Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài khóa và tiền tệ các nước khu vực asean, mô hình panel var (Trang 35 - 44)

2. KHUÔN KHỔ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU THỰC

2.4 Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây

Các bài nghiên cứu trước đây về chính sách tài khố và chính sách tiền tệ của các nhà nghiên cứu đã góp phần vào việc củng cố nghiên cứu thực nghiệm về chính sách tài khoá và tiền tệ các nước khu vực Asean.

Taylor (2001), nghiên cứu "Vai trò của tỷ giá hối đối trong quy tắc chính sách tiền

tệ", nhằm xem xét vai trò của tỷ giá hối đối trong quy tắc chính sách tiền tệ. Các biến được sử dụng: it là lãi suất danh nghĩa ngắn hạn của ngân hàng trung ương, πt là tỷ lệ lạm phát, et là tỷ giá thực tế và Yt là độ lệch của GDP thực từ GDP tiềm năng. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng ổn định tỷ giá hối đối có thể giúp thúc đẩy sự ổn định của sản lượng đầu ra và kiềm chế lạm phát ở mức mục tiêu. Bên cạnh đó, một sự đánh giá

cao của tỷ giá hối đối của mơ hình nền kinh tế mở có hai tác dụng: (i) làm giảm GDP thực tế; (ii) làm giảm lạm phát vì giá cả hàng hố nhập khẩu sẽ khơng tăng nhanh chóng cùng với sự tăng giá của đồng tiền. Hiệu ứng lạm phát và sản lượng trước sự thay đổi của tỷ giá hối đoái xảy ra với một độ trễ. Do chậm trễ này, một sự đánh giá cao tỷ giá hối đoái sẽ làm giảm mức sản lượng và lạm phát dự kiến trong tương lai. Kết quả nghiên cứu này là phù hợp với (Obstfeld và Rogoff (1995)). Bên cạnh đó, Nicolleta Batini et al (2000) cho rằng một sự đánh giá cao của tỷ giá hối đối cịn dẫn đến sự sụt giảm của lãi suất có thể mạnh hơn nếu các quy tắc chính sách được dựa trên những dự báo về lạm phát và sản lượng trong tương lai. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những quy tắc chính sách tiền tệ phản ứng trực tiếp đến tỷ giá hối đối cũng như lạm phát và sản lượng, khơng tốt hơn nhiều trong việc ổn định lạm phát và sản lượng thực tế và đôi khi là tồi tệ hơn so với quy định chính sách mà khơng phản ứng trực tiếp đến tỷ giá hối đối. Các tác động gián tiếp có thể có lợi thế so với tác động trực tiếp bởi vì kết quả ít hơn và ít thất thường trong biến động lãi suất.

Michael B. Devereux, Philip R. Lane and Juanyi Xu (2006) với tựa đề "Tỷ giá hối

đối và chính sách tiền tệ trong nền kinh tế thị trường mới nổi". Bài nghiên cứu này phát triển một khn khổ mơ hình đơn giản mà có thể được sử dụng để đánh giá các quy tắc chính sách tiền tệ mà cụ thể là vai trò của tỷ giá hối đoái linh hoạt đối với các nền kinh tế thị trường mới nổi. Các tác giả tập trung vào nền kinh tế thị trường mới nổi vì các nền kinh tế này dễ bị tổn thương hơn trước những cú sốc bên ngoài do hai đặc điểm sau: Hạn chế đầu tư tài chính thơng qua vay nợ nước ngoài và tốc độ những cú sốc tỷ giá hối đối thơng qua mức giá trong nước. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, phản ứng của các nền kinh tế với các cú sốc bên ngoài khác nhau theo các quy tắc khác nhau thơng qua mơ hình DSGE, mức giá rất nhạy cảm với sự biến động của tỷ giá hối đoái.

Bên cạnh đó, Calvo và Reinhart (2002), Choudhri và Hakura (2003) và Devereux và Yetman (2005) ủng hộ quan điểm cho rằng, các cú sốc tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế thị trường mới nổi có xu hướng làm cho lạm phát tăng nhanh hơn nhiều so với các nền kinh tế cơng nghiệp do đặc tính quan trọng của thị trường mới nổi là mức độ giá của họ rất nhạy cảm với sự biến động trong tỷ giá hối đoái. Bernanke và các cộng sự (1999), (BGG), Carlstrom và Fuerst (1997). Đặc biệt, Krugman (1999), Aghion et al (2001) bàn về vai trò của các ràng buộc tài sản thế chấp trong đầu tư tài chính cho rằng người cho vay trên thị trường mới nổi có thể tìm tỷ lệ lãi suất và tỷ giá hối đối thay đổi có ảnh hưởng lớn trên tổng trị giá rịng thật và vì vậy thơng qua các ràng buộc bảng cân đối có ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư, có những hậu quả kinh tế vĩ mô nghiêm trọng hơn nhiều so với kinh tế cơng nghiệp giàu có.

Các cuộc khủng hoảng tài chính trong thập kỷ qua đã tạo ra lợi ích to lớn trong việc thiết kế các chính sách tiền tệ phù hợp với nền kinh tế thị trường mới nổi. Các nền kinh tế cần nỗ lực để neo tỷ giá hối đối của họ thơng qua bảng tệ hoặc đơ la hóa, hoặc họ nên cho phép tỷ giá hối đoái thả nổi và làm theo thay vì một chính sách tiền tệ theo định hướng trong nước hướng tới lạm phát mục tiêu, theo gương của nhiều nền kinh tế phương Tây.

Sushanta K. Mallick, Ricardo M. Sousa (2012) nghiên cứu "Tác dụng thực sự của

chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mới nổi" nhằm tìm bằng chứng về sự lây truyền chính sách tiền tệ cho năm nền kinh tế thị trường mới nổi: Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi trong giai đoạn quý 1 năm 1990 – quý 4 năm 2008 thông qua mô hình VAR. Các biến được sử dụng trong mơ hình nghiên cứu: Ngun liệu, GDP thực tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất, M2, tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu.

Kết quả từ bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng chính sách tiền tệ có thể được sử dụng để ổn định lạm phát, nhưng tác động chủ yếu của nó làm giảm sản lượng. Ngồi ra, chính sách tiền tệ dường như dẫn tới một mạnh mẽ và đánh giá cao dai dẳng trong

tỷ giá hối đối thực. Khi đó, chức năng tỷ giá hối đối tiềm năng trong phản ứng của ngân hàng trung ương sẽ không mâu thuẫn với các mục tiêu của ngân hàng trung ương, đặc biệt nếu ổn định tỷ giá hối đoái là một điều kiện tiên quyết cho cả hai ổn định đầu ra và đưa lạm phát xuống tới mức mục tiêu, kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Taylor (2001).

Nghiên cứu cũng cho thấy một sự gia tăng trong lãi suất ngắn hạn có xu hướng được theo sau bởi một sự suy giảm ngay trong giá cả, một sự đánh giá cao trong tỷ giá hối đoái, tác động tiêu cực đáng kể trên sản lượng và giá cổ phiếu. Do vậy, ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến hoạt động kinh tế là rất mạnh mẽ, trong khi các bằng chứng lây truyền của lãi suất ngắn hạn về lạm phát vẫn còn hạn chế.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả cung cấp bằng chứng về sự lây lan chính sách tiền tệ cho năm nền kinh tế thị trường mới nổi (BRICS). Việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt: (i) có ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng; (ii) tạo ra một hiệu ứng thanh khoản nhỏ; (iii) có một tác động mạnh mẽ và tiêu cực trên thị trường chứng khoán; và (iv) tạo ra một sự tăng giá của đồng nội tệ.

Sushanta K. Mallick, Ricardo M. Sousa (2013) nghiên cứu "Giá cả hàng hố, áp lực

lạm phát và chính sách tiền tệ: Bằng chứng từ các nền kinh tế BRICS". Các tác giả xem xét ba nội dung cơ bản sau: (i) Tác động của chính sách tiền tệ về sản lượng, lạm phát, M2, tỷ giá thực và giá cổ phiếu; (ii) tác động của sự biến đổi giá cả hàng hoá trong các nền kinh tế thị trường mới nổi; (iii) xác định giá cả hàng hố và các cú sốc chính sách tiền tệ thơng qua chiến lược kinh tế hiện đại. Dữ liệu nghiên cứu theo tần suất quý trong khoảng thời gian từ quý 1 năm 1990 đến quý 1 năm 2012. Kết quả nghiên cứu tại các quốc gia cho thấy rằng:

Một cú sốc tích cực cho lãi suất:

- Có tác động thu hẹp về sản lượng thực tế

- Một sự điều chỉnh lớn của thị trường chứng khoán mặc dù tạm thời

- Thắt chặt các điều kiện thị trường thanh khoản nói chung

- Góp phần vào sự tăng giá của đồng nội tệ

Một cú sốc tích cực chỉ số giá cả hàng hố:

- Tác động tích cực đến sản lượng thực tế trong trường hợp của Nga và Brazil

- Dẫn đến sự gia tăng lạm phát cao ở hầu hết các nước

- Tăng lãi suất từ ngân hàng trung ương

- Thị trường chứng khoán được cải thiện

- Góp phần vào sự đánh giá cao đồng nội tệ

Kết quả nghiên cứu này cũng phù nợp với nghiên cứu của Jawadi.F, Mallick.S.K, Sousa.R.M, 2014a về chức năng phản ứng của chính sách tiền tệ tại Trung Quốc và Brazil cho thấy có mối quan hệ đáng kể giữa việc thực hiện chính sách tiền tệ ở các nước này với các biến như tỷ giá hối đoái và giá cả hàng hố.

António Afonso, Ricardo M. Sousa (2011) với tựa đề "Những tác động của chính sách

tài khố trên thị trường tài sản là gì?", nhằm tìm ra mối quan hệ giữa cú sốc chính sách tài khố và thị trường tài sản cho bốn quốc gia: Mỹ, Anh, Đức và Ý với các biến sử dụng trong mơ hình nghiên cứu là: log GDP thực tế (Yt), chỉ số giảm phát GDP (Pt), và tỷ lệ thất nghiệp (Ut), chi phí trung bình của các tài khoản nợ (it) và chỉ số giá nhà ở (HPt), giá cổ phiếu (SPt) cho thấy rằng một cú sốc chi tiêu chính phủ: (i) có tác động tích cực và lâu dài đối với GDP tại Mỹ và Anh, tại Đức và Ý có tác động tích cực tạm thời và trở thành tiêu cực; (ii) tác dụng tích cực và dai dẳng về giá nhà ở; (iii) ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu, (iv) tác động tích cực về mặt bằng giá tại Anh và Ý, và các hiệu ứng tiêu cực tại Mỹ và Đức; (v) giảm tỷ lệ thất nghiệp duy nhất ở Mỹ. Trong khi đó, một cú sốc doanh thu của chính phủ: (i) hiệu ứng tiêu cực ban đầu về GDP và sau đó trở nên tích cực; (ii) một tác động tiêu cực đến giá nhà ở tại Mỹ và Ý,

phiếu; (iv) ảnh hưởng tiêu cực và kiên trì trên mức giá; (v) tác động tích cực và lâu dài đối với tỷ lệ thất nghiệp.

António Afonso, Ricardo M. Sousa (2012) nghiên cứu "Những ảnh hưởng kinh tế vĩ

mơ của chính sách tài khóa" bằng cách sử dụng phương pháp (B-SVAR) với dữ liệu quý cho bốn quốc gia: Mỹ, Anh, Đức và Ý. Cơng cụ chính sách tài khố sử dụng là chi tiêu chính phủ hoặc doanh thu của chính phủ.

Các bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng các cú sốc chi tiêu chính phủ: (i) một tác động nhỏ nhưng tích cực vào GDP; (ii) có tác dụng đa dạng về tiêu dùng cá nhân và đầu tư tư nhân; (iii) có ảnh hưởng tích cực đến giá nhà ở; (iv) dẫn đến sự sụt giảm nhanh chóng trong giá cổ phiếu; (v) tác động tích cực đến mức độ giá cả và chi phí trung bình của tái cấp vốn các khoản nợ.

Ngoài ra, những cú sốc thu của chính phủ: (i) có ảnh hưởng tích cực đến GDP và đầu tư tư nhân; (ii) tác dụng đa dạng về tiêu dùng cá nhân; (iii) tác động đa dạng về giá nhà đất và tác động tích cực đến giá cổ phiếu; (iv) khơng ảnh hưởng đến mức giá, nhưng có một tác động hỗn hợp về lãi suất.

Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Agnello.L, Furceri.D, Sousa.R.M, (2011, 2013) tìm hiểu ảnh hưởng của chính sách tài khoá lên nền kinh tế vĩ mô và giá cả tài sản.

Jawadi.F, Mallick.S.K, Sousa.R.M (2014b) nghiên cứu "Chính sách tài khoá tại

BRICS" bằng cách sử dụng phương pháp (B-SVAR) với dữ liệu quý trong giai đoạn quý 1 năm 1990 đến quý 3 năm 2008 cho các quốc gia khu vực BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc). Các biến sử dụng trong mơ hình nghiên cứu là: Nguyên liệu, GDP thực tế, tỷ lệ lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đối, giá cổ phiếu, chi tiêu chính phủ và doanh thu chính phủ.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng việc mở rộng chi tiêu chính phủ tại BRICS có kết quả tương tự như nghiên cứu của các tác giả trước đây: (i) có tác động mạnh mẽ và tích cực về sản lượng. Điều này cung cấp bằng chứng hỗ trợ cho sự tồn tại quan trọng chính sách tài khố của học thuyết Keyness trong BRICS; (ii) dẫn đến một sự gia tăng mạnh giá cả hàng hố nhưng dường như khơng tác động đáng kể vào mức giá; (iii) làm gia tăng lãi suất và có thể "lấn át" chi tiêu cá nhân, giải thích lý do tại sao các tác động của chính sách tài khố đối với sản lượng thường ngắn ngủi; (iv) tác động tiêu cực đến thị trường chứng khốn. Bên cạnh đó, một sự gia tăng trong chi tiêu chính phủ gây ra giảm tỷ giá hối đoái thực tế và thâm hụt cán cân thương mại quốc gia. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của các tác giả Corsetti và Müller (2006), Monacelli và Perotti (2010).

Ngược lại, một cú sốc tiêu cực trong chi tiêu chính phủ thường theo sau bởi một sự giảm thuế, một cú sốc thuế tích cực có xu hướng liên kết với một sự gia tăng chi tiêu chính phủ. Do vậy, thực hiện chính sách tài khố mở rộng có xu hướng khuếch đại nền kinh tế do sự gia tăng trong chi tiêu và giảm thuế. Trong khi đó giá cổ phiếu giảm trước cú sốc tiêu cực trong chi tiêu chính phủ.

Trong trường hợp có sự gia tăng doanh thu của chính phủ, tăng thuế làm giảm sản lượng trong tất cả các nước cho thấy khơng có bằng chứng ủng hộ "sự thu hẹp tài khố mở rộng" trong bối cảnh các nền kinh tế mới nổi.

Jawadi.F, Mallick.S.K, Sousa.R.M (2015) nghiên cứu "Chính sách tài khố và tiền tệ

tại BRICS" bằng cách sử dụng phương pháp PVAR với dữ liệu quý trong giai đoạn quý 1 năm 1990 đến quý 2 năm 2013 cho các quốc gia khu vực BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc). Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy sự gia tăng bất ngờ trong lãi suất (i) có tác động thu hẹp về hoạt động kinh tế thực; (ii) dẫn đến sự sụt giảm dần trong giá giảm phát; (iii) siết chặt thanh khoản của thị trường. Trong đó, một sự

mở rộng bất ngờ trong chi tiêu chính phủ (i) có tác dụng tích cực đến sản lượng; (ii) dẫn đến giảm các mức giá; (iii) khơng có "lấn át" chi tiêu cá nhân.

Tác giả cũng cho thấy bằng chứng về sự tồn tại của các ngoại tác giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ cụ thể là (i) Một cú sốc dương về lãi suất của ngân hàng trung ương làm giảm chi tiêu chính phủ, do đó khuếch đại ảnh hưởng của chính sách tiền tệ; (ii) Một cú sốc dương về chi tiêu chính phủ đi kèm với sự gia tăng tốc độ tăng trưởng của M2, do đó tối đa hóa hiệu quả chính sách tài khóa.

Bảng 2.1: Tóm tắt các kết quả nghiên cứu trƣớc đây

Nhân tố vĩ mô Tác giả tiêu biểu Kết quả nghiên cứu chính

Chính sách tiền tệ

Tỷ giá hối đối Taylor (2001)

Ổn định tỷ giá hối đối có thể giúp thúc đẩy sự ổn định đầu ra và kiềm chế lạm phát ở mức mục tiêu.

Đánh giá cao của tỷ giá hối đối mơ hình nền kinh tế mở có hai tác dụng: (i) làm giảm GDP thực tế; (ii) làm giảm lạm phát.

Tỷ giá hối đoái

Michael B. Devereux, Philip R. Lane and

Juanyi Xu (2006)

Các cú sốc tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế thị trường mới nổi có xu hướng làm cho lạm phát tăng nhanh hơn nhiều so với các nền kinh tế công nghiệp.

Lãi suất Sushanta K. Mallick,

Ricardo M. Sousa

(2012) Sushanta K. Mallick, Ricardo M. Sousa (2013) Jawadi.F, Mallick.S.K, Sousa.R.M, 2015

- Ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng

- Lạm phát giảm ngay lập tức

- Thắt chặt các điều kiện thị trường thanh khoản nói chung

- Thị trường chứng khốn tiêu cực

- Góp phần vào sự tăng giá của đồng nội tệ Chỉ số giá cả hàng hoá Sushanta K. Mallick, Ricardo M. Sousa (2013) Jawadi.F, Mallick.S.K, Sousa.R.M, 2014a - Tác động tích cực đến sản lượng thực

tế trong trường hợp của Nga và Brazil - Sự gia tăng lạm phát cao

- Tăng lãi suất từ ngân hàng trung ương

- Thị trường chứng khoán được cải

thiện

- Góp phần vào sự tăng giá đồng nội tệ

Chính sách tài khố Cú sốc chi tiêu chính phủ António Afonso, Ricardo M. Sousa (2011, 2012)

(i) tác động tích cực và lâu dài đối với GDP; (ii) tác dụng tích cực và dai dẳng về giá nhà ở; (iii) ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu, (iv) tác động tích cực về mặt bằng giá; (v) giảm tỷ lệ thất nghiệp duy nhất ở Mỹ. Cú sốc doanh thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài khóa và tiền tệ các nước khu vực asean, mô hình panel var (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)