Tóm tắt một số nghiên cứu vấn đề mơi trường của ngành dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của chính sách đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn thành phố hồ chí minh và một số địa phương lân cận (Trang 68 - 69)

Nguyễn Hồng Nga và cộng sự đã nghiên cứu đầy đủ nhất đến hiện tại về thực thi chính sách mơi trường trong ngành dệt may tại Việt Nam. Các nghiên cứu này chỉ đánh giá Luật Bảo vệ môi trường 2005. Đầu tiên, Nguyễn Hồng Nga và cộng sự (2014) nghiên cứu các bên hữu quan ảnh hưởng đến tuân thủ quy định môi trường của DNNVV dệt may Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng lý thuyết các bên hữu quan sử dụng dữ liệu tài liệu thứ cấp kết hợp phỏng vấn 21 bên hữu quan gồm cán bộ quản lý, chuyên gia NGO và quản lý DN. Nghiên cứu chỉ ra khách hàng, sau đó người quản lý DN có ảnh hưởng nhất đến việc tuân thủ quy định mơi trường. Ngồi ra, Nguyễn Hồng Nga và cộng sự (2015a) nghiên cứu gia tăng tuân thủ pháp luật môi trường của DNNVV dệt may tại TP.HCM và khu vực lân cận dựa trên lý thuyết tư duy hệ thống. Dữ liệu dựa trên phỏng vấn 46 cán bộ quản lý nhà nước, chuyên gia tổ chức NGO, và quản lý DN. Kết quả nghiên cứu là mơ hình nhân tố tác động cả bên trong lẫn bên ngoài DNNVV để cải thiện năng lực tuân thủ pháp luật môi trường.

Trong khi chuỗi giá trị tồn cầu đang gia tăng địi hỏi về tiêu chuẩn môi trường, Nguyễn Hồng Nga và cộng sự (2015b) trả lời câu hỏi làm thế nào doanh nghiệp hình thành và quản lý hệ thống sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn mơi trường trong tình huống DNNVV dệt may Việt Nam. Nghiên cứu kiểm định vấn đề thực thi tiêu chuẩn môi trường quốc gia và quốc tế như một vấn đề quản trị nhà nước. Sau khi xem xét các ảnh hưởng của khu vực cơng, từ đó thảo luận điều kiện cần cho DNNVV thực thi tiêu chuẩn môi trường. Nghiên cứu đánh giá thực thi luật pháp dựa trên ba góc độ - văn bản luật, quy chuẩn, và nhận thức. Kết quả phản ánh thực trạng DNNVV dệt may Việt Nam không chủ động thực hiện các tiêu chuẩn mơi trường, trong khi đó năng lực quản trị nhà nước hạn chế, và quản lý nhà nước địa phương về môi trường không động lực thực thi. DNNVV xem tiêu chuẩn mơi trường là “khó, khơng khả thi, và bất cơng”. Các hiệp định thương mại có tiềm năng cải thiện việc tuân thủ tiêu chuẩn do DN thường chỉ thực thi tiêu chuẩn mơi trường khi khách hàng có địi hỏi. Hạn chế của khu vực công đang tồn tại là chồng chéo trong chức năng, vấn đề tham nhũng, và hỗ trợ thiếu hiệu quả chính sách hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp có mong muốn chủ động thực thi các tiêu chuẩn môi trường. Nguyễn Hồng Nga và cộng sự (2015c) kiểm định bốn giả thiết về tương quan quy mơ, loại hình DN, định hướng thị trường, thời gian hoạt động có ảnh hưởng đến tn thủ pháp luật mơi trường đối với DNNVV dệt may Việt Nam. Mơ hình hồi quy tuyến tính với 35 quan sát. Kết quả củng cố quan điểm là DN xuất khẩu, quy mô lớn hơn, hoạt động lâu năm tuân thủ môi trường tốt hơn, trong khi chưa tìm sự khác biệt với nhóm DN tư nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của chính sách đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành dệt may trên địa bàn thành phố hồ chí minh và một số địa phương lân cận (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)