Tên biến Ký hiệu Thời gian Nguồn thu thập
GDP thực tế RGDP 2001Q1 – 2015Q4 Datastream (Data center –
School of Finance UEH)
GDP Deflator DGDP 2001Q1 – 2015Q4 Datastream (Data center –
School of Finance UEH)
Chi tiêu chính phủ GOV 2001Q1 – 2015Q4 Datastream (Data center –
School of Finance UEH)
Lãi suất danh nghĩa IR 2001Q1 – 2015Q4 Datastream (Data center –
School of Finance UEH))
Cung tiền M2 2001Q1 – 2015Q4 Datastream (Data center –
School of Finance UEH)
Lãi suất của Mỹ USIR 2001Q1 – 2015Q4 data.imf.org
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu thứ cấp từ năm 2001 đến năm 2015, được tác giả thu thập theo tần suất quý của 6 quốc gia khu vực Asean từ nguồn Datastream của Data center – School of Finance (UEH) và data.imf.org.
Dữ liệu thứ cấp thu thập được tất cả các biến của 5 quốc gia: Singapore, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia từ nguồn Datastream theo tần suất quý là có sẵn. Riêng Việt Nam, các biến sử dụng trong mơ hình có dữ liệu theo tần suất q trừ hai biến GDP Deflator và Government Expenditure chỉ có dữ liệu theo tần suất năm. Do vậy, tác giả đã dùng dữ liệu tần suất năm của hai biến này để nội suy về tuần suất quý. Việc thực hiện nội suy dữ liệu tần suất năm về tần suất quý đã được nghiên cứu thực nghiệm của Sushanta K. Mallick, Ricardo M. Sousa (2012), với tựa đề "Tác dụng thực sự của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế mới nổi".
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mơ hình PVAR theo dữ liệu tần suất quý của 6 quốc gia trong khu vực Asean: Singapore, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia, Việt Nam. Quy trình thực hiện các bước nghiên cứu như sau:
Hình 3.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu mơ hình PVAR
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Bước 1 • Kiểm định nghiệm đơn vị
Bước 2 • Xác định độ trễ tối ưu
Bước 3 • Kiểm định sự ổn định của mơ hình
Bước 4 • Hiện tượng tự tương quan và quan hệ nhân quả Granger Bước 5 • Hàm phản ứng xung (IRF)
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bài viết nghiên cứu về tác động của các nhân tố vĩ mơ đến chính sách tài khố và tiền tệ các nước khu vực Asean trong khoảng thời gian từ năm 2001 đến năm 2015. Kết quả mơ hình Panel Vector Auto Regressive (PVAR), dựa trên bài nghiên cứu thực nghiệm của tác giả Fredj Jawadi , Sushanta K. Mallick , Ricardo M. Sousa năm 2015 của sáu quốc gia Singapore, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia, Việt Nam như sau:
4.1 Kiểm định nghiệm đơn vị
Kiểm định nghiệm đơn vị (unit root test) sẽ cho biết một chuỗi dữ liệu có tính dừng hay khơng. Có nhiều phương pháp khác nhau được sử dụng cho mục đích này. Đối với dữ liệu chuỗi thời gian 2 chiều (biến và thời gian), một trong những phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị phổ biến là kiểm định Dickey - Fuller tăng cường (ADF). Ngồi ra, cịn có một phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị khác là kiểm định Phillips – Person (PP). Cả hai phương pháp ADF và PP đều là các cải biên của kiểm định Dickey-Fuller để giải quyết vấn đề tương quan chuỗi. Khác với ADF là sử dụng hồi quy độ trễ và các sai phân bậc nhất, kiểm định PP sử dụng ước lượng ma trận hiệp phương sai thuần nhất giữa phương sai của sai số thay đổi và sự tự tương quan.
Giả thiết kiểm định H0: Chuỗi dữ liệu không dừng
Giả thiết kiểm định H1: Chuỗi dữ liệu là dừng
Việc bác bỏ giả thiết H0 (chuỗi dữ liệu không dừng) cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận giả thiết H1 (chuỗi dữ liệu dừng).
Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị trong bảng 4.1 cho thấy, giả thuyết nghiệm đơn vị cho các biến đều không bị bác bỏ. Tuy nhiên, sai phân bậc nhất lại được tìm thấy có tính dừng. Vì vậy, các biến sử dụng trong mơ hình đều tích hợp bậc nhất I(1) đối với các quốc gia trong mẫu nghiên cứu.