Tổng quan về cơ quan Thuế và ngành Thuế TP.Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả công tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 40 - 44)

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ LÝ THUYẾT NỀN

2.4 Tổng quan về cơ quan Thuế và ngành Thuế TP.Hồ Chí Minh

2.4.1 Khái niệm về cơ quan Thuế và tổ chức bộ máy ngành Thuế

Cơ quan Thuế là đơn vị ngành dọc, trực thuộc Bộ Tài Chính, hoạt động theo nguyên tắc tập trung, thống nhất trong tồn ngành, sử dụng các kinh phí được NSNN cấp để hoạt động trong lĩnh vực quản lý thuế.

Theo quy định tại điều 2, Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 thì ”Cơ quan thuế gồm Tổng cục thuế, Cục thuế, Chi cục thuế”, thực hiện các chức năng quản lý Nhà nước đối với các khoản thu nội địa bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc NSNN.

Theo quy định tại điều 1, Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28/09/2009 của Thủ tướng Chính phủ thì “Tổng cục Thuế là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế); tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật”. Tại điều 3 cĩ quy định “Tổng cục Thuế được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất”. Cơ quan Tổng cục Thuế ở Trung ương gồm: Vụ Chính sách; Vụ pháp chế; Vụ Dự tốn thu thuế; Vụ Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế; Vụ Kê khai và Kế tốn thuế; Vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; Vụ Thanh tra - Kiểm tra thuế; Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp lớn; Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp nhỏ và vừa và Hộ kinh doanh, cá nhân; Vụ Hợp tác Quốc tế; Vụ Kiểm tra nội bộ; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Tài vụ - Quản trị; Văn phịng; Cục Cơng nghệ Thơng tin; Trường Nghiệp vụ Thuế; Tạp chí Thuế.

Theo quy định tại điều 1, Quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ Tài Chính thì “Cục Thuế ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, cĩ chức năng tổ chức

thực hiện cơng tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật”. cơ cấu tổ chức bộ máy gồm các phịng: Phịng Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế; Phịng kê khai và Kế tốn thuế; Phịng Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; Một số phịng Kiểm tra thuế; Một số phịng Thanh tra thuế; Phịng Quản lý thuế thu nhập cá nhân; Phịng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự tốn; Phịng Pháp chế; Phịng Kiểm tra nội bộ; Phịng Tổ chức cán bộ; Phịng Hành chính - Lưu trữ; Phịng Quản trị - Tài vụ; Phịng Quản lý ấn chỉ; Phịng Tin học. Cục trưởng Cục Thuế chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và trước pháp luật về tồn bộ hoạt động của Cục Thuế trên địa bàn.

Theo quy định tại điều 1, Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng Cục Thuế thì “Chi cục Thuế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Chi cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Cục Thuế, cĩ chức năng tổ chức thực hiện cơng tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật”. Cơ cấu bộ máy gồm các Đội: Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế; Đội Kê khai - Kế tốn thuế và Tin học; Đội Thanh tra thuế; Một số Đội Kiểm tra thuế; Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế; Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự tốn; Đội Quản lý thuế thu nhập cá nhân; Đội Kiểm tra nội bộ; Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - ấn chỉ; Đội Trước bạ và thu khác; Một số Đội thuế liên xã phường. Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế và trước pháp luật về tồn bộ hoạt động của Chi cục Thuế trên địa bàn.

Tổng cục Thuế; Cục Thuế ở cấp tỉnh, thành phố; Chi cục Thuế ở cấp quận, huyện đều cĩ tư cách pháp nhân, cĩ con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy ngành Thuế theo các cấp từ Trung ương đến địa phương

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

2.4.2 Chức năng nhiệm vụ của các cơ quan thuế và đặc điểm hoạt động thu thuế của ngành Thuế TP. Hồ Chí Minh thu thuế của ngành Thuế TP. Hồ Chí Minh

Cơ quan thuế thực hiện nhiệm vụ thu NSNN theo chỉ tiêu được Chính phủ giao và thực hiện các chức năng chủ yếu là quản lý thuế, bao gồm: Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; Thủ tục hồn thuế, miễn thuế, giảm thuế; Xố nợ tiền thuế, tiền phạt; Quản lý thơng tin về người nộp thuế; Kiểm tra thuế, thanh tra thuế; Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Xử lý vi phạm pháp luật về thuế; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế. Việc quản lý thu thuế phải đảm bảo cơng khai, minh bạch, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế. Các chức năng, nhiệm vụ chi tiết của các Phịng thuộc Cục thuế được quy định tại Quyết

định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Thuế; tương tự nhiệm vụ của các Đội thuộc Chi cục Thuế được quy định tại Quyết định số 504/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Thuế.

Trong những năm qua, ngành Thuế TP. Hồ Chí Minh triển khai nhiệm vụ thu NSNN trong bối cảnh kinh tế cả nước nĩi chung, TP. Hồ Chí Minh nĩi riêng cĩ những yếu tố thuận lợi như: tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng; các chương trình hỗ trợ, tháo gỡ khĩ khăn cho doanh nghiệp tiếp tục phát huy hiệu quả, gĩp phần giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh; Ủy ban nhân dân Thành phố đã lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, địa phương thực hiện đồng bộ, cĩ hiệu quả Nghị quyết số 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự tốn ngân sách Nhà nước... đã tác động tích cực đến kết quả thực hiện nhiệm vụ thu Ngân sách Nhà nước.

Bên cạnh những thuận lợi, nền kinh tế của Thành phố vẫn cịn khơng ít khĩ khăn, thách thức từ các lý do bên ngồi cũng như nội tại trong đơn vị như:

 Cơng tác thanh tra, kiểm tra ở một số ngành, lĩnh vực kinh doanh sử dụng

cơng nghệ thơng tin cịn nhiều khĩ khăn do chưa cĩ đủ chính sách pháp luật điều chỉnh;

 Cục Thuế đã tăng cường cơng tác giám sát, quán triệt cho đội ngũ cơng chức

về thực thi trách nhiệm cơng vụ, thể hiện thái độ hịa nhã trong việc phục vụ nguời nộp thuế, nhưng một số cơng chức thuế vẫn chưa thể hiện được sự chuyên nghiệp, thân thiện trong giao tiếp, hướng dẫn, chưa nắm vững cơng việc chuyên mơn đã tạo cảm giác gây phiền hà cho người nộp thuế; hay tình trạng CBCC vì lợi ích trước mắt của cá nhân mà thơng đồng với người nộp thuế trong việc giảm số tiền thuế phải nộp vào NSNN;

 Số lượng CBCC của các cơ quan thuế trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh hiện

nay cịn khá “mỏng” nên trong cơng tác xử lý cơng việc cịn kiêm nhiệm nhiều, chưa bao quát hết trong việc quản lý tình trạng người nộp thuế trong khi đĩ các doanh nghiệp thì ngày càng tinh vi hơn trong việc gian lận và trốn thuế;

 Lợi dụng sự thơng thống, tạo mọi điều kiện thuận lợi đối với người nộp thuế của cơ quan Nhà nước hay sự lỏng lẻo, sơ hở, thay đổi liên tục của các chính sách thuế nhất là trong lĩnh vực quản lý hĩa đơn nên các doanh nghiệp (đặc biệt trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, lĩnh vực nơng, lâm, thủy hải sản…vv) đã cĩ các hành vi sử dụng, mua bán hĩa đơn bất hợp pháp nhằm khấu trừ hồn thuế để chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước;

Những lý do trên đã cĩ sự tác động khơng nhỏ đến tình hình thu ngân sách trên địa bàn cũng như làm thất thu một phần lớn nguồn thuế đáng lẽ ra phải đĩng gĩp vào NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tác động của hệ thống kiểm soát nội bộ đến hiệu quả công tác thu thuế tại các cơ quan thuế trên địa bàn TP hồ chí minh (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)