Số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc giải thể theo quy mô vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của đầu tư công đến đầu tư tư nhân tại việt nam , bổ trợ hay chèn lấn và các hàm ý chính sách (Trang 28 - 30)

Quy mô vốn đăng ký Số lượng DN Tỷ trọng (%) Tỷ trọng so với tổng số

DN hoạt động 31/12/2013 (%) Dưới 10 tỷ đồng 63.462 93,57 24 10 - 20 tỷ đồng 1.911 2,82 4,18 20 - 50 tỷ đồng 1.338 1,97 4,2 50 - 100 tỷ đồng 615 0,91 4,94 Trên 100 tỷ đồng 497 0,73 3,56 Tổng cộng 67.823 100 18,39

(Nguồn: Báo cáo thường niên Doanh nghiệp Việt Nam 2014, VCCI)

Xem xét số liệu về tỉ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ giai đoạn 2007 – 2013 theo thành phần kinh tế cũng đưa đến một kết luận tương tự (Hình 3.6). Khu vực kinh tế tư nhân mặc dù chiếm tỷ trọng lớn về số lượng nhưng nguồn lực về vốn cịn q nhỏ so với nhu cầu thực tế. Có thể thấy từ giai đoạn 2010 – 2013, tỉ lệ doanh nghiệp thua lỗ của khu vực tư nhân biến động mạnh qua các năm. Từ 24,4% năm 2010 tăng lên 42,9% năm 2011, lại giảm xuống còn 21,1% năm 2012 và tăng lên tới 44,8% năm 2013. Nghiên cứu thêm những số liệu liên quan khác về tình hình hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn trên như số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh mới, thời gian hoạt động đã phần nào cho phép lý giải sự biến động bất thường trên xuất phát từ sự non yếu của các doanh nghiệp tư nhân trong nước, với thời gian hình thành và phát triển ngắn, nguồn lực hạn chế, môi trường kinh doanh cịn nhiều bất cập về chính sách, khu vực kinh tế tư nhân đã trở thành bộ phận chịu tác động nặng nề nhất của khủng hoảng kinh tế.

Hình 3.6. Tỉ lệ doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ giai đoạn 2007 – 2013 (Đơn vị: %)

(Nguồn: Báo cáo thường niên Doanh nghiệp 2014, VCCI)

Khu vực DNNN có quy mơ vốn lớn, thường được hưởng các ưu tiên, ưu đãi, tỉ lệ kinh doanh thua lỗ cũng có xu hướng tăng lên, ngay cả trong giai đoạn tái cơ cấu khi một phần DNNN đã được thực hiện cổ phần hoá.

Nghiên cứu không bàn tới số liệu của các doanh nghiệp FDI do những đặc thù riêng về hoạt động kinh doanh và đầu tư của khu vực này không thuộc nguồn vốn trong nước.

3.2.2. Thực trạng nguồn lực vốn, phân bổ và hiệu quả của đầu tư cơng

Đặc điểm của q trình phát triển kinh tế Việt Nam từ những năm đầu xây dựng nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cho đến gần đây khi phát triển theo định hướng kinh tế thị trường vẫn luôn lấy khu vực kinh tế nhà nước là chủ đạo.

Ngoài các mục cơ bản như đầu tư cơ sở hạ tầng, giáo dục và y tế, một tỉ lệ lớn đầu tư công của Việt Nam nằm trong các DNNN và các dự án hoạt động ở những lĩnh vực khác nhau như sản xuất công nghiệp, tài chính, bất động sản, thậm chí cịn có trong các ngành dịch vụ, tư vấn. Theo Luật Đầu tư công 2014 của Việt Nam, phạm vi đầu tư công bao gồm “các hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội”. Định nghĩa khá chung và rộng cho hoạt động đầu tư công của nhà nước, hầu như khơng có lĩnh vực nào bị cấm hoặc hạn chế.

Sử dụng nguồn vốn từ ngân sách cấp nhưng hoạt động đầu tư công đã không đơn thuần thực hiện các mục tiêu chính sách. Chi tiết số liệu về các lĩnh vực hoạt động đầu tư của khu vực nhà nước theo GSO cho thấy phần lớn nguồn lực đang được sử dụng cho hoạt động

12.2 12.9 12.3 14.3 17.4 18.9 18.2 29.5 27.2 26.5 24.4 42.9 21.1 44.8 46.6 51.2 49.8 44.2 45 45.7 48.6 0 10 20 30 40 50 60 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 (%) Năm DN Nhà nước DN ngồi nhà nước DN FDI

kinh tế trong đó chủ yếu là: kinh doanh bất động sản, tài chính và ngân hàng, cơng nghiệp khoáng sản…. những lĩnh vực cạnh tranh trực tiếp với khu vực đầu tư tư nhân (Bảng 3.5).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của đầu tư công đến đầu tư tư nhân tại việt nam , bổ trợ hay chèn lấn và các hàm ý chính sách (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)