Kiến nghị đối với Chính Phủ, Bộ và Ngành liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển ngành công nghiệp phần mềm tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 90 - 93)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.5 CÁC KIẾN NGHỊ

3.5.1 Kiến nghị đối với Chính Phủ, Bộ và Ngành liên quan

Tạo môi trường thuận lợi để doanh nghiệp phát triển là một nhiệm vụ lớn của nhà nước. Với ngành CNPM, nhà nước có vai trị hết sức quan trọng mà không tổ

82

hiện nay. Dưới đây là một số kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ và Ngành có liên

quan:

§ Nhà nước nên có một số hoạt động đầu tư vào ngành CNPM và đóng vai trị

thúc đẩy phát triển các sản phẩm, công nghệ chủ lực, trọng điểm quốc gia như:

- Cho phép áp dụng mơ hình hợp tác công tư trong việc cung cấp dịch vụ

công. Bởi các DNPM lớn sẵn sàng đầu tư vài chục triệu USD để cùng các cơ quan

Chính phủ triển khai cung cấp dịch vụ công nhưng hiện tại vẫn thiếu cơ chế thực hiện việc hợp tác này.

- Cần đưa chi tiêu về CNTT thành khoản chi thường xuyên trong mục lục

ngân sách. Thiếu cơ chế này, các cơ quan nhà nước hiện nay mua sắm phần mềm theo kiểu gói gọn, khơng có chi phí để duy trì trong khi đó ngành CNPM đang có xu hướng bán phần mềm như dịch vụ.

- Thành lập trung tâm R&D về phần mềm , lập quỹ hỗ trợ phát triển phần

mềm Việt Nam để phát triển ngành CNPM về chiều sâu.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng, áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu

chuẩn chất lượng quốc tế giúp cho doanh nghiệp có được giấy thơng hành bước vào thị trường phần mềm thế giới.

§ Vai trò của doanh nghiệp lớn, đầu tàu là rất quan trọng, tỷ lệ doanh nghiệp có

doanh thu cao, mức tăng trưởng cao chỉ mới chiếm khoảng 5%, nhà nước cần có sự

hỗ trợ và chương trình cụ thể để chuyển dịch dần cơ cấu các DNPM và dịch vụ

CNTT từ trạng thái hiện tại 5-95 về theo hướng quy luật 20-80.

- Chính phủ cần có tầm nhìn tạo ra một nhóm cơng ty đầu đàn để quảng bá

hình ảnh. Nếu có khoảng chục cơng ty GCPM cỡ 1.000 người, khi đó thương hiệu

về của Việt Nam chắc chắn sẽ tốt lên nhiều. Các doanh nghiệp nước ngoài họ cũng an tâm hơn khi vào Việt Nam.

- Mơ hình cần xây dựng có thể là hình thành các liên kết giữa các doanh

83

đón vai trị đầu tầu, quyết định việc làm và đào tạo và phân chia việc cho các doanh

nghiệp vừa và nhỏ.

- Tháo gỡ các thủ tục các rào cản để các doanh nghiệp ở nhóm trên giữ vững

đước tốc độ tăng trưởng, đồng thời trợ giúp, tiếp sức cho các doanh nghiệp ở nhóm

giữa vượt lên tham gia nhóm hàng đầu.

- Đề nghị nên có chính sách ưu đãi vốn vay đối với doanh nghiệp làm phần

mềm. Nhà nước nên cho phép mở rộng các đối tượng được đầu tư tại công viên

phần mềm theo tiêu chí của ngành kinh tế dựa trên kinh tế tri thức, kinh tế thơng tin.

§ Chính phủ cũng nên quan tâm đến vấn đề PR để thế giới biết đến Việt Nam.

Và người thực hiện việc PR đó phải là người am hiểu văn hố Việt Nam lẫn nước

ngồi để thu hút đối tác nước ngoài vào đầu tư, từng làm việc trong các công ty lớn về CNTT, có am hiểu được các hoạt động về R &D. Trách nhiệm thực hiện việc PR cho ngành hiện nay thuộc về Bộ TT&TT. Vì vậy, Bộ TT&TT nên có ngoại lệ để thu

hút những người có kinh nghiệm như vậy, đặc biệt trong vấn đề thể chế, đáp ứng

được lương bổng và người này phải có được quyền quyết định khi làm việc.

§ Về thi hành chính sách thuế, một số kiến nghị được đưa ra bao gồm: Kiến nghị

mở mã số thuế cho mặt hàng phần mềm và đưa phần mềm vào danh mục không

chịu thuế nhập khẩu. Kiến nghị giảm thuế nhập khẩu còn 0% cho mặt hàng bộ định tuyến dữ liệu, bộ chuyển đổi mạng và modem...

§ Về thủ tục hải quan, kiến nghị Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan xem xét hỗ

trợ những chính sách đặc biệt về nhập khẩu thiết bị công nghệ cao phục vụ R&D, cụ thể là: Thủ tục hải quan đơn giản và nhanh chóng và miễn thuế giống như mơ hình

Cơng viên phần mềm của Ấn Độ. Đây sẽ là một cơ hội để Việt Nam tiếp nhận và

được chuyển giao các cơng nghệ mới.

§ Nhà nước cần đầu tư và hỗ trợ những khu CNPM để làm sao vai trò liên kết

giữa các doanh nghiệp trở thành một sức mạnh và động lực thúc đẩy các doanh

nghiệp cùng phát triển. Đặc biệt, để phát triển các khu CNPM một cách đồng bộ,

84

thống dịch vụ dùng chung, quản lý và đối tượng được tham gia vào các khu CNPM tập trung. Các công viên phần mềm đã xây dựng và đang hoạt động có hiệu quả cần tập trung mở rộng quy mơ.

§ Vấn đề chảy máu chất xám là một vấn đề đầy nan giải và là vấn đề bức bối của

Nhà nước ta hiện nay. Hằng năm, có hàng ngàn lượng nhân cơng chất lượng cao đi làm việc ở nước ngoài và định cư ở đó. Nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước cịn q ít ỏi, chưa đáp ứng được nhu cầu cao của ngành gia công phần mềm ở Việt

Nam. Vì vậy, nhà nước cần xem xét các vấn đề đãi ngộ nhân tài sau khi theo học ở

các trường đại học trong và ngoài nước với các hoạt động thực tiễn như: chính sách

ưu đãi về lương, về thuế, về cuộc sống, nhà cửa …

§ Do tính xã hội hóa rất cao của ngành CNPM nên nhà nước cần quan tâm quy

hoạch và hỗ trợ hoạt động của các hiệp hội chuyên ngành này để thơng qua đó tạo

được tương tác giữa Chính phủ và doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển ngành.

§ Đề nghị Quốc hội sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ liên quan đến bản quyền phần

mềm nhằm thúc đẩy ngành CNTT-TT Việt Nam phát triển. Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ vi phạm bản quyền cao nhất thế giới (83%) và đây đang là sự cản trở đối với sự phát triển của ngành CNPM trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển ngành công nghiệp phần mềm tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 90 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)