Chương 3 Đánh giá tác động chính sách đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành
3.3. Đánh giá tác động chính sách đến cụm ngành
Phần này sẽ đề cập bổ sung các phần chính sách chưa đề cập có tác động lớn đến các khu vực trong chuỗi giá trị. Các nhóm chính sách được trình bày gồm: hoạt động liên kết cụm ngành của hiệp hội, thủ tục hải quan, và chính sách giáo dục và đào tạo.
Vai trò hiệp hội. Có thể nói các thể chế hỗ trợ như VCCI, VITAS, AGTEK đang phát huy vai trò kết nối trong cụm ngành, nhưng kết nối với nhóm DNNVV cịn hạn chế.
Trong đó, VCCI đang đóng vai trị lớn nhất trong hoạt động đối thoại chính sách với chính phủ. Ngồi những báo cáo tổng hợp các vấn đề chính sách liên quan đến DN, VCCI cũng tham gia đối thoại trực tiếp với Thủ tướng Chính phủ cũng như đại diện các Bộ thơng qua các chương trình đối thoại giữ DN với Chính phủ như Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam hoặc hội nghị Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng DN năm 2016 và năm 2017… VITAS là một trong những hiệp hội tích cực phản ánh vấn đề mà DN ngành dệt may quan tâm, chủ yếu các thủ tục kiểm tra chuyên ngành trong nhập khẩu, phát triển khu công nghiệp lớn, giãn lộ trình tăng lương tối thiểu... Các cơ quan chức năng đã có giải trình hoặc trực tiếp hoặc bằng văn bản các chính sách mà VITAS quan tâm. Ví dụ như cơng văn 63/CV-HHDMVN, Bộ Công Thương đã phản hồi trực tiếp và bằng công văn 9001/BCT-CNN ngày 26/9/2016. Tương tác giữa các cơ quan nhà nước với hiệp hội chỉ ra sự cộng tác của nhiều bên trong giải quyết các vấn đề DN quan tâm.
Quan trọng hơn, các thể chế đã tổ chức nhiều hoạt động liên quan đến vấn đề hội nhập về các hiệp định thương mại, tổ chức các hội chợ,… Vai trò VITAS, VCCI, AGTEK tạo ra nhiều hoạt động cải thiện hoạt động tìm hiểu các quy định hiệp định thương mại, nhưng số lượng tham gia hạn chế khoảng 500 DN ở tất cả các ngành nghề. Khảo lược websites của các thể chế hỗ trợ trên, số DN quan tâm đến văn bản chi tiết là ít chỉ khoảng 50 lượt26. Một khả năng tích cực là DN nội địa đang tìm trực tiếp các thơng tin hội nhập bằng nguồn tin Tiếng Anh hoặc ngoại ngữ khác. Điều này khó xảy ra do như IPP/CIEM (2013) chỉ ra phần lớn DNNVV thực hiện gia cơng đơn thuần, thậm chí khơng biết điểm đến cuối cùng của sản phẩm xuất khẩu.
26 Dựa theo thống kê trang mạng VCCI–TP.HCM ví dụ hội thảo Hội nghị bàn tròn về Hoạt động tạo Thuận lợi Thương mại tại TP. HCM, hội thảo “Hiệp định TPP – Những Điều Doanh Nghiệp Cần Biết”,…
Cơ hội phát triển ngành dệt may đang hiện hữu với sự cung cấp trang thiết bị máy móc cũng như các hoạt động đa dạng mà hiệp hội tổ chức. Khi tham gia các hoạt động hội chợ và các hội thảo trong vùng TP.HCM, các DN ngành dệt may nội địa có thể tiếp cận cơng nghệ mới hoặc tìm được quan hệ mới với các đối tác từ Đức, Italy, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc. Sự tham gia hạn chế của các DNNVV cũng cần xét đến yếu tố nội tại về chiến lược của DN. Nếu DN tham khảo những tương tác giữa hiệp hội với các cơ quan chức năng, thì DN hình thành chiến lược phù hợp những định hướng thay đổi chính sách. Ngược lại, DN khơng chủ động tham gia các hoạt động của cụm ngành thì hiệp hội khơng thể thực hiện vai trò liên kết DN với các thành tố trong cụm ngành, và DN đó tự tách bỏ những lợi thế mà cụm ngành đem lại. Một lần nữa, quan điểm cạnh tranh như thế nào quan trọng hơn cạnh tranh ở ngành nào. Phần chính sách đào tạo (ở phía sau) sẽ cung cấp một phần nguyên nhân của thiếu chiến lược của DN nội địa do hạn chế về nguồn cung và chất lượng của nguồn nhân lực lao động trình độ cao.
Tóm lại, các thể chế hỗ trợ đang cải thiện theo hướng giải quyết các thắc mắc mà DN quan tâm cũng như tổ chức hoạt động liên kết trong cụm ngành. Ngành dệt may cũng chức kiến nhiều hoạt động đa dạng do các hoạt động chuẩn bị thực thi các hiệp định thương mại.
Dịch vụ logistics. Do phụ thuộc ngun phụ liệu, dịch vụ logistics càng đóng vai trị quan trọng
hơn trong đảm bảo thời gian giao hàng. Sử dụng chỉ báo năng lực logistics của WB có thể phản ánh một các tương đối chính xác dịch vụ logistics tại vùng TP.HCM. Do, theo Hiệp hội Logistics Việt Nam, DN tại TP.HCM chiếm khoảng 70% DN hoạt động tích cực trong cung cấp dịch vụ logistics27; VITAS ký kết với hiệp hội cung cấp logistics hướng đến tạo chuỗi liên kết giảm chi phí cho DN dệt may xuất khẩu cũng như cải thiện chất lượng của dịch vụ logistics. Bảng 3.4 cho thấy chỉ số năng lực logistics của Việt Nam hầu như không thay đổi thứ hạng so với một số quốc gia cạnh tranh về ngành dệt may trong giai đoạn 2012 – 2016.
Bảng 3.4. Bảng xếp hạng chỉ số năng lực logistics của một số quốc gia cạnh tranh
Quốc gia 2012 2014 2016
Điểm Xếp hạng Điểm Xếp hạng Điểm Xếp hạng
Trung Quốc 3,52 26 3,53 28 3,66 27 Ma-lay-xia 3,49 29 3,59 25 3,43 32 Ấn Độ 3,08 46 3,08 54 3,42 35 Thái Lan 3,18 38 3,43 35 3,26 45 In-đô-nê-xia 2,94 59 3,08 53 2,98 63
27 Truy cập ngày 26/7/2017 tại: http://bnews.vn/nang-cao-nang-luc-chuoi-cung-ung-det-may-thong-qua-
Việt Nam 3,00 53 3,15 48 2,98 64
Pa-kis-tăng 2,83 71 2,83 72 2,92 68
Phi-líp-pin 3,02 52 3,00 57 2,86 71
Cam-pu-chia 2,56 101 2,74 83 2,80 73
Ghi chú: Điểm cao nhất là 5 và điểm thấp nhất là 1.
Nguồn: Logistics Performance Index (WB).
Xét chi tiết chỉ số năng lực logistics ở Bảng 3.4 phản ánh tất cả thành phần của Việt Nam có khuynh hướng không đáp ứng kỳ vọng của cải thiện so với các quốc gia cạnh tranh. Điều này cho thấy, các cơ quan chức năng cần tiếp tục thực hiện cải thiện như đầu tư cơ sở hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính và cắt giảm các chi phí khơng cần thiết để tạo thuận lợi cho dịch vụ thương mại. Theo Vũ Đặng Dương (2016), sự tụt hạng các chỉ số khơng có nghĩa sự thụt lùi về chất lượng dịch vụ mà do một số vụ việc xảy ra trong hoạt động logistics tại vùng TP.HCM như các vụ gây rối ở các nhà máy tại Bình Dương và Đồng Nai vào tháng 5/2014, hoặc một số cảng ở TP.HCM và Cái Mép bị ùn tắc trong q 3-2014 do kẹt cảng trên quy mơ tồn cầu. Trong nhóm yếu tố logistics, phần tiếp sau thảo luận chi tiết điểm thành phần yếu tố thủ tục hải quan.
Bảng 3.5. Cấu trúc điểm thành phần chỉ số năng lực logistics của Việt Nam
Quốc gia 2012 2014 2016 Điểm Xếp hạng Điểm Xếp hạng Điểm Xếp hạng Hải quan 2,65 63 2,81 61 2,75 64 Hạ tầng 2,68 72 3,11 44 2,70 70 Gửi hàng quốc tế 3,14 39 3,22 42 3,12 50
Năng lực và chất lượng logistics 2,68 82 3,09 49 2,88 62
Theo dõi hàng hóa 3,16 47 3,19 48 2,84 75
Tính đúng giờ 3,64 38 3,49 56 3,50 56
Nguồn: Logistics Performance Index (WB).
Thủ tục hải quan. Thủ tục hải quan là một lĩnh vực có nhiều cải thiện hơn trước, giúp giảm thiểu thời gian và chi phí DN. Chính phủ đang triển khai chương trình cải cách thủ tục hải quan nhằm tạo thuận lợi thuận mại cho DN, đảm bảo nguồn thu và hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hải quan, thể hiện tại Quyết định 448/QĐ-TTg ngày 25/03/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020; Quyết định số 1614/QĐ-BTC ngày 19/07/2016 của Bộ Tài chính về việc ban hành Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2016-2020.
Đánh giá từ cộng đồng DN cho thấy những cải tiến trong cải cách thủ tục hải quan.28 Theo khảo sát 1035 DN của VCCI, 93% phản hồi cho biết pháp luật hải quan đã có những biến chuyển tích cực trong 5 năm qua (Đậu Anh Tuấn và cộng sự, 2017). Hai kết quả chính đã đạt được gồm: (i) Hệ thống hải quan điện tử được triển khai với 100% quy trình thủ tục được tự động hóa tại 100% đơn vị hải quan; (ii) Cổng thông tin một cửa quốc gia đã kết nối chính thức 10 Bộ (tháng 8/2016), có khoảng 7.598 DN thường xuyên tham gia, và tính đến ngày 15/9/2016 giải quyết khoảng 165.000 bộ hồ sơ.
Tuy nhiên, khảo sát của VCCI cũng chỉ ra những hạn chế cần khắc phục. Đầu tiên, 83% phản hồi cho rằng cần tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính. Ví dụ, các chi cục hải quan khác nhau đòi hỏi một số mẫu thủ tục hải quan khác nhau; DN phải khai báo nhiều lần giữa cơ quan hải quan và cơ quan kiểm tra chuyên ngành… Thứ hai, 59% DN phản hồi đánh giá chất lượng thông tin mà cơ quan hải quan trả lời với các thắc mắc của DN thường chậm, và các vấn đề cần hướng dẫn phần lớn thiếu cụ thể dưới hình thức đưa ra thơng tư. Ngồi ra, DN cũng kiến nghị cơ quan hải quan tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, cập nhật văn bản pháp quy và dữ liệu giữa hải quan với cơ quan thuế, kiểm tra chuyên ngành nhằm tạo thuận lợi cho thương mại. Việc điều chỉnh bất hợp lý trong kiểm tra chuyên ngành dường như chưa được thực hiện khi có bằng chứng cụ thể ảnh hưởng lớn đến hoạt động DN. Ví dụ, Bộ Cơng Thương ban hành Thơng tư 37/2015/TT-BCT quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm trong sản phẩm dệt may thay thế cho Thông tư số Thông tư số 32/2009/TT-BCT ngày 05/11/200929. Từ dự thảo đến trước khi có hiệu lực, VITAS, CIEM và DN đã chỉ ra tốn kém khơng đáng có khi thực hiện thơng tư này. Hoạt động này kiểm tra sản phẩm dệt may trước khi thông quan, kể cả lô hàng có 1 sản phẩm may hoặc 1 mét vải thường sử dụng trong giai đoạn phát triển mẫu. Thời gian thơng quan hàng hóa bị kéo dài, do thời gian làm thủ tục mất khoảng 7 – 10 ngày và chi phí mỗi mẫu kiểm tra là 2,5 triệu đồng. Ngoài ra, số lượng vi phạm rất nhỏ phản ánh tính khơng cần thiết, như thống kê của Hải quan sân bay Tân Sơn Nhất chỉ có 6 trường hợp khơng đạt u cầu formaldehyt trong 8000 lô hàng kiểm tra. Sau hơn một năm, VITAS và cộng đồng DN phản ánh, vào ngày 12/10/2016, Bộ Công Thương bãi bỏ bất hợp lý trên bằng Thông tư 23/2016/TT-BCT.
28 Phần đánh giá được dựa trên báo cáo “Đánh giá cải cách thủ tục hành chính hải quan: Mức độ hài lòng của
doanh nghiệp năm 2016” do VCCI thực hiện (Đậu Anh Tuấn và cộng sự, 2017).
29 Truy cập ngày 1/6/2017 tại: http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20151224/lai-chet-vi-thu-tuc-cai-lui/1026364.html;
http://baochinhphu.vn/Chinh-sach-va-cuoc-song/Bo-truong-Tran-Tuan-Anh-chinh-thuc-bai-bo-Thong-tu- 37/288811.vgp
Vậy, chính sách hải quan đã có nhiều cải thiện, nhưng q trình này dường như địi hỏi tương tác của cộng đồng DN phản ánh để lộ ra những bất hợp lý cần được điều chỉnh.
Chính sách giáo dục và đào tạo. Nguồn nhân lực chất lượng cao là nhân tố đầu vào cần thiết
cho để thực hiện việc nâng cấp từ quy trình, sản phẩm, hoặc chức năng. Khẳng định xuyên suốt trong các văn bản là phát triển nguồn nhân lực cả số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành. Tuy nhiên, Frederick (2017) chỉ ra đội ngũ nhân lực thiếu cả số lượng lẫn chất lượng là một trong hai vấn đề lớn nhất mà ngành dệt may đang gặp phải. Khác biệt so kinh nghiệm Trung Quốc, khu vực đào tạo đã liên kết với các DN trở thành nguồn cung lao động chất lượng tạo điều kiện để DN thực hiện các hoạt động có giá trị gia tăng cao hơn.
Chương trình đào tạo ngắn hạn đang khá đa dạng và phong phú với sự tham gia của nhiều tổ chức. Đây là một trong giải pháp giúp DN cắt giảm các chi phí trong bối cảnh chi phí lương tối thiểu tăng nhanh. Các chương trình hỗ trợ cải thiện năng suất lao động và đào tạo chủ yếu được thực hiện dưới dạng các chương trình ngắn hạn của các đơn vị hỗ trợ DNNVV của Bộ hoặc Sở Kế hoạch – Đầu tư, hoặc VCCI, VITAS, và các trung tâm hỗ trợ DNNVV. Nội dung của các chương trình chủ yếu tập trung cải thiện quy trình sản xuất, quản lý, sản xuất tinh gọn, kiểm soát nội bộ, xây dựng thương hiệu30… Chương trình VITAS có tính chun biệt cho ngành dệt may như tập huấn “cập nhật thông tin cho doanh nghiệp về chính sách xuất nhập khẩu; thủ tục hải quan; vận dụng C/O ưu đãi”31. Vậy, DN dễ dàng tiếp cận thông tin khi theo dõi tin tức của hiệp hội như trên website; số lượng truy cập thấp phản ánh DN dường như ít quan tâm đến các chương trình này.
Ở khía cạnh khác, hoạt động đào tạo dài hạn chưa đáp ứng các yêu cầu trong thực hiện các chức năng phức tạp. Theo WB (2016), hầu hết các nhân lực trình độ cao từ quản lý nhà máy, thiết kế, kỹ sư máy móc… trong ngành dệt may có bằng cấp đại học không đúng chuyên ngành hoặc chỉ đào tạo trình độ cao đẳng khoảng 2 năm. Theo IPP/CIEM (2013), ngành công nghệ nhuộm vẫn chưa xuất hiện trong chương trình đào tạo của các trường. Ngoài ra, nguồn cung thiếu hụt và chất lượng thấp bị ảnh hưởng bởi phần lớn hệ thống đào tạo ngành dệt may đều thuộc Bộ Công Thương. Theo Bộ Công Thương (2016), 15 cơ sở trong tổng số 24 cơ sở đào tạo các ngành liên quan dệt may là trực thuộc VINATEX và Bộ Công Thương. Thực tế sự phát triển về các dự án VINATEX cho thấy các cơ sở đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ nội bộ tập toàn
30 Xem thêm tại: http://vcci-hcm.org.vn/dao-tao
31 Truy cập ngày 31/8/2016 tại địa chỉ: http://www.vietnamtextile.org.vn/moi-du-lop-tap-huan-cap-nhat-thong-tin-
VINATEX. Bộ Công Thương (2016) cũng chỉ ra đặc trưng chung của các cơ sở này là “đều gặp tuyển sinh khó khăn”.
Có thể nói rằng chưa có và thiếu liên kết giữa cơ sở đào tạo với các DN. Thực tế, các chính sách đang hướng đến hỗ trợ kinh phí đào tạo cho một số DNNN. Cụ thể, Bộ Tài chính đã cấp khoảng 360 tỷ đồng kinh phí đào tạo đội ngũ cho VINATEX để nâng cao chất lượng đội ngũ quản trị nhà máy, quản lý đơn hàng, kỹ sư,… (Bộ Cơng Thương, 2016)32. Tóm lại, trái ngược với như bài học kinh nghiệm của thành phố Đơng Hỗn, chính sách hiện tại chưa hình thành cơ sở đào tạo là nguồn cung nhân lực chất lượng phục vụ nâng cấp.