Chiến lược mở rộng thị trường gia công phần mềm ra nước ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển ngành công nghiệp phần mềm tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 80 - 82)

6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN

3.4 CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

3.4.1 Chiến lược mở rộng thị trường gia công phần mềm ra nước ngoài

Trước hết hướng vào xuất khẩu lao động phần mềm sang các nước đang có

nhu cầu nhập khẩu cao như Mỹ. Tìm hiểu đầy đủ nhu cầu nhập khẩu chuyên gia

phần mềm của các nước phát triển. Nghiên cứu lựa chọn những lĩnh vực nhất định

để tập trung đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu xuất khẩu. Đảm bảo cung cấp lao động phần mềm trình độ cao và giá nhân công thấp. Phát triển một số công ty đào

tạo và xuất khẩu lao động phần mềm. Liên doanh với các cơng ty nước ngồi trong

xuất khẩu lao động phần mềm ,trước hết là các công ty Việt kiều tại Mỹ. Một số

DNPM lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp của Việt kiều đầu tư vào trong nước có

quan hệ tốt với thị trường nước ngồi, có khả năng nhận được những dự án lớn

đứng ra tổ chức tập hợp các DNPM trong nước để thực hiện. Đây là hình thức hợp

tác làm gia công cho nước ngồi thích hợp với thời kỳ đầu của các DNPM Việt

Nam. Hiện tại, đang có khoảng 10000 người Mỹ gốc Việt làm việc tại thung lũng

Silicon. Trong số đó khơng ít người đã thành danh và có khả năng đầu tư vốn và

trực tiếp về làm ăn ở Việt Nam. Từng công ty phải phân đoạn thị trường, lựa chọn

thị trường mục tiêu và có chiến lược phát triển riêng ở thị trường nước ngoài. Mỗi nhóm cơng ty trong từng lĩnh vực phần mềm phải có sự phối hợp chiến lược kinh doanh với nhau.

Thứ hai, tiến hành hợp đồng gia công cho các công ty phần mềm của các nước phát triển. Phải có đủ năng lực và hiểu rất sâu về thị trường và các hướng chiến lược của khách hàng đồng thời phải chứng minh được khả năng thực tế. Vì vậy, trước hết

phải đầu tư đảm bảo năng lực và qui mô sản xuất thực sự đáp ứng yêu cầu của

khách hàng. Cần liên kết thành nhóm cơng ty trong từng lĩnh vực để tăng năng lực

72

các công ty phần mềm nước ngoài trong việc sản xuất và marketing trên thị trường

thế giới. Lựa chọn và xây dựng quan hệ với một số công ty làm đầu cầu nhận hợp

đồng gia cơng ở nước ngồi. Hiện Nhật Bản đang là thị trường phần mềm nhúng

hàng đầu thế giới và đã đến TPHCM tìm kiếm đối tác gia cơng phần mềm nhúng.

Do đó, ngành CNPM tại TPHCM cần chuẩn bị nguồn lực để tham gia vào thị

trường gia công phần mềm nhúng, đẩy mạnh hơn nữa những định hướng đào tạo

cho ngành hệ thống nhúng, bao gồm phần mềm nhúng, để chuẩn bị nguồn lực lâu dài.

Thứ ba, thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ hơn nữa vào lĩnh vực phần mềm

để xuất khẩu lao động tại chỗ. Các công ty nước ngoài khi mở chi nhánh tại

TPHCM sẽ sử dụng lao động phần mềm ngay tại thành phố này. Đây là cơ hội tốt

để các DNPM có quy mơ nhỏ tại TPHCM hợp tác để học hỏi kinh nghiệm quản lý,

nâng cao trình độ cơng nghệ và mở đường tiến ra thị trường quốc tế.

Thứ tư, đầu tư áp dụng quy trình quản lý chất lượng theo các chuẩn quốc tế.

Mơ hình CMMi là một khung các giải pháp tối ưu cho quá trình sản xuất phần

mềm, là con đường cải tiến giúp Doanh nghiệp đạt đến một quy trình chuẩn nhất

quán, thành quả cao và hiệu suất đầu tư lớn. Chính vì thế, CMMi được xem như

visa cho Doanh nghiệp Phát triển Phần mềm gia nhập thị trường thế giới.

Thứ năm, các DNPM tại TPHCM cần hỗ trợ tìm kiếm, nghiên cứu và phát triển thị trường mới. Ngành CNPM tại TPHCM cần phải có một chiến lược

marketing mang tầm cỡ để quảng bá cho phần mềm ở nước ngoài. Nhà nước cần

đầu tư và tổ chức các chương trình nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong lĩnh vực rất

khó khăn này. Có thể lập một quỹ nghiên cứu và hỗ trợ quảng bá, tiếp thị phát triển

thị trường cho các doanh nghiệp trong đó nhà nước đầu tư ban đầu 50%, cịn 50%

sẽ trích từ doanh thu của các DNPM.

Ngồi ra, việc thành lập cơng ty tại thị trường nước ngồi có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho DNPM tiệm cận với khách hàng và thiết lập, phát triển mối quan hệ

73

mặt địa lý lẫn ngôn ngữ. Các công ty trên thế giới hiện nay ln tìm kiếm những đối tác có năng lực kỹ thuật, đồng thời có khả năng cung cấp và hỗ trợ cho khách hàng tại chỗ với chi phí cạnh tranh.

Cần lập các uỷ ban hợp tác liên chính phủ về cơng nghệ thơng tin và sản xuất phần mềm tại TPHCM với các thị trường chiến lược như Bắc Mỹ, EU và Nhật Bản

để nhận được những hợp đồng phân phối lại cho doanh nghiệp.

Việc phát huy vai trò của các Hội tin học TPHCM cũng là một điểm rất quan trọng , có nhiệm vụ liên kết các doanh nghiệp thành viên tại TPHCM nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cả khối, tổ chức giới thiệu với thế giới về ngành CNPM tại TPHCM thông qua hội thảo, hội nghị và các mối liên hệ với các hiệp hội tương

ứng ở các quốc gia khác.

Sau cùng, phát triển dịch vụ gia cơng quy trình doanh nghiệp (Bussiness Process Outsourcing - BPO) ở nước ngoài là hướng đi mới để phát triển phần mềm tại TPHCM theo tiêu chí số lượng. Dịch vụ này làm tồn bộ những công việc liên

quan đến ứng dụng CNTT, gồm cả những công việc đơn giản nhất như xử lý ảnh,

nhập dữ liệu, số hoá văn bản,... cho đến những công việc phức tạp hơn như dịch vụ kế tốn tài chính, chăm sóc khách hàng, ... Lợi thế của chúng nằm ở số lượng công việc rất lớn và đơn giản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược phát triển ngành công nghiệp phần mềm tại thành phố hồ chí minh , luận văn thạc sĩ (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)