1.2 Lý thuyết về nguồn lực của doanh nghiệp và đặc điểm nguồn lực tạo lợ
1.2.1 Khái niệm về nguồn lực
Theo tác giả Rudolf Grunig Kuhn, thì các nguồn lực của cơng ty là các tài sản hữu hình và vơ hình, là năng lực của cá nhân và tổ chức, và các yếu tố đặc trưng của các vị thế thị trường, là các nguồn lực do cơng ty kiểm sốt, là các nguồn lực hình thành nền tảng của các lợi thế cạnh tranh.
Nguồn lực có tồn tại dưới hai dạng - hữu hình và vơ hình:
+ Nguồn lực hữu hình, bao gồm nguồn lực về tài chính và vật chất hữu hình.
Nguồn lực về tài chính như vốn tự có (dự trữ tiền mặt, tài sản rịng hiện có và bất cứ tài sản tài chính nào khác) và khả năng vay vốn (mức TD) của DN. Nguồn lực về vật chất hữu hình bao gồm những tài sản hữu hình của DN có thể đem lại lợi thế về chi phí sản xuất như qui mơ, vị trí, tinh vi về kỹ thuật, tính linh hoạt của nhà máy sản xuất, của trang thiết bị, máy móc, nguyên vật liệu đầu vào, …
+ Nguồn lực vơ hình, bao gồm công nghệ, danh tiếng và nhân lực của DN (NV,
kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý, khả năng tích hợp của NV với tính linh hoạt trong chiến lược, lịng trung thành của NV, …); cơng nghệ (bằng phát minh sáng chế, bản quyền, bí quyết cơng nghệ, …); và danh tiếng (sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng về DV, chất lượng, hình ảnh cơng ty, văn hóa DN, thiết lập được mối quan hệ tốt với KH, chính quyền, …).
1.2.2 Đặc điểm nguồn lực tạo lợi thế cạnh tranh bền vững
Theo Barney (1991), một nguồn lực tạo nên lợi thế cạnh tranh bền vững cho DN trong cạnh tranh phải thỏa mãn 04 điều kiện sau: (1) giá trị, (2) hiếm, (3) khó bắt
chước, (4) khơng thể thay thế, được gọi tắt là VRIN (Valuable, Rare, Inimitable, Non- substitutable).
Vậy, tuy DN sở hữu nhiều nguồn lực nhưng khơng phải tất cả chúng đều có giá trị như nhau. Nguồn lực có thể xem là có giá trị nếu nó góp phần thiết yếu vào việc tạo lợi thế cạnh tranh bền vững cho DN thì phải thỏa mãn cả bốn tiêu chí VRIN. Nguồn lực đáp ứng tiêu chí VRIN cần được DN khám phá và đầu tư nhằm đạt đến lợi thế cạnh tranh bền vững.