Dữ liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài khóa và tiền tệ các nước khu vực asean, mô hình panel var (Trang 47 - 52)

3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Dữ liệu nghiên cứu

3.2.1 Mẫu dữ liệu nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu tác động của các nhân tố vĩ mơ đến chính sách tài khố và tiền tệ các nước khu vực Asean trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2015. Vì mẫu dữ liệu nghiên cứu được thực hiện theo tần suất quý đề phù hợp với bài nghiên cứu của tác giả Fredj Jawadi , Sushanta K. Mallick , Ricardo M. Sousa năm 2015. Do vậy, dữ liệu nghiên cứu của các quốc gia trong khu vực Asean không đầy đủ theo tần suất quý được loại trừ khỏi mẫu quan sát. Các quốc gia thiếu dữ liệu quan sát đối với bất kỳ biến nào trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2015 cũng bị loại ra. Cuối cùng, mẫu dữ liệu được thực hiện trong bài nghiên cứu, tác giả thu thập được là dữ liệu quý cho 6 quốc gia trong khu vực Asean: Singapore, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia, Việt Nam. Số mẫu quan sát trong bài nghiên cứu là 360 quan sát.

Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu mà bài viết này đặt ra cùng với nghiên cứu thực nghiệm của tác giả Fredj Jawadi , Sushanta K. Mallick , Ricardo M. Sousa năm 2015 về tác động vĩ mơ của chính sách tài khố và chính sách tiền tệ cho năm nền kinh tế thị trường mới nổi - Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi (BRICS), sử dụng dữ liệu tần suất quý trong giai đoạn quý 1 năm 1990 đến quý 2 năm 2013. Các biến được sử dụng trong mơ hình nghiên cứu là: GDP thực tế, GDP Deflator, Chi tiêu chính phủ, lãi suất danh nghĩa ngân hàng trung ương, cung tiền và lãi suất của Mỹ.

Các chuỗi dữ liệu trong mơ hình nghiên cứu được lấy logarit tự nhiên để giảm đi sự biến động quá lớn về mặt giá trị tuyệt đối so với các chuỗi dữ liệu khác trừ hai biến lãi suất danh nghĩa ngân hàng trung ương và lãi suất của Mỹ. Điều này thuận lợi cho việc ước lượng các tham số trong mơ hình nghiên cứu.

GDP thực tế: Là tổng sản phẩm quốc nội tính theo sản lượng hàng hố và dịch vụ cuối

cùng của năm nghiên cứu cịn giá cả tính theo năm gốc. GDP thực tế được đưa ra nhằm điều chỉnh những sai lệch như sự mất giá của đồng tiền trong việc tính tốn GDP danh nghĩa để có thể ước lượng chuẩn hơn số lượng thực sự của hàng hoá và dịch vụ tạo thành GDP.

Theo phương pháp chi tiêu, tổng sản phẩm quốc nội một quốc gia xác định như sau:

GDP = C + G + I + NX

Trong đó:

 C là tiêu dùng của hộ gia đình

 G là tiêu dùng của chính phủ

 I là tổng đầu tư

 NX là cán cân thương mại (NX = X - M), X: xuất khẩu, M: nhập khẩu

GDP = W+R+i+Pr+Ti+De

Trong đó:

 W là tiền lương

 R là tiền cho thuê tài sản

 i là tiền lãi

 Pr là lợi nhuận

 Ti là thuế gián thu ròng

 De là phần hao mòn (khấu hao) tài sản cố định

Theo phương pháp giá trị gia tăng, tổng sản phẩm quốc nội một quốc gia xác định là tổng cộng tất cả giá trị gia tăng của nền kinh tế trong một thời kỳ. Giá trị tăng thêm của toàn bộ ngành kinh tế được xác định cho cả nước và cho từng vùng lãnh thổ và bằng tổng giá trị tăng thêm của các ngành kinh tế và thành phần kinh tế.

Giá trị gia tăng của doanh nghiệp ký hiệu là (VA), giá trị tăng thêm của một ngành (GO), giá trị tăng thêm của nền kinh tế là GDP

VA = Giá trị thị trường sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp - Giá trị đầu vào được chuyển hết vào giá trị sản phẩm trong quá trình sản xuất

Giá trị gia tăng của một ngành (GO)

GO =∑ VAi (i = 1,2,3,..,n)

Trong đó:

 VAi là giá trị tăng thêm của doanh nghiệp i trong ngành

 n là số lượng doanh nghiệp trong ngành

GDP =∑ GOj (j = 1,2,3,..,m)

Trong đó:

 GOj là giá trị gia tăng của ngành j

 m là số ngành trong nền kinh tế

GDP Deflator: Là chỉ số tính theo phần trăm phản ánh mức giá chung của tất cả các

loại hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nước. Chỉ số giảm phát GDP theo công thức sau:

Chỉ số giảm phát GDP = 100 x GDP danh nghĩa

GDP thực tế

Chỉ số giảm phát GDP phản ánh sự biến động GDP danh nghĩa do dự biến động của giá, là cơ sở để đánh giá lạm phát. Tỷ lệ lạm phát năm t theo chỉ số giảm phát GDP được tính theo cơng thức:

Tỷ lệ lạm phát t = 100 x Chỉ số giảm phát GDPt - Chỉ số giảm phát GDPt-1 Chỉ số giảm phát GDPt-1

Chi tiêu chính phủ: Là các khoản chi tiêu, tiêu dùng chung cuối cùng của chính phủ

để cung ứng hàng hố cơng cộng như khi chính phủ bỏ tiền vào phát triển đường sá, trường học, quân sự… được sử dụng như các cơng cụ của chính sách tài khố.

Lãi suất danh nghĩa của ngân hàng trung ƣơng: Là lãi suất đã bao gồm cả những

tổn thất do lạm phát gây ra do sự gia tăng của mức giá chung và được sử dụng như một cơng cụ của chính sách tiền tệ.

Cung tiền M2: Là lượng tiền được cung ứng nhằm thoả mãn các nhu cầu thanh toán và dự trữ của các chủ thể trong nền kinh tế. Cung tiền M2 bao gồm:

- M1

- Các loại tiền gửi có kỳ hạn loại nhỏ

- Tiền gửi tiết kiệm

- Tiền gửi thị trường tiền tệ ngắn hạn…

Lãi suất của Mỹ: Là cơng cụ điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương

Mỹ.

Mô tả các biến trong bài nghiên cứu được tóm tắt trong bảng sau:

Bảng 3.1: Các biến trong mơ hình nghiên cứu

Tên biến Ký hiệu Thời gian Nguồn thu thập

GDP thực tế RGDP 2001Q1 – 2015Q4 Datastream (Data center –

School of Finance UEH)

GDP Deflator DGDP 2001Q1 – 2015Q4 Datastream (Data center –

School of Finance UEH)

Chi tiêu chính phủ GOV 2001Q1 – 2015Q4 Datastream (Data center –

School of Finance UEH)

Lãi suất danh nghĩa IR 2001Q1 – 2015Q4 Datastream (Data center –

School of Finance UEH))

Cung tiền M2 2001Q1 – 2015Q4 Datastream (Data center –

School of Finance UEH)

Lãi suất của Mỹ USIR 2001Q1 – 2015Q4 data.imf.org

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu thứ cấp từ năm 2001 đến năm 2015, được tác giả thu thập theo tần suất quý của 6 quốc gia khu vực Asean từ nguồn Datastream của Data center – School of Finance (UEH) và data.imf.org.

Dữ liệu thứ cấp thu thập được tất cả các biến của 5 quốc gia: Singapore, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia từ nguồn Datastream theo tần suất quý là có sẵn. Riêng Việt Nam, các biến sử dụng trong mơ hình có dữ liệu theo tần suất quý trừ hai biến GDP Deflator và Government Expenditure chỉ có dữ liệu theo tần suất năm. Do vậy, tác giả đã dùng dữ liệu tần suất năm của hai biến này để nội suy về tuần suất quý. Việc thực hiện nội suy dữ liệu tần suất năm về tần suất quý đã được nghiên cứu thực nghiệm của Sushanta K. Mallick, Ricardo M. Sousa (2012), với tựa đề "Tác dụng thực sự của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mới nổi".

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách tài khóa và tiền tệ các nước khu vực asean, mô hình panel var (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)