Quy hoạch ngành theo vùng và địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của chính sách đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn thành phố hồ chí minh và một số địa phương lân cận (Trang 69 - 70)

Quy hoạch ngành dệt may 2014 định hướng đầu tư vào ngành tại từng vùng kinh tế, trong đó vùng Đơng Nam Bộ gồm: (1) TP.HCM là trung tâm thiết kế thời trang, trung tâm sản xuất mẫu mã, cung cấp dịch vụ, nguyên phụ liệu, công nghệ dệt may; (2) Mở rộng các nhà máy sợi, dệt, nhuộm tại các khu công nghiệp, khu chế xuất đã có cơ sở hạ tầng của vùng như các khu cơng nghiệp thuộc tỉnh Bình Dương gồm Bình An, Đồng An 1, Đại Đăng; tỉnh Đồng Nai gồm Nhơn Trạch, An Phước, Dầu Giây, Long Khánh, Long Bình, Sơng Mây 2, Gị Dầu; TP.HCM gồm Lê Minh Xuân, Tân Thới Hiệp, Củ Chi, Vĩnh Lộc 1; khu chế xuất Linh Trung, Tân Thuận; (3) Phát triển cụm công nghiệp dệt may Tân Khai, Việt Kiều, Đồng Xồi, Chơn Thành 1, Bắc Đơng Phú (Bình Phước); khu cơng nghiệp Bourbon – An Hịa, Phước Đơng – Bời Lời, Trảng Bàng (Tây Ninh); khu công nghiệp Đất Đỏ (Bà Rịa Vũng Tàu); (4) Phát triển một số nhà máy sản xuất nguyên phụ liệu may; thiết bị phụ tùng cơ khí cho ngành dệt may.

Xét tổng quy hoạch phát triển ngành năm 2014 theo vùng, một mơ hình tương đồng được lựa chọn triển khai ở tất cả các vùng kinh tế. Khác biệt là chỉ có 2 trung tâm dịch vụ hạ nguồn và nguyên phụ liệu được đặt tại TP.HCM và Hà Nội. Hoạt động sản xuất may được định hướng phát triển ở cả 6 vùng kinh tế từ bắc vào nam gồm Trung du và miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Tây nguyên, Duyên hải Nam Trung bộ, Đông Nam Bộ, và Đồng bằng sông Cửu Long. Trừ vùng Tây Nguyên, năm khu vực còn lại đều được định hướng thu hút đầu tư sợi, dệt, nhuộm như Phú Thọ, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Hải Phịng, Thanh Hóa, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Long An… Cần lưu ý nguy cơ về “cuộc đua xuống đáy” với một mơ hình tương tự ở nhiều địa phương, vì các DN gia cơng càng có động cơ di chuyển tìm ưu đãi lớn nhất từ các địa phương; nếu nguồn lực ưu đãi đó được đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các hoạt động cần thiết thì sẽ tạo môi trường thuận lợi hơn để DN thực hiện nâng cấp cơng nghiệp. Ngồi ra, đầu tư thượng nguồn phân bố khắp cả nước khó tạo liên kết với khu vực sản xuất hoặc địi hỏi chi phí lớn hơn đầu tư cơ sở hạ tầng kết nối cũng như hệ thống xử lý nước thải.

Phụ lục 8. Năng lực sản xuất thượng nguồn nội địa 2013 – 2017 Năng lực sản xuất bông sợi nội địa 2013 – 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của chính sách đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn thành phố hồ chí minh và một số địa phương lân cận (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)