CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Thiết kế nghiên cứu
2.2.4 Nghiên cứu định lượng
Mục đích của bước nghiên cứu này là kiểm định mơ hình lý thuyết đã được đặt
ra, và đo lường các yếu tố tác động vào sự hài lòng của phụ huynh. Nghiên cứu định lượng được tiến hành thông qua các cuộc phỏng vấn trực diện bằng bảng câu hỏi
hoặc phụ huynh tự trả lời bảng câu hỏi (phụ lục 2). Các dữ liệu được xử lý bằng
phần mềm SPSS phiên bản 19 để mô tả mẫu nghiên cứu, đánh giá độ tin cậy của
thang đo, phân tích nhân tố khám phá, kiểm định mơ hình và kiểm định các giả
thiết.
2.2.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là đo lường sự hài lòng của phụ huynh học sinh mầm
non tại thành phố Hồ Chí Minh đối với chất lượng giáo dục mầm non. Đối tượng khảo sát là những phụ huynh đang có con gởi tại các trường mầm non công lập và ngồi cơng lập khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Một số yêu cầu cho đối tượng khảo sát: phụ huynh đang có con, em gởi tại các trường mầm non công lập và ngồi cơng lập khu vực thành phố Hồ Chí Minh, độ tuổi từ dưới 20 đến 50 tuổi, trình độ văn hố biết đọc, hiểu và biết viết với tinh thần sẵn sàng hợp tác và chia sẻ những trải nghiệm của họ khi được phỏng vấn.
2.2.4.2. Phương pháp chọn mẫu
Có nhiều quan điểm khác nhau trong xác định kích thước mẫu, có nhà nghiên cứu cho rằng kích thước mẫu tối thiểu là năm mẫu cho một tham số cần ước lượng (Bollen, 1989 – dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2003). Theo quan điểm này, với 39 biến quan sát thì kích thước mẫu tối thiểu cho nghiên cứu là n = 195. Nếu chọn kích thước mẫu ở mức tối thiểu thì số lượng mẫu cho loại hình trường mầm non cơng lập và ngồi cơng lập khá nhỏ. Ngoài ra, theo số liệu của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh năm 2011, thành phố có 707 trường mầm non, trong đó có 406 trường cơng lập chiếm tỷ lệ 57,43% và 301 trường ngồi cơng lập chiếm tỷ lệ 42,57%. Vì vậy, kích thước mẫu đề xuất cho nghiên cứu
khoảng 390 mẫu theo tỷ lệ 57,4 %trường mầm non công lập, 42,6% trường mầm non ngồi cơng lập, mẫu nghiên cứu được chọn theo thuận tiện.
2.2.4.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo
Các thang đo được kiểm định sơ bộ bằng hệ số Cronbach’s alpha. Hệ số
Cronbach’s alpha từ 0,7 trở lên thì thang đo đó có tính đáng tin cậy (Nunnally & Berstein, 1994 – dẫn theo Hoàng Thị Phương Thảo, Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2010) và mỗi biến có tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại bỏ.