CHƯƠNG II : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.4 Mẫu nghiên cứu định lượng chính thức
Phương pháp chọn mẫu theo hình thức chọn mẫu thuận tiện. Theo Scopper và Schinler (1998), lý do khiến người ta chọn mẫu theo phương pháp phi xác suất là tính tiết kiệm và chi phí về thời gian. Tuy nhiên, hai tác giả này cũng khẳng định nhược điểm lớn nhất của phương pháp này là sự chủ quan, thiên vị trong quá trình chọn mẫu sẽ dễ dẫn đến sự sai lệch trong kết quả nghiên cứu. Kích thước mẫu phụ thuộc vào việc ta muốn gì từ những dữ liệu thu thập được và mối quan hệ ta muốn thiết lập (Kumar 2005). Vấn đề càng đa dạng và phức tạp thì mẫu càng lớn, như vậy độ chính xác sẽ cao hơn. Tuy nhiên, việc lựa chọn mẫu cịn phụ thuộc vào năng lực tài chính và thời gian mà nhà nghiên cứu có được.
Theo Gorsuch (1983), được trích bởi MacClallum và đồng tác giả (1999) cho rằng đối với phân tích nhân tố thì số lượng mẫu cần gấp 5 lần so với số lượng biến. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) cho rằng số lượng tỷ lệ đó là 4 hoặc 5. Đề tài này có tổng cộng 24 biến quan sát cần phân tích, vì vậy số lượng mẫu tối thiểu là: 24 * 5 = 110 mẫu. Với đề tài này tác giả phát đi 250 bảng câu hỏi, thu về 250 nhưng có 18 bảng thơng tin khơng đầy đủ hoặc chưa thể hiện thiện chí của người trả lời nên loại 18 bảng trả lời này. Tổng cộng số bảng câu trả lời chính thức đưa vào nghiên cứu là 232 mẫu.
Mẫu nghiên cứu định lượng chính thức được 232 bảng trả lời được thu thập từ Lớp cao học Quản trị kinh doanh Đêm 6 – Khóa 17 của Trường Đại Học Kinh Tế, Lớp cao học Quản trị kinh doanh Đêm 3 – Khóa 18 của Trường Đại Học Kinh Tế, Lớp cao học Tài chính Ngân hàng K18 của Trường Đại Học Kinh Tế, Lớp Quản Lý Công Nghiệp – văn bằng 2 của Trường Đại Học Bách Khoa, gởi email phỏng vấn qua mạng với sự hỗ trợ của trang www.sirvina.com.