Đánh giá độ tin cậy của thang đo nhân tố “Phần thưởng bên ngoài” – ER

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc sứ mệnh có phải là vấn đề, nghiên cứu tại đài phát thanh và truyền hình tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 44 - 45)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach'sAlpha

4.3.5 Đánh giá độ tin cậy của thang đo nhân tố “Phần thưởng bên ngoài” – ER

Để đo lường nhân tố “Phần thưởng bên ngoài”, trong nghiên cứu này sử dụng 3 thang đo tương ứng với 3 biến ER1, ER2, ER3. Kết quả sau khi chạy SPSS 20 như sau:

Bảng 4.10 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha thang đo nhân tố “Phần thưởng bên ngồi”

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan

biến tổng Giá trị Cronbach Alpha nếu loại biến Giá trị Cronbach’s Alpha : 0.797

ER1 6.67 3.008 .637 .735

ER2 6.30 3.867 .650 .734

ER3 6.61 3.066 .664 .699

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu trên SPSS 20

Từ Bảng 4.10 cho thấy hệ số Cronbach's Alpha bằng 0.797 cho thấy 3 mục hỏi (3 biến ER1, ER2, ER3) là thang đo lường tốt để đo lường nhân tố “Phần thưởng bên ngoài”. Và kết quả từ cột cuối cùng của Bảng là Cronbach's Alpha nếu loại biến (Cronbach's Alpha if Item Deleted) cho thấy không nên loại bất kỳ biến nào trong 3 biến ER1, ER2, ER3 vì nếu bỏ bất kỳ biến nào cũng đều làm cho hệ số Cronbach's Alpha thấp hơn khi xem xét cả 3 biến cùng một lúc.Các biến quan sát đều có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation)phù hợp (≥0.3).

Tóm lại sau khi chạy kiểm định độ tin cậy của các thang đo thì kết quả các thang đo đều đạt độ tin cậy và có mối quan hệ chặt chẽ với các nhân tố, kết quả như sau: có 4

biến MW1, MW2, MW3, MW4 được sử dụng để đo lường nhân tố “ Động lực làm việc”; 3 biến JG1, JG2, JG3 được sử dụng để đo lường nhân tố “Khó khăn của mục tiêu- công việc”; 3 biến SE1, SE2, SE3 được sử dụng để đo lường nhân tố “Sự tự tin”; 3 biến MV1, MV2, MV3 được sử dụng để đo lường nhân tố “Giá trị nhiệm vụ”; 3 biến ER1, ER2, ER3 được sử dụng để đo lường nhân tố “ Phần thưởng bên ngoài”.

Sau khi tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo, tác giả sẽ tiến hành tạo biến đại diện để đưa ra các bước chạy tương quan và hồi quy, nhằm đánh giá các nhân tố độc lập tác động như thế nào đến nhân tố phụ thuộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) động lực làm việc sứ mệnh có phải là vấn đề, nghiên cứu tại đài phát thanh và truyền hình tỉnh bà rịa – vũng tàu (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)