1.2 Lý thuyết về nguồn lực của doanh nghiệp và đặc điểm nguồn lực tạo lợ
1.2.2.4 Nguồn lực khó thay thế
Yêu cầu quan trọng đối với nguồn lực của DN để nguồn lực đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho DN đó là những nguồn lực khó bị thay thế bằng những nguồn lực có giá trị thay thế tương đương về mặt chiến lược [19]. Khả năng thay thế diễn ra dưới hai hình
thức, trước tiên, nguồn lực đó khơng thể bắt chước được nhưng có thể được thay thế bằng một nguồn lực tương tự khác mà nó cho phép DN sử dụng nguồn lực tương tự này vẫn thực hiện được các chiến lược của DN. Hình thức thứ hai là nhiều nguồn lực khác nhau có thể là thay thế mang tính chiến lược. Đối với DN này, nguồn lực A (ví dụ là lực lượng lãnh đạo tài năng) là nguồn lực đặc trưng mà DN khác khơng có được, nhưng DN B vẫn có thế mạnh đối với nguồn lực B (ví dụ đó là khả năng lên kế hoạch rất tốt) của mình và từ đó nguồn lực B của DN B vẫn có thể cạnh tranh với nguồn lực A của DN A.
1.2.3 Sự phát triển của lý thuyết nguồn lực
1.2.3.1 Lý thuyết nguồn lực dựa vào mơ hình Chamberlin, IO và
Schumpeter
Lý thuyết về cạnh tranh trên cơ sở kinh tế học IO thường dựa trên tiền đề là các DN trong cùng một ngành có tính đồng nhất cao về mặt nguồn lực và chiến lược kinh doanh họ sử dụng. Để lựa chọn chiến lược kinh doanh, DN cần phải phân tích mơi trường và tìm nguồn lực cần thiết để thực hiện chiến lược. Như vậy, các DN đều có cùng nguồn lực, hay cùng có thể tiếp cận được với nguồn lực cần thiết để thực hiện chiến lược theo đuổi (Barney). Hơn nữa, lý thuyết cạnh tranh dựa vào sự khác biệt cho rằng lợi thế cạnh tranh của các DN trong cùng một ngành thường không thể tồn tại lâu dài vì chúng có thể dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh bắt chước, hoặc mua bán trên thị trường đầu vào. Vì vậy, các tiền đề trên phù hợp để phân tích vai trị của mơi trường đối với hiệu quả kinh doanh của DN. Hay nói cách khác, các lý thuyết cạnh tranh này tập trung chính vào tác động của mơi trường hơn là các thuộc tính khác biệt của DN vào vị trí cạnh tranh của DN. Lý thuyết về nguồn lực của DN ra đời tập trung vào phân tích cạnh tranh dựa vào các yếu tố nguồn lực bên trong của DN.
Lý thuyết về nguồn lực cho rằng nguồn lực của DN chính là yếu tố quyết định đến lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN [33]. Khác với mơ hình
năm áp lực cạnh tranh của Porter (1980), lý thuyết nguồn lực về cạnh tranh tập trung vào các yếu tố bên trong của DN.
Lý thuyết về nguồn lực của DN dựa vào tiền đề là các DN trong cùng một ngành thường sử dụng những chiến lược kinh doanh khác nhau. Hơn nữa, DN này không thể dễ dàng sao chép chiến lược kinh doanh của DN khác vì chiến lược kinh doanh của một DN được xây dựng dựa trên chính nguồn lực của DN. Lý thuyết nguồn lực của DN là khung nghiên cứu lý thuyết đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của ngành kinh tế và quản trị, như trong marketing, quản trị nguồn nhân lực, kinh doanh quốc tế, … Đặc biệt, lý thuyết về nguồn lực của DN đã trở thành một trường phái nghiên cứu trong quản trị chiến lược.
Như vậy, lý thuyết nguồn lực - tập trung vào nội lực của DN – bổ sung cho lý thuyết về cạnh tranh dựa trên kinh tế học IO. Sự khác biệt của DN trong mơ hình Chamberlin, IO và Schumpeter là cơ sở cho lý thuyết nguồn lực của DN. Tuy nhiên, lý thuyết về nguồn lực cũng giống với mơ hình cạnh tranh Chamberlin và IO ở điểm – dựa trên sự cân bằng, khơng tập trung vào q trình động của thị trường, hay nói cách khác là nó khơng nhấn mạnh đến q trình biến động của thị trường ở dạng động [23].
Mặt khác, lý thuyết nguồn lực DN liên tục được phát triển (Barney & ctg 2001), đặc biệt là nó được mở rộng trong thị trường động và hình thành nên lý thuyết năng lực động – hay còn gọi là năng lực cốt lõi (theo cách gọi riêng của đề tài này). Năng lực cốt lõi là cơ sở tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững và đem lại hiệu quả kinh doanh của DN [22]. Vì vậy, DN phải luôn nỗ lực xác định, nuôi dưỡng, phát triển và sử dụng năng lực cốt lõi một cách có hiệu quả, thích ứng với sự thay đổi của thị trường để đem lại lợi thế cạnh tranh cho mình một cách sáng tạo.
1.2.3.2 Nguồn năng lực động
Như đã trình bày, năng lực cốt lõi là cơ sở tạo ra lợi thế cạnh tranh. Để có năng lực cốt lõi thì DN phải có những nguồn lực thỏa mãn tiêu chí VRIN (có giá trị, hiếm, khó thay thế, và khó bị bắt chước). Mặt khác, nguồn lực của DN có thể tồn tại dưới hai
dạng: vơ hình và hữu hình. Trong đó, nguồn lực vơ hình thường khó phát hiện và đánh giá nhưng chúng thường tạo ra lợi thế cạnh tranh và thỏa mãn điều kiện VRIN nên chúng thường được xem là nguồn năng lực cốt lõi của DN.
Theo nghiên cứu về NLCT động của DN VN [7] những nguồn lực vơ hình có những yếu tố (hay năng lực) tạo nên NLCT cốt lõi bao gồm 04 nguồn như sau:
(1) Năng lực Marketing. (2) Năng lực sáng tạo (3) Định hướng học hỏi (4) Định hướng kinh doanh
1.2.3.2.1 Năng lực Marketing
Marketing là chức năng có trách nhiệm thỏa mãn nhu cầu của KH để đạt được mục tiêu của DN [18]. Vì vậy, chức năng marketing của DN được thể hiện thông qua việc theo dõi liên tục và phản ứng với những thay đổi của thị trường bao gồm: KH, đối thủ cạnh tranh và môi trường vĩ mô [18]. Để thực hiện chức năng này, DN phải chủ động thu thập thông tin về KH, đối thủ cạnh tranh và môi trường vĩ mô từ nhiều nguồn khác nhau. Việc chủ động thu thập dữ liệu và thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, sau đó phân tích và biến chúng thành tri thức làm cơ sở cho việc đưa ra các quyết định kinh doanh. Tri thức này gọi là tri thức marketing [26]. “Khi ngành marketing chuyển hướng từ mơ hình marketing 4P sang mơ hình marketing mối quan hệ thì marketing là quá trình thiết lập, duy trì và củng cố các mối quan hệ với KH và các đối tác có liên quan để thỏa mãn mục tiêu của các thành viên trong mối quan hệ” [24]. Do vậy, chất lượng của các mối quan hệ với KH và các đối tác có liên quan đóng vai trị quan trọng trong việc đánh giá năng lực marketing của DN.
Chất lượng mối quan hệ được thể hiện thông qua nhiều thành phần khác nhau như là: mức độ cam kết thực hiện những thỏa thuận, mức độ tin tưởng lẫn nhau, mức độ tối thiểu hóa các hành vi lợi dụng lẫn nhau và mức độ thỏa mãn của các bên trong mối quan hệ được thiết lập. Mặt khác, chất lượng mối quan hệ cũng có thể được đánh giá
thơng qua sự nổ lực của DN trong việc thiết lập những mối quan hệ tốt với các đối tác kinh doanh của mình. Thiết lập và duy trì mối quan hệ với các đối tác kinh doanh có chất lượng tốt là trung tâm của hoạt động marketing của DN trong giai đoạn cạnh tranh chuyển hướng từ cạnh trạnh giữa các DN sang cạnh trạnh bằng marketing giữa các DN. [17]
Trên cơ sở những lý luận trên, năng lực marketing được xây dựng với bốn năng lực cơ bản như sau:
(1) Đáp ứng KH: thể hiện qua khả năng phản ứng của DN với những thay đổi về nhu cầu của KH [34].
(2) Phản ứng với đối thủ cạnh tranh, gọi tắt là phản ứng cạnh tranh, thể hiện sự phản ứng của DN đối với các hoạt động kinh doanh của đối thủ [34].
(3) Thích ứng với mơi trường vĩ mơ, gọi tắt là thích ứng mơi trường, thể hiện việc DN theo dõi sự thay đổi của môi trường vĩ mô để nắm bắt cơ hội và rào cản kinh doanh [31].
(4) Chất lượng mối quan hệ với đối tác, gọi tắt là chất lượng quan hệ, thể hiện mức độ DN đạt được chất lượng mối quan hệ với KH, nhà cung cấp, nhà phân phối và các cấp chính quyền có liên quan [31].
Lý thuyết định hướng thị trường cũng chỉ ra rằng, đáp ứng với sự thay đổi của KH, đối thủ cạnh tranh và môi trường vĩ mô là điểm then chốt dẫn đến sự thành cơng của DN (có giá trị). Đáp ứng thị trường là một yếu tố văn hóa của DN mà khơng phải tất cả DN nào cũng có được (hiếm) và mỗi DN dựa vào nguồn lực của mình đều có cách thức đáp ứng khác nhau; DN này không thể bắt chước DN khác được (không thể dễ dàng bắt chước được). Tuy nhiên, nếu không đáp ứng được sự thay đổi của thị trường thì DN sẽ bị đào thải (khơng thể thay thế được). Vì vậy, năng lực đáp ứng thị trường thỏa mãn các thuộc tính VRIN nên nó là yếu tố tạo nên năng lực cốt lõi của DN. Như vậy, bốn yếu tố năng lực thuộc hoạt động marketing đều đạt tiêu chuẩn VRIN. Hay nói cách khác, bốn yếu tố năng lực thuộc hoạt động marketing - Đáp ứng
KH; Phản ứng cạnh tranh; Thích ứng mơi trường; Chất lượng quan hệ - là những yếu tố tạo thành năng lực cốt lõi cho DN.
1.2.3.2.2 Định hướng học hỏi
Định hướng học hỏi là hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của DN để tạo ra tri thức và ứng dụng tri thức vào hoạt động sản xuất kinh doanh của DN nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của DN. Định hướng học hỏi bao gồm các thành phần sau: [30]
(1) Cam kết của DN với việc đào tạo nguồn nhân lực trong công ty: điều này phản ánh giá trị văn hóa của DN thơng qua sự nổ lực hình thành văn hóa học hỏi trong DN. Quá trình học hỏi của mỗi thành viên trong DN là quá trình đầu tư và là một động lực tạo nên lợi thế cạnh tranh để tồn tại và phát triển;
(2) Chia sẻ tầm nhìn với các thành viên trong cơng ty: Các thành viên được chia sẻ về tầm nhìn và mục tiêu để cùng nhau nổ lực, phấn đấu đạt được chúng;
KQ của những nghiên cứu trước đây [30] cho thấy: định hướng học hỏi có tác động đến KQ hoạt động kinh doanh của DN và không có nhiều DN sẵn sàng theo đuổi xu hướng đào tạo NV của mình. Như vậy, định hướng học hỏi có giá trị đối với DN, nhưng hiện tại rất ít DN có định hướng học hỏi (điều này đồng nghĩa là nó có giá trị và khan hiếm) [25]. Mặt khác, để đạt được mức độ học hỏi cao thì mỗi thành viên trong DN, từ ban quản trị cấp cao đến các cán bộ công NV cần phải có nhận thức được rằng – đinh hướng học hỏi là điều kiện tiên quyết để tồn tại và phát triển DN [30]. Điều này cho thấy, định hướng học hỏi là một yếu tố không dễ dàng bắt chước hay thay thế được. Vậy, định hướng học hỏi trong DN thỏa mãn tiêu chí VRIN nên nó là một NLCT cốt lõi của DN.
1.2.3.2.3 Định hướng kinh doanh
Theo các nghiên cứu trước đây, định hướng kinh doanh bao gồm hai thành phần chính như sau:
(1) Năng lực chủ động trong kinh doanh, gọi tắt là năng lực chủ động: là năng lực của DN trong việc dự báo những thay đổi về nhu cầu của thị trường (trong tương lai)
và khả năng chủ động đáp ứng với những yêu cầu này và đạt KQ kinh doanh.
(2) Năng lực chấp nhận mạo hiểm trong kinh doanh, gọi tắt là năng lực mạo hiểm: là khả năng DN đề xuất về sản xuất SP, DV mới, quá trình sản xuất mới hay những ý tưởng mới để làm tăng lợi thế cạnh tranh của DN.
Khi một DN xem định hướng kinh doanh là vấn đề quan trọng để DN cạnh tranh và tồn tại trên thị trường thì ln ln chủ động theo dõi thị trường để phát hiện những cơ hội và những thách thức; chính điều này làm tăng khả năng đáp ứng thị trường của DN. Mặt khác, các DN có định hướng kinh doanh cao ln chủ động và đi đầu trong việc đề xuất cũng như thực hiện các ý tưởng kinh doanh mới, các phương thức sản xuất mới nhằm tạo ra lợi thế tiên phong trong cạnh tranh. Như vậy, năng lực chủ động và năng lực maọ hiểm là những nguồn lực có giá trị, hiếm, khơng thể thay thế và khơng dễ dàng bắt chước (thỏa mãn tiêu chí VRIN). Do đó, năng lực chủ động và năng lực mạo hiểm là những yếu tố quan trọng làm thay đổi NLCT của DN. [21], [25]
1.2.3.2.4 Năng lực sáng tạo
Năng lực sáng tạo là phương tiện để đạt được những cải tiến mới và phát minh mới cho DN.
Năng lực sáng tạo thể hiện sự mong muốn của DN trong việc khắc phục những lề lối, thói quen khơng cịn phù hợp với cạnh tranh và theo đuổi những ý tưởng kinh doanh sáng tạo mới phù hợp với những yêu cầu của cạnh tranh [25]. Năng lực sáng tạo bắt nguồn từ việc phản ứng của DN với những thay đổi của mơi trường bên ngồi cũng như bên trong DN, mặt khác, năng lực sáng tạo có thể bắt nguồn từ mục tiêu lợi thế tiên phong của DN để dẫn đầu thị trường. Khi môi trường kinh doanh thay đổi, DN phải có năng lực sáng tạo để tạo ra những thay đổi thích hợp để duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường của DN [25]. Vì vậy, năng lực sáng tạo là yếu tố thỏa mãn tiêu chí VRIN (có giá trị, hiếm, khơng thể thay thế và khơng dễ dàng bắt chước).
1.3 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
tài đi sâu vào lĩnh vực này, như: NLCT của NHTM sau khi VN gia nhập WTO; Đánh giá NLCT của NHTM trên địa bàn TP.HCM, Các giải pháp NLCT của NHTM trên địa bàn TP.HCM,… Tuy nhiên, hướng nghiên cứu về NLCT của NHTM dựa trên việc phân tích các nguồn lực: năng lực marketing, năng lực sáng tạo, định hướng kinh doanh và định hướng học hỏi trong lĩnh vực NH tại một TCTD thì chưa có một đề tài nào thực hiện nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tham khảo một số đề tài có liên quan đến lĩnh vực NLCT như sau:
“Năng lực cạnh tranh động của DN Việt Nam” của TS.Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang, năm 2009. Đề tài đã khám phá và đo lường các yếu tố vơ hình tạo nên NLCT động của DN trên địa bàn TP.HCM, từ đó đề xuất một số hướng ni dưỡng và phát triển nguồn năng lực động để tạo lợi thế cạnh tranh cho DN trên địa bàn TP.HCM. Tác giả nghiên cứu bốn yếu tố tạo nên năng lực động DN là định hướng kinh doanh, định hướng học hỏi, năng lực marketing và năng lực sáng tạo và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đối với KQ kinh doanh của DN. KQ nghiên cứu được kiểm định với các DN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Mặt khác, nghiên cứu này kiểm định tổng qt, khơng phân tích chi tiết vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể.
“Năng lực cạnh tranh của các NH Thương mại Việt Nam sau khi Việt Nam
gia nhập WTO. Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Thanh Phong, năm
2010. Tác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng NLCT của các NHTM VN dựa trên phân tích các yếu tố cạnh tranh, như: năng lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ cơng nghệ, thị phần, hệ thống phân phối, phát triển SP, công tác xây dựng và quảng bá SP. Từ đó, tác giả kiến nghị và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao NLCT của các NHTM trong bối cảnh VN thực hiện cam kết với WTO về mở cửa hoàn toàn thị trường DV NH.
Tóm tắt chương 1:
Chương này đã trình bày các khái niệm về NLCT, NLCT cốt lõi, lợi thế cạnh tranh, các chiến lược cạnh tranh cơ bản, nguồn lực tạo giá trị, đặc điểm nguồn lực tạo
lợi thế cạnh tranh bền vững. Trong đó, nguồn lực tạo lợi thế cạnh tranh bao gồm năng