Lược khảo các nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại công ty TNHH đầu tư bất động sản én vàng (Trang 25)

7. Kết cấu của luận văn

1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ THỎA MÃN TRONG CÔNG VIỆC

1.1.4. Lược khảo các nghiên cứu có liên quan

1.1.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu của Spector (1985) trong lĩnh vực dịch vụ đánh giá mức độ thỏa mãn và thái độ có 9 yếu tố bao gồm: tiền lương, cơ hội thăng tiến, điều kiện làm việc, sự giám sát, quan hệ đồng nghiệp, sự u thích cơng việc, trao đổi thơng tin, phần thưởng bất ngờ và phúc lợi.

Luddy (2005) nghiên cứu về sự thỏa mãn công việc của người lao động ở Viện y tế công cộng Western Cape, Nam Phi. Trong nghiên cứu này, Luddy đã khảo sát sự thỏa mãn ở năm khía cạnh thỏa mãn trong cơng việc đó là thu nhập, thăng tiến, sự giám sát của cấp trên, đồng nghiệp và bản chất công việc. Kết quả cho thấy rằng người lao động ở Viện y tế công cộng ở Western Cape hài lòng với đồng nghiệp của họ hơn hết, kế đến là bản chất công việc và sự giám sát của cấp

trên. Cơ hội thăng tiến và tiền lương là hai nhân tố mà người lao động ở đây cảm thấy chưa hài lịng. Ngồi ra, các yếu tố nhân khẩu học như nghề nghiệp, chủng tộc, giới tính, trình độ học vấn, thâm niên cơng tác, độ tuổi, thu nhập và vị trí cơng việc cũng có ảnh hưởng đáng kể đến sự thỏa mãn công việc.

Mosammod Mahamuda Parvin & Nurul Kabir (2011) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên trong ngành dược. Tác giả tập trung vào tầm quan trọng tương đối của các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên bao gồm điều kiện làm việc, mức lương và thăng tiến, bảo đảm việc làm, sự công bằng, mối quan hệ với đồng nghiệp và người giám sát trong việc. Ngoài ra, tác giả cũng đánh giá có hay khơng sự khác biệt về thái độ đối với sự thỏa mãn trong cơng việc đối với các biến định tính về thơng tin của nhân viên như: loại dược phẩm, kinh nghiệm làm việc, độ tuổi và giới tính. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức lương, hiệu quả công việc, sự giám sát và mối quan hệ đồng nghiệp là những yếu tố quan trọng nhất góp phần làm tăng mức độ thỏa mãn trong công việc. Sự thỏa mãn trong công việc tổng thể của người lao động trong ngành dược phẩm là ở mức tích cực.

Roziyana Binti Jafri (2012) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên trường hợp khách sạn Taiping Perdana. Mục đích chính của nghiên cứu này là xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố tiền lương, giám sát, bản chất công việc, điều kiện làm việc và cơ hội thăng tiến đến sự thỏa mãn trong công việc. Nghiên cứu này được tiến hành thông qua phương pháp khảo sát bằng cách thu thập dữ liệu đánh giá của các nhân viên thông qua một bảng câu hỏi. Mẫu của nghiên cứu này là các nhân viên của khách sạn Taiping Perdana bao gồm 68 người (chiếm tỷ lệ 85% tổng số nhân viên) tham gia cuộc khảo sát. Kết quả cho thấy có các yếu tố tiền lương, giám sát, điều kiện làm việc, bản chất công việc và cơ hội thăng tiến có sự ảnh hưởng tích cực đến sự thỏa mãn trong cơng việc. Ngồi ra, kết quả nghiên cứu còn cho thấy các nhân viên cảm thấy hài lòng khi họ làm việc tại khách sạn Taiping Perdana.

Seda Unutmaz (2014) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên trong các tổ chức cộng đồng và điều tra xem cơ quan nào có đáp ứng được nhân viên của mình ở mức độ nào. Nhóm nhân viên được khảo sát bao gồm các trợ lý chuyên gia và chuyên gia, là đại diện cho toàn thể nhân viên trong tổ chức. Các chương trình phần mềm Chuyên gia Lựa chọn 11 và SPSS 21.0 được sử dụng tương ứng để phân tích dữ liệu thu thập được từ Điều tra AHP và Khảo sát sự thỏa mãn trong công việc. Bằng cách sử dụng phương pháp AHP, các yếu tố quan trọng cho sự thỏa mãn trong công việc được xác định. Sau đó, bằng cách sử dụng JSS, mức độ thỏa mãn của các yếu tố chính và các yếu tố phụ được xác định. Ngoài ra, các ảnh hưởng của đặc tính nhân khẩu học của người tham gia về mức độ hài lòng chung và mức độ hài lòng của các yếu tố được kiểm tra bằng cách sử dụng kỹ thuật phân tích biến thiên (ANOVA, MANOVA & Non Parametric Test).

1.1.4.2. Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005) thực hiện tại TP. Hồ Chí Minh đo lường mức độ thỏa mãn công việc trong điều kiện của Việt Nam bằng cách sử dụng chỉ số mô tả công việc của Smith. Kết quả cho thấy có 7 yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên đối với cơng việc đó là bản chất cơng việc, đào tạo và thăng tiến, tiền lương, lãnh đạo, đồng nghiệp, phúc lợi công ty và điều kiện làm việc.

Nghiên cứu của Phạm Văn Mạnh (2012) trong lĩnh vực viễn thơng cho thấy có bốn nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lịng của nhân viên là đồng nghiệp và phúc lợi, đào tạo và thăng tiến, tính chủ động và mơi trường làm việc. Trong đó nhân tố mơi trường làm việc bị đánh giá tiêu cực.

Lê Kim Long & Ngơ Thị Ngọc Bích (2012) thực hiện đo lường sự thỏa mãn công việc của người lao động tại công ty TNHH MTV Cấp thoát nước Kiên Giang. Số liệu được thu thập thông qua trả lời bảng câu hỏi gồm 198 người lao động. Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 16, đo lường độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s alpha, phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy. Kết quả cho thấy có bốn yếu tố ảnh hưởng và biến thiên cùng chiều với sự thỏa mãn trong cơng việc, trong đó yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất và có ý nghĩa thống kê

nhất là lương và đào tạo, kế đến là điều kiện làm việc, quan điểm và thái độ của cấp trên và cuối cùng là đặc điểm công việc.

Nguyễn Thị Mai Trang (2013) thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người lao động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền Trung. Nghiên cứu đề xuất 7 nhân tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn trong công việc và xây dựng được tổng công 33 biến quan sát trong thang đo Likert. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 5 nhân tố có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong cơng việc của người lao động bao gồm: cấp trên, đồng nghiệp, tiền lương, đào tạo thăng tiến và điều kiện làm việc.

Trần Thị Nguyên Thảo & Quách Thị Khánh Ngọc (2014) nghiên cứu các yếu tố tác động lên sự thỏa mãn công việc của giảng viên trường Đại Học Xây Dựng Miền Trung. Mơ hình nghiên cứu và thang đo được xây dựng dựa trên lý thuyết về sự thỏa mãn cơng việc, kết quả phân tích định tính sau phỏng vấn với 10 giảng viên đang làm việc tại một số trường trên địa bàn tỉnh. Một bảng câu hỏi được xây dựng và điều chỉnh để đưa vào phỏng vấn chính thức. Phương pháp nghiên cứu định lượng đã phát triển được 40 thành phần chính thức để đo lường 8 yếu tố: Bản chất công việc, môi trường làm việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, thu nhập, lãnh đạo, đồng nghiệp, đánh giá thực hiện cơng việc và thơng tin. Dựa trên mơ hình đó, kết quả phân tích định lượng giảng viên Trường Đại học Xây dựng miền Trung cho thấy có 5 yếu tố tác động lên sự thỏa mãn công việc như sau: (1) Thông tin, (2) Thu nhập, (3) Đánh giá thực hiện công việc, (4) Môi trường làm việc, (5) Lãnh đạo.

1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.1. Đề xuất mơ hình và các giả thuyết nghiên cứu của luận văn

Từ các mơ hình nghiên cứu lý thuyết và thơng qua việc lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngồi nước có thể thấy được tùy thuộc vào đề tài, vào lĩnh vực nghiên cứu mà các tác giả sử dụng các yếu tố khác nhau để đánh giá sự tác động đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên. Nhưng nhìn chung các chỉ số mơ tả hầu hết mà các tác giả sử dụng là chỉ số mô tả cơng việc JDI. Chính vì vậy, để thực hiện luận văn: “Nâng cao sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại

Công ty TNHH Đầu Tư Bất Động Sản Én Vàng”, tác giả sẽ đề xuất mơ hình

nghiên cứu gồm 7 yếu tố có sự tác động đến sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên như sau:

- Đặc điểm công việc. - Thu nhập.

- Mối quan hệ với đồng nghiệp. - Hỗ trợ từ cấp trên.

- Sự đào tạo và thăng tiến trong công việc. - Phúc lợi công ty.

- Điều kiện làm việc.

Phúc lợi công ty và Điều kiện làm việc là hai yếu tố được thêm vào cùng với năm nhân tố của JDI của Smith trên cơ sở xem xét tình hình cụ thể của Việt Nam và các nghiên cứu có liên quan về ảnh hưởng của hai yếu tố này đối với sự thỏa mãn công việc.

Dựa trên mơ hình nghiên cứu đã đề xuất, mục tiêu của nghiên cứu này thực hiện kiểm định mức độ giải thích của sự thỏa mãn của các yếu tố thành phần trong công việc đối với mức độ thỏa mãn chung trong công việc của nhân viên tại Công ty TNHH Đầu Tư Bất Động Sản Én Vàng. Từ đó, tác giả đề xuất các giả thuyết cho nghiên cứu như sau:

H1: Đặc điểm cơng việc ảnh hưởng tích cực đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại công ty Công ty TNHH Đầu Tư Bất Động Sản Én Vàng.

H2: Thu nhập ảnh hưởng tích cực đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại công ty Công ty TNHH Đầu Tư Bất Động Sản Én Vàng.

H3: Mối quan hệ với đồng nghiệp ảnh hưởng tích cực đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại công ty Công ty TNHH Đầu Tư Bất Động Sản Én Vàng.

H4: Hỗ trợ từ cấp trên ảnh hưởng tích cực đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại công ty Công ty TNHH Đầu Tư Bất Động Sản Én Vàng.

H5: Sự đào tạo và thăng tiến trong công việc ảnh hưởng tích cực đến sự thỏa mãn cơng việc của nhân viên tại công ty Công ty TNHH Đầu Tư Bất Động Sản Én Vàng.

H6: Phúc lợi cơng ty ảnh hưởng tích cực đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại công ty Công ty TNHH Đầu Tư Bất Động Sản Én Vàng.

H7: Điều kiện làm việc ảnh hưởng tích cực đến sự thỏa mãn công việc của nhân viên tại công ty Công ty TNHH Đầu Tư Bất Động Sản Én Vàng.

1.2.2. Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính sẽ được sử dụng để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát chính thức bao gồm các thành phần của các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc tại công ty TNHH Đầu Tư Bất Động Sản Én Vàng. Lý do tác giả tiến hành nghiên cứu định tính đó chính là muốn xác định lại các yếu tố phù hợp trong mô hình đã đề xuất và hiệu chỉnh các thang đo của mơ hình nghiên cứu nước ngồi nhằm làm cho thang đo phù hợp với điều kiện thực tế tại công ty TNHH Đầu Tư Bất Động Sản Én Vàng. Tác giả sẽ dựa trên cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu trước có liên quan để xây dựng bảng câu hỏi nháp, tiến hành thảo luận với giáo viên hướng dẫn và một số nhân viên có chun mơn tốt và nhiều năm kinh nghiệm tại công ty để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát chính thức.

Nghiên cứu định tính được tiến hành dựa trên kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm khám phá, khẳng định, điều chỉnh, bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc tại công ty TNHH Đầu Tư Bất Động Sản Én Vàng, phát triển thang đo bao gồm các biến phù hợp cho những yếu tố này và thang đo sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc tại công ty TNHH Đầu Tư Bất Động Sản Én Vàng. Các bước của nghiên cứu định tính được tiến hành như sau:

- Các thành viên tham gia thảo luận nhóm ngoài tác giả ra bao gồm 5 người là các nhân viên của công ty TNHH Đầu Tư Bất Động Sản Én Vàng thuộc các phịng ban khác nhau. Nhóm sẽ thảo luận đánh giá dàn bài thảo luận (phụ lục 1) về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên trong công việc tại công ty.

- Đầu tiên tác giả sẽ hỏi nhóm thảo luận các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của họ trong công việc tại công ty.

- Sau đó tác giả sẽ đưa ra các yếu tố được đề xuất trong mơ hình nghiên cứu của luận văn để họ đánh giá mức độ quan trọng của các yêu tố này từ thấp đến cao cũng như xem xét cần loại bỏ hay bổ sung những yếu tố nào cho phù hợp.

- Cuối cùng tác giả sẽ giới thiệu thang đo nháp bao gồm các yếu tố ảnh hưởng trong mơ hình nghiên cứu và các biến quan sát để họ thảo luận và đánh giá các biến quan sát có tính chất phù hợp với những yếu tố ảnh hưởng hay khơng, có cần hiệu chỉnh hay bổ sung những biến quan sát nào cho phù hợp với thực tế hay không.

1.2.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Phương pháp nghiên cứu định lượng sẽ được tiến hành sau khi thực hiện khảo sát bảng câu hỏi và thu thập đầy đủ dữ liệu nghiên cứu với kích thước mẫu đảm bảo đủ điều kiện để tiến hành nghiên cứu định lượng. Các bước được tiến hành theo thứ tự như sau:

1.2.3.1. Xây dựng thang đo

Các biến quan sát và các yếu tố ảnh hưởng để xây dựng thang đo được phát triển từ các khái niệm và mơ hình nghiên cứu trước có liên quan được trình bày trong mục 1.1 cơ sở lý luận về sự thoả mãn trong công việc.

Bảng 1.1 Thang đo sử dụng trong nghiên cứu

Thang đo Các biến quan sát

Đặc điểm công việc

- Công việc phù hợp với chuyên môn và năng lực của bản thân. - Hiểu rõ nhiệm vụ được phân công.

- Công việc phát huy được khả năng của bản thân.

- Có quyền quyết định các vấn đề cơng việc trong phạm vi quyền hạn của mình.

- Có động lực sáng tạo trong công việc.

Thu nhập

- Mức lương phù hợp với năng lực và kết quả làm việc. - Có thể đảm bảo cuộc sống dựa vào thu nhập.

- Thu nhập giữa các nhân viên là cơng bằng.

- Mức lương mang tính cạnh tranh so với các cơng ty cùng ngành.

Mối quan hệ với

đồng nghiệp

- Đồng nghiệp thoải mái và dễ chịu.

- Đồng nghiệp thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. - Các đồng nghiệp phối hợp làm việc tốt.

- Đồng nghiệp là người đáng tin cậy.

Hỗ trợ từ cấp trên

- Cấp trên tôn trọng ý kiến của nhân viên.

- Nhân viên nhận được sự hỗ trợ của cấp trên khi cần thiết. - Việc giao tiếp và trao đổi với cấp trên dễ dàng.

- Lãnh đạo có năng lực và điều hành tốt.

- Nhân viên được đối xử cơng bằng, khơng có sự phân biệt.

Sự đào tạo và thăng tiến trong

cơng việc

- Có nhiều cơ hội thăng tiến trong cơng việc.

- Chính sách đào tạo và thăng tiến của cơng ty cơng bằng.

- Cơng ty có các chương trình đào tạo để nâng cao kiến thức và kỹ năng làm việc.

- Các chương trình đào tạo của cơng ty là tương đối tốt.

Phúc lợi công ty

- Công ty luôn tổ chức các chuyến du lịch nghỉ dưỡng hàng năm cho nhân viên.

- Công ty ln tn thủ đầy đủ các chính sách về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.

- Công ty luôn tạo điều kiện cho nhân viên được nghỉ phép, nghỉ bệnh khi có nhu cầu.

- Các phúc lợi khác của công ty (như mua bất động sản của công ty với giá ưu đãi).

Điều kiện làm việc

- Thời gian bắt đầu và kết thúc làm việc phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao sự thỏa mãn trong công việc của nhân viên tại công ty TNHH đầu tư bất động sản én vàng (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)