Phân tích tương quan Pearson:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc sứ mệnh có phải là vấn đề, nghiên cứu tại đài phát thanh và truyền hình tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 50)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.5. Phân tích tương quan Pearson:

Để kiểm tra mức độ chặt chẽ của mối quan hệ tuyến tính giữa các biến đại diện độc lập và phụ thuộc, tác giả tiến hành phân tích tương quan Pearson. Kết quả sau khi chạy SPSS 20 như sau:

Bảng 4.19 Kiểm định tương quan giữa các biếnđại diện độc lập và phụ thuộc

WM JG SE MV ER Động lực làm việc (WM) Hệ số tương quan Pearson 1 .366 ** .703** .664** .548** Sig. (2-phía) .000 .000 .000 .000 Mẫu 187 187 187 187 187 Khó khăn của mục tiêu – cơng việc (JG) Hệ số tương quan Pearson .366 ** 1 .277** .256** .362** Sig. (2-phía) .000 .000 .000 .001 Mẫu 187 187 187 187 187 Sự tự tin (SE) Hệ số tương quan Pearson .703 ** .277** 1 .350** .414** Sig. (2-phía) .000 .000 .000 .000 Mẫu 187 187 187 187 187 Giá trị Sứ mệnh (MV) Hệ số tương quan Pearson .664 ** .256** .35** 1 .417** Sig. (2-phía) .000 .000 .000 .000 Mẫu 187 187 187 187 187 Phần thưởng bên ngoài (ER) Hệ số tương quan Pearson .548 ** .326** .441** .417** 1 Sig. (2-phía) .000 .000 .000 .000 Mẫu 187 187 187 187 187

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên SPSS 20

- Hệ số Sig của các biến đại diện độc lập JG (Khó khăn mục tiêu – công việc), SE (Sự tự tin), MV (Giá trị sứ mệnh), ER (Phần thưởng bên ngoài) với biến phụ thuộc WM (Động lực làm việc) đều < 0.05 cho thấy tương quan có ý nghĩa. Như vậy có mối liên hệ tuyến tính giữa các biến độc lập JG, SE, MV, ER với biến phụ thuộc WM, nên không loại nhân tố nào.

Giữa biến SE và WM có mối tương quan mạnh nhất, với hệ số r = 0.703, kế tiếp là MV và WM với r = 0.664, thứ 3 là ER và WM với hệ số r =0.548. Giữa JG và WM có mối tương quan yếu nhất với hệ số r = 0.366.

- Các cặp biến độc lập đều có mức tương quan khá yếu với nhau nên hiện tượng đa cộng tuyến khó có thể xảy ra.

4.6. Phân tích hồi quy

Kết quả phân tích hồi quy nhằm xác định mức độ ảnh hưởng từng nhân tố trong mơ hình với biến phụ thuộc là động lực làm việc. Các mức độ ảnh hưởng này được xác định thơng qua hệ số hồi quy. Mơ hình hồi quy như sau:

Bảng 4.20 Phân tích hồi quy đa biến Mơ hình Hệ số hồi quy

chưa chuẩn hóa Hệ số hồi quy chuẩn hóa

t Sig. Thống kê đa cộng tuyến

B Sai số chuẩn

Beta Độ chấp

nhận

Hệ số phóng đại phương sai

( VIF) Hằng số .018 .311 .057 .954 GIOITINH -.029 .065 -.018 -.454 .650 .946 1.057 DOTUOI .002 .055 .001 .032 .974 .896 1.116 HOCVAN -.062 .074 -.034 -.848 .398 .963 1.038 THAMNIEN -.064 .052 -.059 -1.236 .218 .683 1.464 CHUCVU .129 .073 .071 1.766 .079 .962 1.039 JG .087 .043 .086 2.010 .046 .851 1.175 SE .375 .037 .462 10.050 .000 .734 1.361 MV .375 .040 .419 9.350 .000 .775 1.290 ER .153 .049 .167 3.101 .002 .533 1.876

R2 hiệu chỉnh = 0.711; Kiểm định F với giá trị Sig=0.000 Hệ số Durbin-Watson=2.000

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên SPSS 20

Từ kết quả trên ta thấy R bình phương hiệu chỉnh bằng 0.711 tương đương 71.1%. Như vậy các biến độc lập đưa vào chạy hồi quy ảnh hưởng tới 71.1% sự thay đổi của biến phụ thuộc, cịn lại 28.9% là do các biến ngồi mơ hình và sai số ngẫu nhiên. Như vậy mơ hình có giá trị giải thích ở mức khá cao

Hệ số Durbin-Watson=2.000 nằm trong khoảng 1 đến 3 nên khơng có hiện tượng tương quan chuỗi bậc nhất xảy ra.

Kiểm định F có giá trị Sig. = 0.000 < 0.05 như vậy mơ hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được. Các nhân tố độc lập đều ảnh hưởng đến động lực làm việc.

Giá trị Sig của kiểm định t hệ số hồi quy của các biến độc lập JG, SE, MV, ER đều nhỏ hơn giá trị 0.05 (giá trị lần lượt 0.046, 0.000, 0.000, 0.002), nên các biến độc lập JG, SE, MV, ER đều có ý nghĩa giải thích cho biến phục thuộc WM. Giá trị Sig. kiểm định t hệ số hồi quy của các biến cá nhân (giới tính, độ tuổi, học vấn, thâm niên, chức vụ) đều lớn hơn 0.05 nên các biến cá nhân khơng có ý nghĩa giải thích cho biến phụ thuộc.

Hệ số VIF của các biến độc lập JG, SE, MV, ER lần lượt là 1.175, 1.361, 1.290, 1876, các giá trị trên đều nhỏ hơn 2, nên khơng có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra (Hồi quy vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến khi VIF ≥ 10). Các hệ số hồi quy β đều >0, như vậy các biến độc lập đưa vào phân tích hồi quy đều có tác động cùng chiều với biến phụ thuộc. Thứ tự tác động từ mạnh đến yếu của các biến động lập SE, MV, ER, JG đến các biến phụ thuộc WM là:

SE (0.462) > MV (0.419) > ER (0.167) > JG (0.086). Điều này đồng nghĩa với:

Biến Sự tự tin (SE) tác động mạnh nhất đến động lực làm việc của viên chức và nhân viên tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh BR-VT.

Biến Giá trị sứ mệnh (MV) tác động mạnh thứ 2 đến động lực làm việc của viên chức và nhân viên tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh BR-VT.

Biến Phần thưởng bên ngoài (ER) tác động thứ 3 đến động lực làm việc của viên chức và nhân viên tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh BR-VT.

Biến Khó khăn của mục tiêu- cơng việc (JG) tác động yếu nhất đến động lực làm việc của viên chức và nhân viên tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh BR- VT.

Từ những phân tích trên ta có phương trình mơ tả sự biến động của các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc như sau:

WM= 0.462SE+0.419MV+0.167ER+0.086JG

Trong đó:

WM là biến phụ thuộc (Y): nhân tố động lực làm việc.

Các biến độc lập (Xi): Khó khăn của mục tiêu –cơng việc (JG); Sự tự tin (SE); Giá trị sứ mệnh (MV); Phần thưởng bên ngoài (ER).

βk: hệ số hồi quy riêng từng phần.

Hình 4.2 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn

Theo hình 4.2 ta có một đường cong phân phối chuẩn được đặt trên biểu đồ tần số, giá trị trung bình Mean = 9.84E-17 gần bằng 0, độ lệch chuẩn là 0.976 gần bằng 1. Từ đó ta có thể nói, phân phối phần dư xấp xỉ chuẩn và đưa ra kết luận: Giả thiết phân phối chuẩn của phần dư khơng bị vi phạm.

Hình 4.3 Biểu đồ phần dư chuẩn hóa

Theo quan sát trên biểu đồ, ta thấy các điểm phân vị trong phân phối của phần dư tập trung thành 1 đường chéo và xoay quanh trục 0 (tức quanh giá trị trung bình của phần dư). Như vậy giả định phân phối chuẩn của phần dư khơng bị vi phạm.

Hình 4.4 Biểu đồ phân tán Scatter plot

Phần dư chuẩn hóa phân bổ tập trung xung quanh đường hồnh độ 0, do vậy giả định quan hệ tuyến tính khơng bị vi phạm.

Thông qua kết quả nghiên cứu xác định được các nhân tố, (1) Sự tự tin, (2) Giá trị sứ mệnh, (3) Phần thưởng bên ngồi, (4) Khó khăn của mục tiêu – công việc tác động đến động lực làm việc của viên chức và nhân viên tại Đài PT và TH tỉnh BR-VT.

4.7.1 Về nhân tố Sự tự tin:

Nhân tố này có tác động mạnh nhất đến động lực làm việc của viên chức và nhân viên tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh BR-VT. Thực tế cho thấy,viên chức và nhân viên Đài tự tin với năng lực của bản thân khi thực hiện cơng việc và ln tìm ra giải pháp cho các vấn đề cũng như tự tin khi trình bày cơng việc với cấp trên, tự tin khi thảo luận với đồng nghiệp về cơng việc thì họ sẽ cảm thấy được tạo động lực. Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác và tất yếu tự bản thân họ nâng cao mức độ đáp ứng yêu cầu trong cơng việc. Bên cạnh đó, việc bản thân dễ dàng phục hồi với những rắc rối trong cơng việc thể hiện sự kiên cường và tính độc lập cao. Người viên chức và nhân viên có thể kiểm sốt bản thân để thích nghi với những khó khăn trong công tác là yếu tố quan trọng để nâng cao mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của họ. Các viên chức và nhân viên tại Đài có động lực hơn để thực hiện cơng việc của mình khi họ hiểu rõ và các thách thức nhiệm vụ mà họ cảm thấy là quan trọng và có thể đạt được.

Đứng trước những thách thức và những vấn đề cần giải quyết để tồn tại, Đài PT và TH tỉnh BR-VT đã xây dựng “Đề án nâng cao chất lượng hoạt động của Đài PT và TH tỉnh giai đoạn 2017-2010 và tầm nhìn đến năm 2025” (đề án đã được UBND tỉnh BR- VT phê duyệt vào ngày04/7/2017). Theo đó Đài đã đặt ra mục tiêu phát triển của Đài trong những năm tới, nhiệm vụ của từng giai đoạn và giải pháp thực hiện.

Từ khi Đề án được phê duyệt đến nay, Đài đã từng bước đạt được những kết quả đáng kể như: Chất lượng nội dung được nâng cao; đa dạng hình thức thể hiện. Sản xuất các chương trình truyền hình với tín hiệu HD, thích ứng với xu hướng phát triển chung của thế giới và khu vực cũng như với yêu cầu của dịch vụ truyền hình chất lượng cao. Tăng năng lực sản xuất (tăng thời lượng chương trình thời sự, đến cuối năm 2017 đạt 180 phút/ngày, tăng 25 phút so với năm 2016; tăng thời lượng các chương trình tự sản xuất, từ 25% (năm 2016) lên 40% tổng thời lượng phát sóng hàng ngày). Từng bước đầu tư cơ sở

hạ tầng và phương tiện kỹ thuật đồng bộ và hiện đại, đảm bảo phục vụ cho các hoạt động của Đài, đặc biệt là các hoạt động tác nghiệp báo chí và sản xuất các chương trình phát thanh và truyền hình đạt chất lượng cao. Nguồn thu Dịch vụ - Quảng cáo cũng từ đó được cải thiện đáng kể.

Việc tin vào bản thân mình có thể học hỏi các kỹ năng dẫn đến hành động thử làm những điều mới lạ, ứng dụng những điều mới mẻ, hiệu quả và học hỏi các quy trình làm việc hiệu quả hơn. Kết quả đạt được cho thấy viên chức và nhân viên Đài đã hiểu rõ và đầy đủ được mục tiêu công việc của họ thông qua Đề án nâng cao chất lượng hoạt động của Đài và họ đã thể hiện sự cam kết với mục tiêu cơng việc của mình. Mức độ tự tin về thực thi nhiệm vụ của mình đã giúp họ đạt được hiệu suất cơng việc tốt hơn.

4.7.2 Về nhân tố Giá trị sứ mệnh:

Sứ mệnh của Đài PT và TH tỉnh BR-VT: là kênh truyền thông tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước tới người dân địa phương, đáp ứng yêu cầu định hướng cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thực hiện nhiệm vụ: thông tin tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của tỉnh và của đất nước; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội, làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của nhân dân. Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đấu tranh phịng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội.

Từ khi thành lập đến nay, Đài PT và TH hình tỉnh BR-VTcơ bản hoàn thành các nhiệm vụ được giao, đảm bảo hoạt động thông tin, tuyên truyền phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền tỉnh, góp phần đáp ứng nhu cầu thơng tin, giải trí và là diễn đàn của nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay việc phải vừa phải bảo đảm định hướng tuyên truyền cho địa phương đồng thời phải tự chủ tài chính, được coi là thách thức rất lớn cho Đài (Tự chủ hồn tồn về tài chính để tồn tại và phát triển trên cơ sở bảo đảm chương trình sản xuất trong nước đạt tối thiểu 70%

thời lượng phát sóng). Trước q trình xã hội hóa như trên các Đài đứng trước thách thức chỉ chạy theo lợi nhuận kinh tế mà xa rời, sứ mạng của mình cũng như ngun tắc tính nhân dân của báo chí.

Để vẫn giữ được sứ mệnh của tổ chức và đảm bảo được hoạt động của tổ chức Đài PT và TH tỉnh BR-VT đã xây dựng mục tiêu cho mình trong những năm tới như sau: Xây dựng Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh trở thành một cơ quan báo chí đa phương tiện và hiện đại, nguồn nhân lực có chất lượng cao, nền tảng kỹ thuật và cơng nghệ hiện đại, đảm bảo phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế -xã hội của Đảng bộ và chính quyền tỉnh, đáp ứng nhu cầu thơng tin, giải trí và là diễn đàn của nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Nguồn nhân lực hiện của Đài PT và TH tỉnh BR-VT theo kết quả nghiên cứu: 80 nam (chiếm 42.8 %) và 107 (chiếm 57.2 %) nữ; độ tuổi từ 30-35 chiếm tỉ lệ khá cao 59.9 % (112 người); trình độ học vấn đa số là trình độ Đại học (chiếm 77%); thâm niên công tác ở mức độ trên 10 năm (chiếm 49.2%) và từ 5 đến 10 năm (chiếm 35.8 %). Cho thấy thâm niên công tác của nhân viên làm việc tại Đài ở mức độ trên 10 năm khá cao.

Qua phân tích hồi quy cũng đã chứng minh biến giá trị sứ mệnh tác động mạnh thứ 2 đến động lực làm việc của viên chức và nhân viên tại Đài PT và TH tỉnh BR- VT. Điều này mô tả nhận thức của nhân viên về sự hấp dẫn của mục đích của tổ chức và sự đóng góp xã hội nói chung. Sự hấp dẫn của sứ mệnh ảnh hưởng đến khả năng tuyển dụng, duy trì và động viên lực lượng lao động của tổ chức. Phù hợp với những mong đợi này, người ta thấy rằng nhiệm vụ càng hấp dẫn, nhân viên sẽ càng muốn gắn bó với tổ chức và cố gắng giúp nó thành cơng. Giá trị nội tại mà viên chức và nhân viên đang làm việc tại Đài nhìn thấy trong sứ mệnh của tổ chức đã ảnh hưởng đến động lực làm việc của họ bằng cách tăng tầm quan trọng của họ trong công việc. Với phương châm tự đổi mới để tồn tại, mỗi viên chức Đài PT và TH tỉnh BR-VT đang cố gắng và nỗ lực rất nhiều chính trong từng cơng việc cụ thể mà mỗi cá nhân đảm nhiệm, vừa hoàn thành tốt nhiệm vụ hằng ngày, vừa tự học hỏi để đáp ứng được với yêu cầu ngày càng cao trong tương lai.

Đây là nhân tố tác động thứ 3 trong 4 nhân tố tác động đến động lực làm việc của viên chức và nhân viên tại Đài PT và TH tỉnh BR-VT, do thấy giá trị nội tại mà viên chức và nhân viên tại Đài thấy trong sứ mệnh tổ chức của họ ( Đài PT và TH tỉnh BR-VT ) đã được xác định ảnh hưởng đến động lực làm việc của họ bằng cách tăng tầm quan trọng mà họ đặt vào cơng việc của mình. Theo kỳ vọng của các nhà lý thuyết mục tiêu, khả năng sẵn có của các phần thưởng bên ngồi cũng được xác định có ảnh hưởng đáng kể đến tầm quan trọng mà viên chức và nhân viên tại Đài đặt vào cơng việc của họ. Tuy nhiên, ảnh hưởng này ít hơn so với giá trị nội tại mà sứ mệnh của tổ chức đem lại. Một lần nữa điều này cho thấy rằng phần thưởng nội tại do sứ mệnh tổ chức đem lại quan trọng hơn đối với viên chức và nhân viên tại Đài so với giá trị của các phần thưởng bên ngồi. Bên cạnh đó các nhà quản lý tại Đài cũng không nên bỏ qua tầm quan trọng của các phần thưởng bên ngoài.

4.7.4 Về nhân tố Khó khăn của mục tiêu – cơng việc:

Theo nội dung của “Báo cáo Những nội dung cơ bản về Đề án Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí tồn quốc đến năm 2025 đã được các cơ quan chức năng cho ý kiến” ngày 25/9/2015 của Bộ Thơng tin và Truyền thơng thì đến năm 2020, các Đài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc sứ mệnh có phải là vấn đề, nghiên cứu tại đài phát thanh và truyền hình tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)