Phản ứng với đối thủ cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi của ngân hàng thương mại cổ phần á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 57)

2.2 Đánh giá thực trạng về năng lực cốt lõi của ACB

2.2.1.2.2 Phản ứng với đối thủ cạnh tranh

ACB thường xuyên thu thập và cập nhật thông tin về các đối thủ cạnh tranh. Các thông tin về SP, DV mới, mức lãi suất, phí,… hay chiến lược kinh doanh của đối thủ cạnh tranh được xem như cấp thiết và quan trọng cho mọi nghiên cứu phát triển, cải tiến SP DV của ACB hay thiết lập chiến lược kinh doanh của ACB.

ACB có nhiều kênh cập nhật thơng tin, thông tin của KH từ hệ thống ACB, thông tin từ NV chun trách, đóng vai trị KH sử dụng DV của đối thủ cạnh tranh; thông tin từ KPP của ACB, đây là nơi hiểu rõ về các SP DV của đối thủ cạnh tranh trên chính địa bàn hoạt động của mình; thơng tin từ chính KH của ACB, người trực tiếp sử dụng DV của ACB và đối thủ cạnh tranh nên đây là thông tin được đánh giá xác thực và có giá trị đối với ACB. Tuy nhiên, thơng tin từ KH có độ tin cậy không cao do có liên quan quyền lợi của KH, do đó, ACB ln kiểm định thơng tin này trước khi sử dụng.

Thông tin về đối thủ cạnh tranh luôn được trao đổi và thảo luận bởi các phòng chức năng. Những ưu điểm và nhược điểm của SP, DV hoặc nguyên nhân của sự thành công hay thất bại của từng SP của đối thủ được NV ở Phòng SP và phòng kinh doanh cập nhật, xem xét và phân tích liên tục. Thơng tin về cổ đông, quản trị điều hành, thương hiệu, thị phần, chỉ tiêu kinh doanh, chất lượng tài sản, khả năng thanh khoản, khả năng sinh lời và quản lý rủi ro,.. ln được Phịng Định chế tài chính cập nhật và xếp hạng. Những KQ phân tích này được ACB học hỏi, nhận biết được cơ hội phát triển nhanh chóng phù hợp với khả năng của ACB và vẫn thỏa mãn nhu cầu của KH hoặc rút bài học kinh nghiệm cho riêng mình.

Ví dụ điển hình: Một trong những SP truyền thống gắn liền với ACB là SP vay mua nhà thế chấp chính nhà mua. Đặc tính của SP này là ACB giải ngân tiền vay vào thời điểm công chứng hợp đồng mua bán, do nhà mua chưa sang tên KH vay (chưa

đăng ký giao dịch đảm bảo) nên ACB phong tỏa số tiền giải ngân đến khi KH hồn tất thủ tục cơng chứng đăng ký nhằm đảm bảo an toàn cho ACB. Sacombank thực hiện giải ngân tiền mặt cho KH từ lúc công chứng hợp đồng mua bán nhà và áp dụng mức lãi suất cao nhằm bù đắp rủi ro chưa cơng chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo. Do đó, Sacombank đã thu hút được KH sử dụng SP này vì khi cơng chứng hợp đồng mua bán, tâm lý người bán nhà là phải nhận được tiền bán nhà để yên tâm. Mặc dù vậy, KH vẫn chưa thực sự hài lịng vì mức lãi suất áp dụng cao. Nhận biết được sự không hiệu quả của việc kinh doanh SP này, ACB cải tiến SP, giải ngân tiền mặt cho KH và kiểm soát quy trình nhằm đảm bảo ACB nhận giấy chứng nhận sở hữu nhà mua từ cơ quan cấp chủ quyền và thực hiện hỏi thông tin để đảm bảo tài sản được đăng ký giao dịch bảo đảm. Từ đó, ACB thu hút được ngày càng nhiều KH tham gia SP này.

Mức lãi suất CV: Đây là thơng tin mang tính cạnh tranh cao vì giá là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quyết định chọn NH để giao dịch. Do đó, ACB có bộ phận chuyên thu thập thông tin lãi suất của các NH cạnh tranh hàng tuần. Thơng tin được gửi đến các phịng ban chức năng để phân tích đưa ra quyết định kinh doanh. Ngồi ra, thơng tin này cịn được gửi đến tồn bộ KPP để NV kinh doanh biết và nhận diện điểm lợi thế của SP, DV của ACB và tư vấn KH. ACB thường thuộc nhóm NH có mức lãi suất vay cao trên thị trường, do đó lãi suất khơng phải là lợi thế của ACB so với các NH khác.

Bảng 2.9:Kết quả khảo sát chuyên gia về năng lực phản ứng với đối thủ cạnh

tranh Đơn vị tính: %

Tiêu chí Yếu Trung bình Khá Tốt

ACB - - 72.75 27.25

Eximbank - - 70.75 29.25

Sacombank - - 72.50 27.50

Techcombank - 5.25 69.50 25.25

Đông Á - 8.00 65.75 26.25

Qua KQ khảo sát chuyên gia về năng lực phản ứng với đối thủ cạnh tranh của các NH cho thấy các NH được đánh giá ở mức khá và khá tương đồng nhau (tỷ lệ từ 65.75% đến 72.75%), trong đó ACB có tỷ lệ đánh giá ở mức khá là cao nhất (72.75%) chi tiết ở bảng 2.9. Điều này thể hiện thông tin về đối thủ cạnh tranh luôn được các NH xem xét kỹ lưỡng khi ra quyết định kinh doanh và phản ứng nhanh nhạy với những thay đổi quan trọng của đối thủ cạnh tranh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi của ngân hàng thương mại cổ phần á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 55 - 57)