6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
3.1 QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG
3.1.2 Quan điểm
CNPM là một ngành kinh tế, vì thế vai trị của Nhà nước đối với các ngành
kinh tế khác như thế nào thì chí ít ở đây cũng phải vậy. Ngành kinh tế phần mềm lại là ngành kinh tế tri thức - cơng nghệ cao, và cịn đang rất mới đối với Việt nam, vì vậy Nhà nước cần phải như một “bà đỡ” đối với sự ra đời và phát triển của ngành
kinh tế đồng thời mang hai đặc điểm: thuộc khu vực kinh tế tri thức – cơng nghệ
cao và cịn rất mới mẻ.
Như mọi ngành kinh tế khác, Nhà nước thực hiện vai trò quản lý ngành CNPM thể hiện ở một số cơng việc chính như là: xây dựng quy họach, thông qua các kế họach phát triển, ban hành các chủ trương, chính sách, tạo mơi trường thuận lợi thúc đẩy ngành CNPM phát triển, và trong một số giai đoạn cần thiết phải trực tiếp đứng ra tổ chức để thực hiện các chủ chương, chính sách này, sử dụng nguồn ngân sách quốc gia cho các công việc này.
CNPM là một lĩnh vực rất mới. Bản thân các cơ quan quản lý nhà nước ngành CNPM cần có trách nhiệm tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa về CNPM, về vai
trò và vị trí của nó đối với phát triển kinh tế- xã hội của thành phố, của vùng và
quốc gia. Không phải cứ được giao trách nhiệm quản lý ngành, được cọ sát thực tế là cơ quan nhà nước có thể hiểu sâu sắc các quy luật phát triển của ngành đó. Điều này ngày càng tạo nên thách thức với các ngành kinh tế tri thức - công nghệ cao như CNPM. Nếu chỉ bằng các tri thức và tư duy quản lý các ngành kinh tế - kỹ thuật truyền thống thì khả năng thành công là không cao. Trên cơ sở nhận thức đúng đắn về vai trò, vị trí và những đặc điểm của CNPM, nên ban hành và cập nhật thường
57
xuyên và đồng bộ hệ thống các chủ trương chính sách. Quan trọng hơn nữa là tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách này nhằm tạo lập từng bước và liên tục hịan thiện mơi trường pháp lý, mơi trường xã hội và hạ tầng cơ sở vật chất – kỹ thuật thuận lợi cho CNPM và các DNPM phát triển. Nhà nước tự mình cần làm nhiều việc để phát triển thị trường nhà nước, như một khách hàng lớn của CNPM và triển khai một số dự án đầu tư, dự án hỗ trợ.
Việc xây dựng và thông qua một bản quy họach, kế hoạch và phương án tổ
chức thực hiện, phương pháp và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT trong
các cơ quan hành chính của thành phố sẽ mang lại hiệu quả xã hội quan trọng. Bản
Quy họach tổng thể nên có giá trị ít nhất 10 năm, là thời gian tạm đủ để các hệ
thống thông tin tại các đơn vị về cơ bản hoàn thành, phục vụ được nhu cầu quản lý đô thị, song song với các hệ thống CSDL đô thị khác. Quy họach ứng dụng
CNTT cần làm tương tự như quy họach phát triển không gian đô thị, phù hợp với
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Làm tốt công tác quy hoạch và chỉ đạo thực hiện tốt các kế hoạch hàng năm sẽ giúp thành phố tạo lập một cách chủ
động thị trường định hướng bới nhà nước cho CNPM.
Trong giai đọan 2011 – 2020, có thể dự báo chi tiêu cho CNTT trong khu vực nhà nước tại thành phố HCM hàng năm tăng từ 50 – 60 triệu USD, lên đến khỏang
100 – 120 triệu USD vào cuối giai đọan. Tỷ lệ chi cho phần mềm và dịch vụ cần
chiếm khỏang 1/2. Việc công khai các quy hoạch và kế hoạch là đảm bảo cần thiết
để triển khai có chất lượng các cơng trình ứng dụng CNTT, đồng thời tác động tích
cực đến thị trường phần mềm tại thành phố. Các DNPM căn cứ vào kế hoạch CNTT
hàng năm của thành phố sẽ chủ động xây dựng lực lượng để tham gia đấu thầu các
dự án. Cơng khai hóa quy họach, kế họach 5 năm, kế họach hàng năm, họat động
triển khai, đánh giá kết quả triển khai các kế họach này có vai trị rất quan trọng, tránh được việc lặp lại các sai lầm, thất bại, nhân rộng các bài học thành cơng.
Bên cạnh vai trị định hướng của Nhà nước trong xây dựng quy hoạch và kế
58
nghiệp là hạt nhân để phát triển CNPM. Số lượng và quy mô DNPM quyết định sức cạnh tranh và khả năng phát triển bền vững của toàn bộ ngành CNPM. Doanh
nghiệp cần chủ động, nắm bắt được xu thế thị trường và có chiến lược kinh
doanh rõ ràng. Để phát triển, DNPM cần được cung cấp thông tin kịp thời về thị
trường, công nghệ, sản phẩm và nhu cầu. DNPM cần có cơ hội bình đẳng để tiếp
cận các nguồn tài chính, các dự án vốn đầu tư của nhà nước, vốn đầu tư nước ngồi. Nhà nước cần tạo mơi truờng phát triển bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp. Để làm điều này, Nhà nước cần hạn chế đầu tư trực tiếp từ ngân sách cho doanh
nghiệp, cho các dự án không đem lại kết quả rõ ràng hoặc chậm triển khai, nên tập trung đầu tư để tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho tất cả các doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp định hướng phát triển, hỗ trợ thông tin về cung cầu và xu thế phát triển của thị trường sản phẩm và dịch vụ phần mềm. Nhà nước có thể ưu tiên đầu tư vào các chương trình - dự án đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực, cho các dự án nghiên cứu – phát triển đem lại khả năng cạnh tranh, cho các
chương trình hỗ trợ DNPM tham gia tiếp thị và xuất khẩu, đầu tư kích cầu trong
một số lĩnh vực ưu tiên như thiết kế, chế tạo, phát triển phần mềm nhúng, ứng dụng phần mềm nguồn mở. Hình thức khác là nhà nước thành lập các Quỹ hỗ trợ tài
chính (cho doanh nghiệp vay không thế chấp, không lãi xuất) để giúp doanh
nghiệp vượt qua khó khăn trước mắt, giải quyết các vấn đề trong tuyển dụng và
đào tạo nhân lực, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ.
Phát triển CNPM cần có thị trường, hạ tầng, nhân lực, công nghệ và quản
lý tốt, biết phát huy tối đa thế mạnh của quốc gia, hạn chế các khó khăn nhất
thời và ần coi trọng định hướng xuất khẩu. Bài học thành công của Công ty Phần
mềm TMA, một công ty phần mềm lớn nhất tại TPHCM đạt mức tăng trưởng 78% liên tục 8 năm sau khi thành lập đã minh chứng cho quan điểm trên. TMA, cũng như các DNPM hàng đầu khác tại thành phố đóng một vị trí rất quan trọng, vì
đây là những doanh nghiệp tăng trưởng bền vững, dễ dàng vượt qua các khó khăn
về nhân lực, về thị trường trong các giai đoạn khủng hoảng tạm thời, có đủ sức
59
mà các công ty lớn cung cấp ln có sự đảm bảo lâu dài. UBND thành phố cần có các chính sách tơn vinh và ưu đãi đặc biệt cho các DNPM hàng đầu, cần khuyến khích các cơng ty nhỏ tập hợp thành các tập đồn lớn, nhanh chóng có nhiều DNPM quy mơ lớn từ 500 - 1000 lập trình viên.
Sự phát triển CNPM, bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu ứng dụng CNTT, cịn có quan hệ chặt chẽ với sự phát triển của các ngành viễn thông – Internet, điện tử –
tin học, thiết kế, lắp ráp và chế tạo phần cứng. Đây phải coi là trọng tâm trong
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là yếu tố trực tiếp thúc đẩy phát triển ứng dụng và phổ cập CNTT, phát triển các ngành công nghệ cao khác như công nghệ sinh học, nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ vật liệu mới, điện tử vi mạch. Bên cạnh đó cần có biện pháp tác động và thúc đẩy mạnh mẽ các nhu cầu ứng dụng CNTT phục vụ đời sống hàng ngày của người dân thành phố. Việc khởi tạo và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ phần mềm của người dân, cùng với các giải pháp phát triển hai thị trường lớn là thị trường nhà nước và doanh nghiệp sẽ giúp phát triển thị trường ứng dụng CNTT trong nước.
3.1.3 Mục tiêu
3.1.3.1 Mục tiêu chính
Mục tiêu chính là thúc đẩy phát triển ngành CNPM của TPHCM, thông qua
phát triển các DNPM, để góp phần đạt doanh số 2 tỷ USD đến cuối năm 2020,
chiếm 2,5 – 3% tỷ trọng GDP của TPHCM.
3.1.3.2 Các chỉ tiêu phát triển ngành công nghiệp phần mềm TPHCM
Phấn đấu đến cuối năm 2020, ngành CNPM tại TPHCM có ít nhất 05 doanh nghiệp phần mềm quy mơ lớn (có trên 1000 lập trình viên hoặc doanh số hàng năm
trên 10 triệu USD), 100 doanh nghiệp hàng đầu (có trên 100 lập trình viên hoặc
doanh số hàng năm trên 1 triệu USD), có khơng dưới 400 doanh nghiệp phần mềm quy mơ vừa (có doanh số hàng năm trên 100.000 USD), trong đó có ít nhất 25 - 30 doanh nghiệp có cơng nghệ nguồn và sản phẩm chủ lực.
60
3.1.4 Định hướng
Để đạt được mục tiêu và các chỉ tiêu của Chương trình, trong thời gian 2-3
năm sắp đến, TPHCM cần phải thực hiện bằng được ba nhiệm vụ cụ thể sau:
- Xây dựng hệ thống thông tin và hỗ trợ DNPM nâng cao trình độ cơng nghệ,
trình độ quản lý, có đủ thơng tin về thị trường, giúp các doanh nghiệp các định
hướng phát triển thị trường trong nước, thị trường xuất khẩu tới Nhật bản, các thị trường mới, phù hợp với trình độ, sản phẩm, công nghệ và khả năng cạnh tranh của các DNPM thành phố.
- Xây dựng hệ thống liên kết và hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực cho DNPM.
Các cơ sở đào tạo, trung tâm, trường, viện liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp; Các cơ sở đào tạo CNTT đặt dưới sự quản lý trực tiếp của UBND thành phố và Sở Bưu chính, Viễn thông.
- Xây dựng hệ thống hỗ trợ khách hàng trong nước, khách hàng và nhà
đầu tư nước ngồi có nhu cầu thuê phát triển sản phẩm và làm dịch vụ, gia công
xuất khẩu phần mềm và dịch vụ, thực hiện đầu tư trong lĩnh vực CNTT tại thành phố (phát triển và tiêu thụ các sản phẩm và dịch vụ của DNPM).