Thách thức sản xuất và buôn bán sản phẩm may mặc giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của chính sách đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn thành phố hồ chí minh và một số địa phương lân cận (Trang 73)

Thị trường hàng nhái và hàng giả phát triển mạnh mẽ tạo áp lực cạnh tranh khốc liệt hơn với nhà sản xuất thị trường nội địa, đặc biệt nhóm phát triển thương hiệu riêng. Cơ quan chức năng cũng thừa nhận vấn đề sản xuất quần áo giả, nhưng vấn đề vẫn tiếp diễn. Theo Đội trưởng đội quản lý thị trường 12B thuộc Chi cục TP.HCM, nhận xét: “Sản xuất quần áo giả quá dễ dàng, chỉ cần

copy mẫu sau đó nhập ngun liệu, th nhân cơng và gắn tem nhãn là hoàn tất. Hàng sản xuất xong được đưa đến đầu mối kinh doanh sỉ tại các chợ Tân Bình, An Đơng để phân phối khắp cả nước.” Đại diện phát triển mẫu của một công ty thời trang phản ánh với Tuổi Trẻ: “Mình ở ngồi sáng, cịn họ ở trong tối. Mẫu mới đưa lên kệ buổi sáng, qua ngày hôm sau đã thấy mẫu may chào y chang ngồi chợ mà khơng làm gì được”; “Có mẫu rồi họ đưa về các tổ hợp may gia công thực hiện. Tùy theo nguồn cung cấp rót ra chợ hay shop cao cấp mà họ sử dụng nguyên liệu cao cấp hay vừa vừa. Nhưng lúc nào giá của họ cũng thấp hơn giá bán sản phẩm ngay tại cửa hiệu của mình ít nhất 20% thì làm sao cạnh tranh nổi”.

Quy mô sản xuất nhỏ như một hộ sản xuất có thể tiêu thụ khối lượng sản phẩm vi phạm lớn. Ngày 30/12/2015, một cơ sở tại Quận 12 với 20 công nhân bị phát hiện gắn tem nhãn giả (tạm giữ hơn 100 kg cùng phụ kiện giả mạo) cho khoảng 50.000 sản phẩm hoàn chỉnh. Ngày 18/1/2016, một công ty tại Long An thừa nhận hành vi nhập lậu quần áo từ Trung Quốc, Hàn Quốc khi bị phát hiện ba xe tải chở 10 tấn vải và quần áo mang nhãn hiệu nổi tiếng về TP.HCM. Cùng ngày, một cơ sở tại Quận 12, TP.HCM khơng xuất trình chứng từ liên quan và chứa trữ hơn 160 bao tải tương ứng khoảng 30.000 sản phẩm quần áo gắn mác nổi tiếng. Ngày 4/3/2015, Tuổi Trẻ đưa tin Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM phát hiện khoảng 10.000 sản phẩm quần lót thương hiệu tại một cơ sở may mặc huyện Bình Chánh khơng có giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng gia cơng, hóa đơn chứng từ về nguyên liệu.

Ba nhóm hàng thời trang thường bị vi phạm như quần áo các thương hiệu nổi tiếng; sản phẩm

“hàng Việt Nam xuất khẩu” với giá cao; hoặc sản phẩm gây hiểu nhầm theo các thương hiệu. Nguồn: Tổng hợp theo Báo Tuổi trẻ (20/7/2016)34.

34 Chi tiết: http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20151230/phat-hien-gan-50000-san-pham-quan-ao-gia-mao/1030081.html; http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20160119/quan-ao-gia-mao-thuong-hieu-nike-adidas-ngoai-nhap/1040536.html; http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20160121/chi-10-may-may-30-ngan-quan-ao-nike-aididas-tran-ra-tiem/1041679.html; http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20150206/phat-hien-hang-gia-tron-voi-hang-that/708210.html; http://tuoitre.vn/tin/kinh- te/20160304/phat-hien-hon-10000-quan-nhai-thuong-hieu-calvin-klein-kapa/1061584.html;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của chính sách đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn thành phố hồ chí minh và một số địa phương lân cận (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)