KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của đầu tư công đến đầu tư tư nhân tại việt nam , bổ trợ hay chèn lấn và các hàm ý chính sách (Trang 47 - 51)

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

5.1. Kết luận nghiên cứu

Qua các phân tích định tính và kết quả định lượng nghiên cứu rút ra một số kết luận chính như sau:

Thứ nhất, hoạt động đầu tư khu vực Nhà nước thơng qua các tập đồn, DNNN và các dự án đầu tư cơng được tìm thấy có tác động chèn lấn tới đầu tư của khu vực tư nhân trong cả ngắn hạn và dài hạn43.

Hiện tượng chèn lấn trên xuất phát từ một số nguyên nhân sau đây: i) Nhà nước trực tiếp tham gia vào nhiều lĩnh vực khơng có thất bại thị trường như khu vực tài chính và khu vực sản xuất và trở đối thủ cạnh tranh trực tiếp với khu vực tư nhân, gây tác động chèn lấn về hoạt động kinh doanh. ii) Nhu cầu về vốn của khu vực Nhà nước để tài trợ cho các hoạt

động chi tiêu và đầu tư thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ và vay nợ làm cầu tiền

tăng, gây sức ép lên lãi suất trên thị trường tiền tệ, làm giảm khả năng tiếp cận vốn của khu vực tư nhân, gây tác động chèn lấn về nguồn vốn. iii) Các ưu tiên ưu đãi của Nhà nước đối với khu vực DNNN và các dự án đầu tư công về cơ hội thực hiện các dự án lớn, sử dụng

đất đai, tiếp cận nguồn tín dụng lãi suất thấp….. thông qua các hoạt động bảo lãnh, chỉ

định các NHTM cho vay của Chính phủ, gây tác động chèn lấn về cơ hội đối với khu vực đầu tư tư nhân.

Thứ hai, tác động chèn lấn của đầu tư cơng đối với đầu tư tư nhân có xu hướng tăng lên theo thời gian. Nguyên nhân khiến tình trạng chèn lấn kéo dài và ngày càng tác động mạnh mẽ hơn đến khu vực tư nhân trước tiên là do quan điểm của Nhà nước luôn cho rằng khu vực quốc doanh cần đóng vai trị chủ đạo trong nền kinh tế. Vì vậy các nguồn lực của nền kinh tế luôn được ưu tiên đầu tư cho khu vực này ngay cả khi chúng hoạt động kém hiệu quả. Ngoài ra mức độ phát triển chưa sâu của thị trường tài chính cũng khiến các doanh nghiệp tư nhân chưa thể tận dụng được kênh huy động vốn từ thị trường chứng khoán mà vẫn dựa chủ yếu vào nguồn cấp tín dụng từ hệ thống ngân hàng, trong khi nguồn lực này

43 Tính chất ngắn hạn và dài hạn được nói tới chỉ trong phạm vi nghiên cứu (tương ứng từ kỳ thứ nhất (3 tháng) đến kỳ

đang bị suy giảm bởi các nghĩa vụ đối với ngân sách và hoạt động của khu vực quốc doanh.

5.2. Khuyến nghị chính sách

Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng của các hiệp định đối tác kinh tế mà gần đây là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)44, thách thức đặt ra đối với Việt Nam là sự hoà hợp giữa việc điều hành chính sách vĩ mơ với những thay đổi mà điều kiện mới mang lại. Nội dung TPP nhìn chung yêu cầu các nền kinh tế mở cửa và hồ nhập một cách cơng bằng. Khơng có sự phân biệt hay đặc quyền đối với khu vực nội địa nói chung và khu vực DNNN nói riêng45. Tuy nhiên ảnh hưởng quan trọng mà TPP đem lại không phải chỉ dừng ở việc tuân thủ những quy định, nguyên tắc mới trong quá trình hội nhập mà đó cịn là những thách thức và rủi ro cho nền kinh tế khi phải cạnh tranh bình đẳng với các quốc gia khác. Vì vậy mục tiêu cải thiện năng lực cạnh tranh và nâng cao năng suất nền kinh tế chính là những yêu cầu chung đặt ra cho việc thực thi chính sách hiện nay.

Từ kết quả nghiên cứu và bối cảnh kinh tế của Việt Nam, tác giả đưa ra một số đề xuất chính sách như sau:

Thứ nhất, Nhà nước cần cắt giảm quy mô đầu tư công và dành nguồn lực đầu tư cho khu vực tư nhân. Cụ thể:

Trước tiên, Nhà nước cần nhận thức vai trò của mình trong nền kinh tế là quản lý và điều tiết vĩ mô. Nhà nước chỉ thực hiện can thiệp hoặc ngừng can thiệp vào những ngành, lĩnh vực có thất bại thị trường theo đúng chức năng, như: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư vào y tế, giáo dục, nghiên cứu, khoa học cơ bản, những khu vực là nền tảng giúp kinh tế phát triển bền vững nhưng đầu tư tư nhân ít có động cơ thực hiện. Đối với những lĩnh vực muốn khuyến khích phát triển nhanh, Nhà nước có thể thúc đẩy bằng các quy định, chính sách hỗ trợ để giúp các doanh nghiệp tư nhân tự gây dựng và phát triển ngành. Nói chung, Nhà nước cần hạn chế trực tiếp đầu tư, tham gia hoạt động trong những lĩnh vực thị trường có khả năng tự điều tiết.

44 Nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ tháng 4/2016 cho biết sẽ trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định TPP tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XIV và giao các bộ, ngành, địa phương đề xuất phương án điều chỉnh pháp luật phù hợp với yêu cầu của TPP.

45 Trong nội dung TPP có một phần đề cập đến các yêu cầu đặt ra cho khu vực DNNN và các đơn vị độc quyền của nhà

Bên cạnh đó, Nhà nước cần thay đổi quan điểm cho rằng khu vực DNNN đóng vai trị chủ đạo trong nền kinh tế. Các khu vực kinh tế nên được trao cơ hội bình đẳng và đối xử công bằng. Những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất sẽ dẫn dắt thị trường, từ đó nâng cao năng suất nền kinh tế, cải thiện thu nhập của người dân. Chính vì vậy, những ưu tiên, ưu đãi từ trước đến nay cho khu vực DNNN về chính sách đất đai, cơ hội đầu tư, được Chính phủ bảo lãnh vay vốn, hưởng lãi suất thấp của các NHTM… cần được xoá bỏ.

Thứ hai, Nhà nước cần hạn chế các can thiệp vào hệ thống ngân hàng. Từng bước nới lỏng và gỡ bỏ các chính sách về kiểm sốt lãi suất, duy trì tỉ lệ dự trữ bắt buộc cao hoặc các yêu cầu NHTM cho vay chỉ định đối với DNNN, mua trái phiếu Chính phủ để bù đắp thâm hụt ngân sách. Một trong những biện pháp hiệu quả lâu dài cho vấn đề trên là NHNN cần được độc lập với Chính phủ, trao quyền để thực hiện đúng chức năng, đảm bảo hệ thống ngân hàng là kênh dẫn truyền vốn hiệu quả cho nền kinh tế.

Thứ ba, thúc đẩy thị trường tài chính phát triển sâu hơn bằng cách khuyến khích mở rộng các hoạt động tài chính phi ngân hàng, xây dựng cơ sở hạ tầng pháp lý đầy đủ và hiệu quả nhằm tạo điều kiện phát triển các kênh huy động vốn dài hạn khác cho doanh nghiệp như: các quỹ đầu tư tư nhân trong và ngồi nước, thị trường chứng khốn…. để doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động huy động vốn và chịu sự giám sát của thị trường.

Thứ tư, Chính phủ cần có các chính sách khuyến khích đầu tư tư nhân thiết thực. Ưu tiên hỗ trợ các danh nghiệp đầu tư vào những ngành mới, ngành yêu cầu vốn lớn như công nghiệp phụ trợ, hàng thay thế nhập khẩu, các ngành công nghệ cao… về vốn vay, thủ tục pháp lý, thuế, phát triển các hiệp hội ngành…. Mặc dù hiện nay chúng ta đang có lợi thế về

lao động giá rẻ nhưng giai đoạn dân số vàng rồi cũng sẽ qua đi, đồng thời những ngành

thâm dụng lao động nhưng có giá trị gia tăng thấp sẽ khơng giúp cải thiện thu nhập bình qn đầu người cho Việt Nam. Vì vậy vai trị của Nhà nước là tạo ra cơ chế, động lực tích cực để khu vực tư nhân lựa chọn đầu tư dài hạn vào các ngành mang lại giá trị kinh tế cao, trở thành trụ cột của nền kinh tế.

Cuối cùng, Nhà nước cần cân đối và điều chỉnh thu chi ngân sách, hạn chế tình trạng phát hành trái phiếu để bù đắp thâm hụt ngân sách triền miên như những năm vừa qua. Cách thức này có thể giải quyết vấn đề ngân sách tạm thời nhưng lại đem đến hệ luỵ lâu dài đối với nền kinh tế khi kéo theo đó là sự thu hẹp khả năng thanh khoản của hệ thống ngân

hàng, hạn chế nguồn vốn tín dụng cho đầu tư, và sau đó là các vấn đề kéo theo khác như tăng trưởng kinh tế chậm, thất nghiệp gia tăng.

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của đầu tư công đến đầu tư tư nhân tại việt nam , bổ trợ hay chèn lấn và các hàm ý chính sách (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)