Đánh giá thực trạng ngành công nghiệp phần mềm tại TPHCM hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển ngành công nghiệp phần mềm tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 65)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

2.2 THỰC TRẠNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM TẠI TPHCM

2.2.3 Đánh giá thực trạng ngành công nghiệp phần mềm tại TPHCM hiện nay

hiện nay

§ Thành tựu và mặt tồn tại

Ngành CNPM tại TPHCM đã có sự phát triển vượt bậc trong 10 năm qua về

các mặt: doanh số, nhân lực, đóng góp cho hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền

tảng kinh tế tri thức quốc gia và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế.

Thành tựu nổi bật nhất của ngành CNPM tại TPHCM trong 5 năm qua là tốc

độ tăng doanh số trung bình đạt 30%/năm. Đây là con số tăng trưởng cao nhất so

với các ngành kinh tế khác.

Thành tựu nổi bật thứ hai của ngành trong 5 năm qua là sự phát triển đột phá về quy mơ và năng lực với doanh thu tồn ngành vượt con số 11.700 tỷ vào năm 2011 dù ảnh hưởng của suy thoái kinh tế năm 2008. Con số này là khơng hề nhỏ vì

đây là ngành kinh tế tri thức.

Một thành tựu đáng kể khác của ngành CNPM tại TPHCM trong thời gian qua là mở rộng thị trường xuất khẩu với doanh thu xuất khẩu chiếm khoảng 40% tổng

doanh thu. Các DNPM tại TPHCM đã tạo được chỗ đứng vững chắc tại thị trường

Nhật Bản với danh hiệu đối tác được ưa chuộng số 1 và là đối tác lớn thứ 3 của

Nhật Bản sau Trung Quốc và Ấn Độ.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành CNPM tại TPHCM vẫn còn những

52

hạn chế lớn nhất là sự manh mún về quy mô và thị trường, tuyệt đại đa số các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ do đó khơng có sự tập trung về nhân lực, tài chính, năng lực cơng nghệ, tri thức chun mơn. Khơng có những doanh nghiệp lớn để tạo nên hình

ảnh và phân khúc thị trường riêng của TPHCM.

Năng lực cạnh tranh so với các nước trong khu vực và thế giới rõ ràng còn yếu, tồn ngành chưa có định hướng chiến lược rõ ràng, bài binh bố trận chưa hợp

lý, vì vậy rất nhiều doanh nghiệp đã lao đao khi cuộc khủng hoảng tài chính tồn

cầu xảy ra.

Thị trường trong nước rất rộng lớn nhưng các DNPM vẫn chưa đáp ứng được. Nhiều phần mềm nội một thời từng phát triển rồi tắt lụi, vì thế đến nay hầu hết vẫn phải sử dụng phần mềm của nước ngoài. Phần mềm nguồn mở là cơ hội để phát huy sức sáng tạo, nâng cao năng lực nội sinh, tăng cường quyền tự chủ chưa được chú

trọng. Mảng gia công chưa mở rộng ra nhiều loại hình dù thị trường đang có nhu

cầu lớn và phù hợp với khả năng nguồn nhân lực nước ta, như dịch vụ gia cơng các quy trình kinh doanh mà các nước đang rất cần.

Phát triển phần mềm phải bằng năng lực nghiên cứu và sáng tạo, nhưng năng lực ấy đang còn non yếu, chưa được tổ chức và đầu tư mạnh mẽ về phía nhà nước

cũng như doanh nghiệp. Công nghệ đổi mới rất nhanh với chu kỳ hiện tính bằng

tháng, nếu khơng sáng tạo thì khơng thể nói đến cạnh tranh. Mà thích nghi với sự

đổi mới nhanh đã là khó, thiếu những con người sáng tạo thì tụt hậu là chắc chắn. Đào tạo nhân lực hiện vẫn là khâu yếu nhất. Đào tạo và nghiên cứu triển khai

chưa đáp ứng yêu cầu của phát triển. 10 năm qua, các cơ sở đào tạo phát triển rất

nhanh nhưng chất lượng đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu, thiếu những người có khả

năng nắm bắt, làm chủ công nghệ mới và sáng tạo cái mới, những người có khả năng phân tích, dự báo xu thế phát triển, hoạch định chiến lược phát triển...

Ngành CNPM mới hình thành, tiềm lực còn yếu, thiếu kinh nghiệm và lúng túng trước sự phát triển như vũ bão của công nghệ mà năng lực quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước vẫn không theo kịp sự phát triển. Đến nay các cấp, ngành

53

còn chưa coi ngành CNPM như một động lực thúc đẩy đổi mới và phát triển đất

nước, mới dừng lại ở chỗ xem nó là một ngành kinh tế đơn thuần. Như vậy, rõ ràng

ngành CNPM chưa thật sự được quan tâm. Từ chính sách, định hướng chiến lược

hợp tác và cạnh tranh quốc tế, thu hút đầu tư, tổ chức lực lượng, hệ thống tiêu chuẩn

đến xây dựng và triển khai thực hiện, thể chế hóa các chính sách... đều chậm và có

sự chồng chéo nhau.Nâng cao nhận thức cho lãnh đạo là một q trình tích lũy và trải nghiệm. Ngay ở những nước phát triển nhất cũng rất coi trọng việc này.

Do vậy rất cần rà soát các cơ chế và tháo gỡ các vướng mắc, có chính sách

đồng bộ về tài chính, tín dụng nhằm khuyến khích doanh nghiệp và các khu CNPM

tập trung phát triển cùng với chính sách hấp dẫn đầu tư nước ngồi về CNTT.

§ Điểm mạnh

- Ngành CNPM tại TPHCM có lợi thế về nguồn nhân lực trẻ với chi phí thấp.

- Chất lượng phần mềm gia công và sản xuất tại các doanh nghiệp tại

TPHCM đã được biết đến và công nhận. Nhiều công ty lớn trên thế giới đã lựa chọn các doanh nghiệp PM tại TPHCM như TMA, FTP, CSC,… làm đối tác lâu dài cũng như ngày càng mở rộng quan hệ.

- Máy móc, thiết bị trong nội bộ ngành được trang bị hiện đại. Nhờ đó, chúng

ta tiết kiệm được chi phí và thời gian trong việc nghiên cứu cách sử dụng cũng như có cơ hội để tiếp cận các kỹ thuật cao một cách nhanh nhất.

- Uy tín DNPM TPHCM trên thị trường Việt Nam và thế giới ngày càng

được nâng cao. TPHCM luôn nằm trong danh sách các thành phố phần mềm phát

triển mạnh.

§ Điểm yếu

- Chất lượng nguồn nhân lực ngành CNPM ở mức tạm chấp nhận nhưng

chưa cao. Nhân lực cho CNPM hiện nay tuy đang được khuyến khích đào tạo với

quy mô lớn về số lượng và chất lượng, nhưng vẫn thực tế vẫn chưa đáp ứng được

54

- Qui mô và vốn doanh nghiệp rất hạn chế. Tình trạng thiếu hụt nhân sự , vốn

nhỏ và phân tán rất phổ biến.

- Cơng tác nghiên cứu và phát triển cịn yếu: R & D ở TPHCM chưa mạnh vì

thiếu những chun gia nghiên cứu trình độ cao, địi hỏi đầu tư tài chính lớn, lâu

dài hơn và rủi ro cao, thậm chí, trong nhiều lĩnh vực cần có cả hạ tầng cơ sở các ngành cơng nghiệp phụ trợ - vốn rất thiếu ở Việt Nam

- Công tác tiếp thị và quảng bá thương hiệu chưa mạnh: Đa số các doanh

nghiệp cịn thụ động trong việc quảng bá, tiếp thị hình ảnh tới cộng đồng phần mềm thế giới, chưa có sự chuẩn bị. Các doanh nghiệp vẫn tự làm công việc này theo cách riêng lẻ.

§ Cơ hội

- TPHCM rất ổn định về an ninh và chính trị, khơng có khủng bố và xung đột

sắc tộc nên nhà đầu tư luôn được đảm bảo an toàn.

- Sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ và các chính sách ưu đãi vì hiện tại

Chính phủ đã và đang áp dụng nhiều sáng kiến, giải pháp nhằm đưa Việt Nam trở

thành một trung tâm gia công xuất khẩu phần mềm lớn của thế giới

- Ngành CNTT toàn cầu đang hồi phục và tăng trưởng mạnh mẽ. Chuyển

biến tích cực cho ngành CNTT cịn có thể được nhìn thấy qua sự tăng chi tiêu mà thế giới dành cho ngành này: năm 2010 tăng 8,4%, năm 2011 tăng 9,8 %. TPHCM cũng nằm trong xu hướng này.

- Xu hướng thuê gia công ở các nước phát triển cùng với sự tăng giá nhanh

chóng và tỷ lệ chuyển việc cao của các thị trường gia công phần mềm lớn. Đây lại

chính là cơ hội cho TPHCM vì tỷ lệ chuyển việc thấp, và mức lương thấp nhất trên thị trường phần mềm thế giới.

- Sự phát triển của khoa học kỹ thuật trên thế giới cùng với kỹ thuật công

nghệ mới như điện toán đám mây, ứng dụng di dộng và máy tính bảng, … mới xuất

55

nghiệp gia cơng phần mềm mới gia nhập ngành vì hiện nay rất ít các doanh nghiệp sở hữu kỹ thuật mới này hoặc sẵn sàng gia công cho dịch vụ này.

- Sự đầu tư của các công ty phần mềm đa quốc gia: nhiều nhà cung cấp dịch

vụ CNTT toàn cầu đã chọn TPHCM làm điểm phân phối mới như IBM, HP,

CGI,…Tất yếu nhu cầu về lao động cho ngành CNPM tại các điểm phân phối này

sẽ tăng và đây chính là một cơ hội lớn cho ngành CNPM tại TPHCM.

§ Thách thức

- Luật pháp về bảo hộ sở hữu trí tuệ và bản quyền tác giả đang có nhiều bất

cập hiện là mối lo ngại và nguy cơ rủi ro đối với DNPM tại TPHCM. Nguy cơ kiện tụng và tranh chấp bản quyền sản phẩm sẽ có thể diễn biến phức tạp và gia tăng trong những năm tới.

- Sự xuất hiện của các thị trường gia công phần mềm mới nổi. Nguy cơ cạnh

tranh vì chi phí nhân cơng đến từ Pakistan, Bangladesh, Nam Phi là một thách thức vô cùng lớn cho ngành CNPM tại TPHCM

- Cơ sở hạ tầng internet, viễn thơng tại TPHCM cịn yếu kém với hệ thống

Internet chập chờn, thiếu nguồn điện tại các tịa nhà cũng gây khó khăn cho ngành trong việc bảo quản và vận hành cách thiết bị.

- Hệ thống giáo dục tại Việt Nam chưa tốt. Tình hình đào tạo và sử dụng

nguồn nhân lực CNTT hiện còn chưa thốt khỏi tình trạng “thừa mà thiếu”, đào tạo ra thì nhiều nhưng số lượng sinh viên tốt nghiệp đáp ứng được nhu cầu của các đơn vị sử dụng thì lại thiếu.

Kết luận chương 2

Qua chương 2, chúng ta đã phân tích được thực trạng của ngành CNPM tại

TPHCM giai đoạn 2001-2010, từ đó đưa ra các điểm mạnh, điểm yếu, thách thức,

cơ hội. Đây chính là những yếu tố quan trọng để xây dựng các chiến lược phát triển cho ngành CNPM tại TPHCM trong giai 2011-2020.

56

CHƯƠNG 3

CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHẦN MỀM TPHCM GIAI ĐOẠN 2011-2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển ngành công nghiệp phần mềm tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)