Thống kê mô tả biến cá nhân:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc sứ mệnh có phải là vấn đề, nghiên cứu tại đài phát thanh và truyền hình tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 38)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2. Thống kê mô tả biến cá nhân:

4.2.1 Gới tính của đối tượng khảo sát:

Bảng 4.1 Thơng tin giới tính của đối tượng khảo sát

Tần số % Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy Valid Nam 80 42.8 42.8 42.8 Nữ 107 57.2 57.2 100.0 Total 187 100.0 100.0

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên SPSS 20

Trong tổng số 187 (n = 187) được đưa vào khảo sát, ta thấy số lượng viên chức và nhân viên nam 80 người (chiếm 42.8 %) và số lượng viên chức và nhân viên nữ 107 người (chiếm 57.2 %). Kết quả này cho thấy với 187 quan sát ngẫu nhiên tại

Đài PT và TH tỉnh BR-VT thì số lượng viên chức và nhân viên nữ chiếm nhiều hơn viên chức và nhân viên nam.

4.2. 2 Độ tuổi của đối tượng khảo sát:

Bảng 4.2 Thông tin độ tuổi của đối tượng khảo sát

Tần số % Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy Valid Dưới 30 17 9.1 9.1 9.1 30- 45 112 59.9 59.9 69.0 45 trở lên 58 31.0 31.0 100.0 Total 187 100.0 100.0

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên SPSS 20

Kết quả từ Bảng 4.2 cho thấy sự phân bổ độ tuổi của viên chức và nhân viên Đài PT& TH tỉnh thuộc 3 nhóm tuổi: độ tuổi dưới 30 là 17 người (chiếm 9,1 %), độ tuổi từ 30-45 là 112 người ( chiếm 59,9 %), độ tuổi tứ 45 tuổi trở lên là 58 người ( chiếm 31 %). Kết quả khảo sát cho thấy viên chức và nhân viên có độ tuổi từ 30-45 tuổi đang công tác tại Đài PT và TH tỉnh BR-VT chiếm tỉ lệ khá cao.

4.2.3 Trình độ học vấn của đối tượng khảo sát:

Bảng 4.3 Trình độ học vấn của đối tượng khảo sát

Tần số % Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy Valid Trung cấp- Cao đẳng 41 21.9 21.9 21.9 Đại học 144 77.0 77.0 98.9 Sau Đại học 2 1.1 1.1 100.0 Total 187 100.0 100.0

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên SPSS 20

Kết quả từ Bảng 4.3 cho thấy trình độ học vấn của của viên chức và nhân viên tại Đài PT VÀ THtỉnh BR-VT: với trình độ Trung cấp – Cao đẳng có 41 người (chiếm

21.9%), trình độ Đại học có 144 người (chiếm 77%), trình độ sau đại học có 2 người (chiếm 1.1 %). Kết quả này cho thấy với 187 quan sát thì đa số viên chức và nhân viên Đài PT và TH tỉnh BR-VT đang ở trình độ đại học. Như vậy cho thấy việc đào tạo bồi dưỡng sau đại học tại Đài rất ít, việc này chưa phù hợp với xu hướng phát triển của cơng nghệ truyền hình như cũng như các yêu cầu nhiệm vụ đặt ra đối với hoạt động Phát thanh - Truyền hình hiện nay.

4.2.4 Thâm niên công tác của đối tượng khảo sát:

Bảng 4.4Thâm niên công tác của đối tượng khảo sát

Tần số % Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy Valid < 5 năm 28 15.0 15.0 15.0 5-10 năm 67 35.8 35.8 50.8 >10 năm 92 49.2 49.2 100.0 Total 187 100.0 100.0

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên SPSS 20

- Với 4 mức độ thâm niên công tác được đặt ra trong bảng khảo sát, kết quả cho thấy: thâm niên công tác dưới 5 năm (chiếm 15.0 %), thâm niên từ 5 -10 năm (chiếm 35.8 %), thâm niên trên 10 năm (chiếm 49.2 %). Kết quả trên cho thấy đa số viên chức và nhân viên đang công tác tại Đài PT và TH tỉnh BR-VT có q trình gắn bó lâu năm với cơng việc (ở mức độ trên 10 năm là 92 người tỉ lệ 49.2 %).

4.2.5 Chức vụ của đối tượng khảo sát:

Bảng 4.5 Chức vụ của đối tượng khảo sát

Tần số % Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy Valid Có 48 25.7 25.7 25.7 Không 139 74.3 74.3 100.0 Total 187 100.0 100.0

Kết quả kháo sát cho ta thấy với 187 viên chức tại Đài PT và THtỉnh BR-VT, số lượng viên chức nắm giữ chức vụ là 48 người (chiếm 25,7%), số lượng viên chức không nắm chức vụ là 139 ( chiếm 74,3 % ).

4.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha

4.3.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo nhân tố “Động lực làm việc” - WM Khi chạy kiểm định 4 biến đo lường nhân tố động lực làm việc, phân tích từ Khi chạy kiểm định 4 biến đo lường nhân tố động lực làm việc, phân tích từ SPSS cho ra kết quả như sau:

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Nhân tố “Động lực làm việc”

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Giá trị Cronbach Alpha loại biến

Giá trị Cronbach’s Alpha : 0.849

WM1 9.61 6.207 .714 .799

WM2 9.61 6.078 .642 .827

WM3 9.66 6.044 .754 .783

WM4 9.53 5.455 .666 .824

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên SPSS 20

Từ Bảng 4.6 cho thấy kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) phù hợp (≥ 0.3).

Hệ số Cronbach Alpha (Cronbach's Alpha)= 0.849 ≥ 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. Mà theo lý thuyết, mức giá trị hệ số Cronbach’s Alpha:từ 0.8 đến gần bằng 1 là thang đo lường rất tốt. Do đó ta thấy 4 biến WM1, WM2, WM3, WM4 có mối quan hệ chặt chẽ với nhân tố “Động lực làm việc”.

4.3.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo nhân tố “Khó khăn của mục tiêu- công việc” –JG công việc” –JG

Để đo lường nhân tố “Khó khăn của mục tiêu-cơng việc”, trong nghiên cứu này sử dụng 3 thang đo tương ứng với 3 biến JG1, JG2, JG3. Kết quả sau khi chạy SPSS 20 như sau:

Bảng 4.7Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Nhân tố “Khó khăn của mục tiêu-cơng việc”

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Giá trị Cronbach Alpha nếu loại

biến Giá trị Cronbach’s Alpha : 0.809

JG1 6.58 2.857 .660 .740

JG2 6.63 2.578 .669 .729

JG3 6.57 2.698 .650 .748

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên SPSS 20

Từ Bảng 4.7 cho thấy hệ số Cronbach's Alpha bằng 0.809 cho thấy 3 mục hỏi (3 biến JG1, JG2, JG3) là rất tốt để đo lường nhân tố “Khó khăn của mục tiêu – cơng việc”.

Và kết quả từ cột cuối cùng của bảng là Cronbach's Alpha nếu loại biến (Cronbach's Alpha if Item Deleted) cho thấy không nên loại bất kỳ biến nào trong 3 biến JG1, JG2, JG3 vì nếu bỏ bất kỳ biến nào cũng đều làm cho hệ số Cronbach's Alpha thấp hơn khi xem xét cả 3 biến cùng một lúc. Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation)phù hợp (≥ 0.3).

4.3.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo nhân tố “Sự tự tin” – SE

Để đo lường nhân tố “Sự tự tin”, nghiên cứu sử dụng 3 thang đo tương ứng với 3 biến: SE1, SE2, SE3. Bước đầu tiên chúng ta chạy kiểm định độ tin cậy với cả 3 biến này, kết quả được phân tích bời SPSS 20 như sau:

Bảng 4.8 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo nhân tố “Sự tự tin” Biến

quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Giá trị Cronbach Alpha nếu loại

biến Giá trị Cronbach’s Alpha : 0.850

SE1 6.50 4.090 .708 .800

SE2 6.45 4.098 .722 .787

SE3 6.42 4.115 .725 .784

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên SPSS 20

Từ Bảng 4.8 cho thấy kết quả kiểm định cho thấy các biến quan sát SE1, SE2, SE3 đều có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation)phù hợp (≥ 0.3). Hệ số Cronbach Alpha (Cronbach'sAlpha)= 0.850 ≥ 0.6 nên đạt yêu cầu về độ tin cậy. Mà theo lý thuyết, mức giá trị hệ số CronbachAlpha:từ 0.8 đến gần bằng 1 là thang đo lường rất tốt. Do đó ta thấy 3 biến SE1, SE2, SE3 có mối quan hệ chặt chẽ với nhân tố “Sự tự tin”.

4.3.4 Đánh giá độ tin cậy của thang đo nhân tố “Giá trị sứ mệnh” – MV Để đo lường nhân tố “Giá trị sứ mệnh” – MV, trong nghiên cứu này sử dụng Để đo lường nhân tố “Giá trị sứ mệnh” – MV, trong nghiên cứu này sử dụng 3 thang đo tương ứng với 3 biến MV1, MV2, MV3. Kết quả sau khi chạy SPSS 20 như sau:

Bảng 4.9Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo Nhân tố“Giá trị sứ mệnh”

Biến quan sát

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Giá trị Cronbach Alpha nếu loại biến Giá trị Cronbach’s Alpha : 0.772

MV1 6.68 3.316 .654 .639

MV2 6.78 3.401 .623 .673

MV3 6.79 3.747 .544 .759

Từ bảng 4.9 hệ số Cronbach's Alpha bằng 0.772 cho thấy 3 mục hỏi (3 biến MV1, MV2, MV3) là thang đo lường tốt để đo lường nhân tố “Giá trị sứ mệnh”. Và kết quả từ cột cuối cùng của bảng là giá trị Cronbach's Alpha nếu loại biến (Cronbach's Alpha if Item Deleted) cho thấy không nên loại bất kỳ biến nào trong 3 biến MV1, MV2, MV3 vì nếu bỏ bất kỳ biến nào cũng đều làm cho hệ số Cronbach's Alpha thấp hơn khi xem xét cả 3 biến cùng một lúc. Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) phù hợp (≥ 0.3).

4.3.5 Đánh giá độ tin cậy của thang đo nhân tố “Phần thưởng bên ngoài” – ER Để đo lường nhân tố “Phần thưởng bên ngoài”, trong nghiên cứu này sử dụng 3 Để đo lường nhân tố “Phần thưởng bên ngoài”, trong nghiên cứu này sử dụng 3 thang đo tương ứng với 3 biến ER1, ER2, ER3. Kết quả sau khi chạy SPSS 20 như sau:

Bảng 4.10 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo nhân tố “Phần thưởng bên ngoài”

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan

biến tổng Giá trị Cronbach Alpha nếu loại biến Giá trị Cronbach’s Alpha : 0.797

ER1 6.67 3.008 .637 .735

ER2 6.30 3.867 .650 .734

ER3 6.61 3.066 .664 .699

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên SPSS 20

Từ Bảng 4.10 cho thấy hệ số Cronbach's Alpha bằng 0.797 cho thấy 3 mục hỏi (3 biến ER1, ER2, ER3) là thang đo lường tốt để đo lường nhân tố “Phần thưởng bên ngoài”. Và kết quả từ cột cuối cùng của Bảng là Cronbach's Alpha nếu loại biến (Cronbach's Alpha if Item Deleted) cho thấy không nên loại bất kỳ biến nào trong 3 biến ER1, ER2, ER3 vì nếu bỏ bất kỳ biến nào cũng đều làm cho hệ số Cronbach's Alpha thấp hơn khi xem xét cả 3 biến cùng một lúc.Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation)phù hợp (≥0.3).

Tóm lại sau khi chạy kiểm định độ tin cậy của các thang đo thì kết quả các thang đo đều đạt độ tin cậy và có mối quan hệ chặt chẽ với các nhân tố, kết quả như sau: có 4

biến MW1, MW2, MW3, MW4 được sử dụng để đo lường nhân tố “ Động lực làm việc”; 3 biến JG1, JG2, JG3 được sử dụng để đo lường nhân tố “Khó khăn của mục tiêu- cơng việc”; 3 biến SE1, SE2, SE3 được sử dụng để đo lường nhân tố “Sự tự tin”; 3 biến MV1, MV2, MV3 được sử dụng để đo lường nhân tố “Giá trị nhiệm vụ”; 3 biến ER1, ER2, ER3 được sử dụng để đo lường nhân tố “ Phần thưởng bên ngoài”.

Sau khi tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo, tác giả sẽ tiến hành tạo biến đại diện để đưa ra các bước chạy tương quan và hồi quy, nhằm đánh giá các nhân tố độc lập tác động như thế nào đến nhân tố phụ thuộc.

4.4 Phân tích liên hệ giữa các biến độc lập và phụ thuộc với các biến định tính

4.4.1 Phân tích T– Test

Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp Independent Samples Test để kiểm định sự khác biệt trung bìnhđối với biến định tính có hai giá trị như: Biến giới tính, Biến chức vụ, để xem có sự khác nhau về động lực làm việc giữa viên chức nam và nữ, giữa người có nắm giữ chức vụ và người khơng nắm giữ chức vụ hay khơng.

4.4.1.1Phân tích T– Test đối với Biến giới tính

Sau khi chạy SPSS 20 ta có kết quả sau:

Bảng 4.11Kết quả kiểm định sự khác biệt về Động lực làm việc theo biến giới tính Động lực làm việc (WM) Giới tính N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn Nam 80 3.2563 .79054 .08839 Nữ 170 3.1589 .79606 .07696 Kiểm định Independent Samples Kiểm định Levene’s Kiểm định T-test

F Sig. t Df Sig. (2-tailed)

Phương sai đồng nhất .009 .926 .830 185 .408

Phương sai không

đồng nhất .831 170.959 .407

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên SPSS 20

Kết quả cho thấy giá trị Sig Levene's Test = 0.926 > 0.05. Ta sử dụng kết quả t hàng Equal variances assumed. Sig kiểm định t = 0.408>0.05 như vậy cho thấy

khơng có sự khác biệt về động lực làm việc giữa 2 nhóm giới tính nam và nữ tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh BR-VT.

4.4.1.2 Phân tích T– Test đối với Biến Chức vụ

Sau khi chạy SPSS 20 ta có kết quả sau:

Bảng 4.12Kết quả kiểm định sự khác biệt về Động lực làm việc theo biến chức vụ Động lực làm việc (WM) Chức vụ N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn Có chức vụ 48 3.0833 .79949 .11540 Khơng có chức vụ 139 3.2410 .78966 .06698 Kiểm định Independent Samples

Kiểm định Levene’s Kiểm định T-test

F Sig. t df Sig. (2-

tailed)

Phương sai đồng nhất .006 .939 -1.189 185 .236

Phương sai không

đồng nhất .-1.182 80.875 .241

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên SPSS 20

Kết quả cho thấy giá trị Sig Levene's Test = 0.939 > 0.05 thì phương sai giữa 2 giới tính là khơng khác nhau, chúng ta sẽ sử dụng giá trị t hàng Equal variances assumed. Sig kiểm định t = 0.236>0.05 như vậy cho thấy khơng có sự khác biệt về giá trị trung bình động lực làm việc giữa 2 nhóm có chức vụ và khơng có chức vụ tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh BR-VT.

4.4.2. Phân tích ANOVA

Tác giả sử dụng phương pháp One-Way Anova kiểm định sự khác biệt trung bình, đối với biến định tính có 3 giá trị trở lên như: biến độ tuổi, biến học vấn, biến

4.4.2.1 Phân tích ANOVA đối với Biến độ tuổi

Bảng 4.13Kết quả kiểm định Levene động lực làm việc giữa các nhóm độ tuổi

Levene Statistic df1 df2 Sig.

1.920 2 184 .149

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên SPSS 20

Kết quả kiểm định Lenvene trong Bảng 4.13 có Sig = 0.149 >0.05, cho thấy phương sai đánh giá về động lực làm việc giữa các nhóm độ tuổi là khơng khác nhau một cách có ý nghĩa. Vì vậy ta sử dụngkết quả Sig kiểm định F ở bảng ANOVA.

Bảng 4.14Kết quả kiểm định phương sai (ANOVA) động lực làm việc giữa các nhóm độ tuổi ANOVA Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 2.065 2 1.033 1.653 .194 Within Groups 114.915 184 .625 Total 116.980 186

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên SPSS 20

Sig kiểm định F bằng 0.194 > 0.05, như vậy khơng có khác biệt động lực làm việc giữa các độ tuổi khác nhau. Hay nói cách khác là chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình về động lực làm việc giữa các nhóm tuổi khác nhau ở mức ý nghĩa 5%

4.4.2.2 Phân tích ANOVA đối với Biến học vấn

Sau khi chạy SPSS 20 ta có kết quả sau:

Bảng 4.15 Kết quả kiểm định Levene động lực làm việc giữa các trình độ học vấn

Levene Statistic df1 df2 Sig.

1.142 2 184 .321

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên SPSS 20

Kết quả kiểm định Lenvene trong Bảng 4.15 có Sig = 0.321> 0.05, cho thấy phương sai đánh giá về động lực làm việcgiữa các trình độ học vấn là khơng khác nhau một cách có ý nghĩa.Vì vậy ta sử dụng kết quả Sig kiểm định F ở bảng ANOVA.

Bảng 4.16 Kết quả kiểm định phương sai (ANOVA) động lực làm việc giữa các trình độ học vấn Sum of Squares Df Mean Square F Sig. Between Groups .656 2 .328 .519 .596 Within Groups 116.324 184 .632 Total 116.980 186

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên SPSS 20

Sig kiểm định F bằng 0.596> 0.05, như vậy khơng có khác biệt động lực làm việc giữa các trình độ học vấn khác nhau. Hay nói cách khác là chưa có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình về động lực làm việcgiữa các trình độhọc vấn khác nhau ở mức ý nghĩa 5%.

. 4.4.2.3 Phân tích ANOVA đối với Biến thâm niên

Bảng 4.17 Kết quả kiểm định Levene động lực làm việc giữa các nhóm thâm niên

Levene Statistic df1 df2 Sig.

1.847 2 184 .161

Kết quả kiểm định Lenvene trong Bảng 4.17 có Sig = 0.161 > 0.05, cho thấy phương sai đánh giá về động lực làm việc giữa các nhóm thâm niên là không khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc sứ mệnh có phải là vấn đề, nghiên cứu tại đài phát thanh và truyền hình tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)