốc độ phát triển chậm lại. Năm 2011 tốc độ tăng trưởng kinh tế

của thành phố đạt mức tăng 10,3%; tuy mức tăng không bằng năm trước và kế

hoạch đề ra cho năm 2011 nhưng cao hơn mức tăng 8,6% của năm 2009.

Bảng 2.5 Mức tăng trưởng GDP cả nước và TPHCM

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Cả nước (%) 7,37 7,69 8,4 8,17 8,44 6,18 5,32 6,78 5,89

TPHCM (%) 11,2 11,7 12,2 12,2 12,6 10,7 8,6 11,5 10,3

Nguồn : Cục thống kê

Tổng vốn đầu tư trên địa bàn TPHCM năm 2011 ước thực hiện 201,5 ngàn tỷ

đồng, so với cùng kỳ tăng 18,5%; vượt 0,04% so kế hoạch năm (năm 2010 tốc độ

tăng 18,4%). Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn 12 tháng ước thực hiện

164.042 tỷ đồng, so với kế hoạch năm đạt 100,04%; so với năm trước tăng 18,4%

(tốc độ tăng năm 2010 là 17,8%). Vốn đầu tư xây dựng và sửa chữa lớn thuộc ngân

sách thành phố 12 tháng ước thực hiện 18.262,3 tỷ đồng, đạt 99,2% kế hoạch năm

và bằng 97,4% so với cùng kỳ (năm 2010 tăng 23,8%). Kinh tế phục hồi và phát triển trở lại cũng có sự đóng góp rất nhiều của thiết bị sản xuất. Các thiết bị thông minh, chẳng hạn như máy tính, các loại phần mềm, mạng, đặc biệt là mạng Internet,

đã cho thấy tầm quan trọng của chúng trong các hoạt động chế tác , quản lý và giải

trí. Chính vì vậy, nhu cầu của các doanh nghiệp và cả các nhân về thiết bị, phần mềm mới sẽ tăng khi kinh tế phát triển.

§ Yếu tố văn hóa, xã hội

Dân số bình quân trên địa bàn thành phố năm 2011 ước tính 7,6 triệu người,

36

trong tổng dân số, tăng 2,7% so năm trước. Tỷ lệ tăng cơ học 20,75%; tỷ lệ tăng tự nhiên dân số 10,32%.

Các khu vực kinh tế trên địa bàn thành phố đã thu hút lao động, giải quyết việc

làm 292,1 ngàn lượt người, đạt 110,2% so kế hoạch năm 2011, tăng 0,2% so năm

2010. Với số người có việc làm ổn định là 215,8 ngàn người, chiếm tỉ lệ 73,9% so với số lao động được giải quyết việc làm.

TPHCM ngày càng khẳng định vai trò trung tâm giáo dục – đào tạo chất lượng cao của mình. Về cơng tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực đã phát triển theo chiều

hướng ngày càng gia tăng, số lượng đào tạo thường năm sau cao hơn năm trước;

loại hình đào tạo cũng đa dạng. Năm 2011, tồn thành phố có 744 trường mẫu giáo, mầm non tăng 6,9% (tăng 44 trường) so với năm học trước. Có 93.122 học sinh học sinh hoàn thành cấp tiểu học, tăng 13,2% so với năm học trước; cấp trung học cơ sở: 74.219 học sinh, giảm 2,5%; cấp trung học phổ thông 57.439 học sinh, tăng

9,6%. Số lượng trường đại học và cao đẳng trên địa bàn tăng nhanh theo đà phát

triển kinh tế. Mặc dù đạt được những bước tiến quan trọng trong thời gian gần đây nhưng giáo dục TPHCM vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Trình độ dân trí chưa cao và chênh lệch giữa các thành phần dân cư, đặc biệt là ngoại ô so với nội ô.Giáo dục

đào tạo vẫn chưa tương xứng với nhu cầu của xã hội. Hệ thống cơ sở vật chất ngành

giáo dục thành phố cịn kém. Đây chính là thách thức lớn cho ngành CNPM tại

TPHCM vì đây là ngành kinh tế tri thức.

§ Yếu tố cơng nghệ và cơ sở hạ tầng

Hiểu được tầm quan trọng của thông tin, TPHCM đã đầu tư 330 tỷ đồng cho

ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan cơng quyền. Nhờ đó, hiện tại,

khoảng 96% cán bộ công chức ở thành phố đã sử dụng máy tính trong cơng việc.

Các cơ quan công quyền ở thành phố cũng đang cung cấp 337 dịch vụ công trực

tuyến, trong đó có dịch vụ cơng được thực hiện hoàn tồn trên mơi trường mạng

37

nếu như có thể phát triển được hệ thống điện tốn đám mây, dịch vụ bảo mật thông tin và các ứng dụng tiện ích để đơn giản hóa các thủ tục trong công việc.

Tuy nhiên, hạ tầng viễn thông - Internet ở TPHCM vẫn chưa đồng bộ, kém ổn

định và hồn thiện. Chi phí th kênh và các dịch vụ gia tăng vẫn còn khá cao, so

với khu vực và quốc tế. Điều kiện để được đầu tư, kinh doanh các dịch vụ kèm theo liên quan đến viễn thơng – Internet vẫn cịn rất hạn chế, vẫn là rào cản đối với các nhà đầu tư nước ngồi. Đó cũng là lý do mà TPHCM đang đẩy mạnh hình thành các

khu cơng viên phần mềm , xây dựng theo mơ hình hiện đại với đường giao thơng

nội khu hồn hảo, hệ thống cung cấp nước, hệ thống điện, hệ thống chiếu sáng công cộng được kiểm tra – bảo trì sửa chữa định kỳ, chăm sóc bảo dưỡng cảnh quang cây xanh và mơi trường làm việc trong nội khu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển ngành công nghiệp phần mềm tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)