Mục tiêu cuối cùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài khóa và tiền tệ các nước khu vực asean, mô hình panel var (Trang 26 - 29)

2. KHUÔN KHỔ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC

2.2 Khn khổ lý thuyết chính sách tiền tệ

2.2.2.1 Mục tiêu cuối cùng

Chính sách tiền tệ có vị trí đặc biệt trong hệ thống chính sách kinh tế vĩ mơ và tổng thể các chính sách của nhà nước ở từng thời kỳ. Tất cả các chính sách tiền tệ ở hầu hết các quốc gia trên thế giới đều hướng đến sự ổn định và nâng cao khả năng khai thác, sáng tạo của nền kinh tế. Mặc dù, ngân hàng trung ương của mỗi nước có cách diễn đạt khác nhau về mục tiêu của chính sách tiền tệ, song nhìn chung chính sách tiền tệ có những mục tiêu chính như sau:

 Ổn định giá trị đối nội của đồng tiền

Giá trị của đồng tiền phụ thuộc vào số lượng hàng hố mà nó có thể trao đổi được. Có nghĩa là một đồng tiền càng trao đổi được nhiều hàng hố thì nó càng có giá trị hơn và ngược lại số lượng hàng hoá mà tiền tệ trao đổi được ngày càng giảm đi thì đồng tiền đó ngày càng bị mất giá trị. Lạm phát hay nói cách khác là giá cả hàng hoá ảnh hưởng đến giá trị của đồng tiền. Tiền tệ được ổn định thì sức mua của nó đối với hàng

LM2 LM1 SM1 SM2 DM(Y1) i1 i2 Y1 i1 i2 C D C D

hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước không bị giảm sút. Bên cạnh đó, ổn định tiền tệ cịn ảnh hưởng đến lãi suất, làm cho khả năng thu hút nguồn vốn trong xã hội của tổ chức tín dụng để đầu tư phát triển sản xuất cao hơn. Do vậy, ổn định giá trị đối nội của đồng tiền, chủ động kiềm chế giá cả, kiềm chế lạm phát thường được coi là mục tiêu quan trọng nhất của chính sách tiền tệ.

 Ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền

Giá trị đối ngoại của đồng tiền được biểu hiện thơng qua tỷ giá hối đối. Tỷ giá hối đối khơng chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế trong nước mà còn là yếu tố tác động trực tiếp đến các hoạt động trong lĩnh vực thương mại và thanh tốn quốc tế, qua đó ảnh hưởng lên khả năng cạnh tranh của sản xuất trong nước so với nước ngoài. Ổn định giá trị đối ngoại của đồng tiền là mối quan tâm của ngân hàng trung ương các quốc gia.

 Tăng trưởng kinh tế

Trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ ngồi mục tiêu ổn định tiền tệ, thì mục tiêu tăng trưởng kinh tế cũng hết sức quan trọng. Một sự ổn định trong tăng trưởng kinh tế sẽ góp phần tạo ra mơi trường kinh doanh thuận lợi, ổn định trên cơ sở đó các doanh nghiệp có thể đưa ra một kế hoạch đúng đắn và đẩy mạnh đầu tư dài hạn. Tăng trưởng kinh tế cũng góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Để thực hiện mục tiêu này vai trò của ngân hàng rất quan trọng. Với chức năng là trung tâm tín dụng, dưới sự chỉ đạo của ngân hàng trung ương thơng qua chính sách tiền tệ, các ngân hàng sẽ huy động một cách triệt để nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội, trên cơ sở đó phân phối lại cho các đơn vị kinh tế sử dụng để sử dụng thêm một bộ phận tài nguyên trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế.

 Tạo công ăn việc làm

Bên cạnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế, chính sách tiền tệ cũng hướng vào mục tiêu tạo công ăn việc làm và duy trì một tỷ lệ thất nghiệp thấp. Trong nền kinh tế thị trường,

khi sức lao động trở thành hàng hóa thì hiện tượng thất nghiệp là một hiện tượng tất yếu xảy ra. Do vậy, tạo công ăn việc làm là một yêu cầu bức thiết và thường trực của các quốc gia. Việc làm nhiều hay ít, tăng hay giảm chủ yếu phụ thuộc vào tình hình tăng trưởng kinh tế. Khi nền kinh tế được mở rộng và phát triển thì việc làm được tạo ra nhiều hơn, thất nghiệp giảm và ngược lại, khi nền kinh tế trì trệ thì cơng ăn việc làm giảm, thất nghiệp tăng. Điều này cho thấy vai trò của ngân hàng trung ương khi thực hiện mục tiêu này là phải vận dụng các cơng cụ của mình góp phần tăng cường đầu tư mở rộng sản xuất – kinh doanh. Mặt khác, phải tham gia tích cực vào việc chống suy thối kinh tế theo chu kỳ, tạo ra sự tăng trưởng kinh tế ổn định, vững chắc, nhằm mục đích khống chế tỷ lệ thất nghiệp khơng vượt quá tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, tạo ra công ăn việc làm cao.

 Kiểm sốt lạm phát

Nền kinh tế chỉ có thể tăng trưởng được trong một môi trường ổn định về tiền tệ và giá cả. Trong điều kiện đó, ngân hàng trung ương phải ln coi kiểm sốt lạm phát là một trong những mục tiêu của chính sách tiền tệ. Lạm phát vừa phải là mục tiêu phấn đấu của các ngân hàng trung ương trong vấn đề kiểm soát lạm phát. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp được biểu thị qua đường cong Phillips của nhà kinh tế học người Mỹ, A.W Phillips. Đường cong Phillips cho thấy có sự đánh đổi ngắn hạn giữa làm phát và thất nghiệp. Do vậy, lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ nghịch biến với nhau.

Mà tăng trưởng kinh tế, khống chế tỷ lệ thất nghiệp và kiểm soát lạm phát đều là mục tiêu cần đạt đến của chính sách tiền tệ. Vì vậy, việc thực hiện phối hợp cả ba mục tiêu này là rất quan trọng và không phải cùng một lúc cả ba mục tiêu đều có thể thực hiện được mà khơng có sự mâu thuẫn với nhau. Do vậy, khi đặt ra các mục tiêu cho chính sách tiền tệ cần có sự dung hịa, tùy lúc, tùy điều kiện cụ thể mà sắp xếp thứ tự ưu tiên. Muốn vậy, ngân hàng trung ương phải luôn nắm bắt được thực tế diễn biến của quá

trình thực hiện các mục tiêu, nhằm điều chỉnh chúng khi có sự thay đổi bằng những giải pháp phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài khóa và tiền tệ các nước khu vực asean, mô hình panel var (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)