Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi của ngân hàng thương mại cổ phần á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 35)

tài đi sâu vào lĩnh vực này, như: NLCT của NHTM sau khi VN gia nhập WTO; Đánh giá NLCT của NHTM trên địa bàn TP.HCM, Các giải pháp NLCT của NHTM trên địa bàn TP.HCM,… Tuy nhiên, hướng nghiên cứu về NLCT của NHTM dựa trên việc phân tích các nguồn lực: năng lực marketing, năng lực sáng tạo, định hướng kinh doanh và định hướng học hỏi trong lĩnh vực NH tại một TCTD thì chưa có một đề tài nào thực hiện nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tham khảo một số đề tài có liên quan đến lĩnh vực NLCT như sau:

“Năng lực cạnh tranh động của DN Việt Nam” của TS.Nguyễn Đình Thọ - Nguyễn Thị Mai Trang, năm 2009. Đề tài đã khám phá và đo lường các yếu tố vơ hình tạo nên NLCT động của DN trên địa bàn TP.HCM, từ đó đề xuất một số hướng ni dưỡng và phát triển nguồn năng lực động để tạo lợi thế cạnh tranh cho DN trên địa bàn TP.HCM. Tác giả nghiên cứu bốn yếu tố tạo nên năng lực động DN là định hướng kinh doanh, định hướng học hỏi, năng lực marketing và năng lực sáng tạo và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đối với KQ kinh doanh của DN. KQ nghiên cứu được kiểm định với các DN trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Mặt khác, nghiên cứu này kiểm định tổng qt, khơng phân tích chi tiết vào từng ngành nghề kinh doanh cụ thể.

“Năng lực cạnh tranh của các NH Thương mại Việt Nam sau khi Việt Nam

gia nhập WTO. Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Thanh Phong, năm

2010. Tác giả đã phân tích và đánh giá thực trạng NLCT của các NHTM VN dựa trên phân tích các yếu tố cạnh tranh, như: năng lực tài chính, chất lượng nguồn nhân lực, trình độ cơng nghệ, thị phần, hệ thống phân phối, phát triển SP, công tác xây dựng và quảng bá SP. Từ đó, tác giả kiến nghị và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao NLCT của các NHTM trong bối cảnh VN thực hiện cam kết với WTO về mở cửa hồn tồn thị trường DV NH.

Tóm tắt chương 1:

Chương này đã trình bày các khái niệm về NLCT, NLCT cốt lõi, lợi thế cạnh tranh, các chiến lược cạnh tranh cơ bản, nguồn lực tạo giá trị, đặc điểm nguồn lực tạo

lợi thế cạnh tranh bền vững. Trong đó, nguồn lực tạo lợi thế cạnh tranh bao gồm năng lực sáng tạo, năng lực marketing, định hướng học hỏi và định hướng kinh doanh. Những khái niệm, các yếu tố nguồn lực được trình bày trong chương này là cơ sở cho chúng ta phân tích, đánh giá NLCT cốt lõi của ACB ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỐT LÕI CỦA NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU

2.1 Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Á Châu

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Tên gọi : NH Thương mại cổ phần Á Châu

Tên giao dịch quốc tế: Asia Commercial Bank (ACB)

Trụ sở chính : 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh

Ngày thành lập: NH thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NH Nhà nước VN cấp ngày 24/4/1993 và bắt đầu hoạt động vào ngày 04/06/1993 với thời hạn hoạt động 50 năm, Vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng VN. Từ đó cho đến nay, ACB đã không ngừng mở rộng quy mơ vốn tự có của mình; đến ngày 31/12/2012, vốn điều lệ của ACB đã đạt 9,377 tỷ đồng, thuộc hàng lớn nhất nhóm TMCP (khơng kể các NHTMCP nhưng có vốn Nhà nước chiếm từ 90% như Vietinbank, Vietcombank). Ngày 20/11/2006 cổ phiếu của ACB đã chính thức lưu thơng trên thị trường CK VN (Sàn giao dịch Hà Nội), với tổng số lượng cổ phiếu lưu hành là 110 triệu cổ phiếu.

Về lao động: tính đến 31/12/2012, tổng số nhân sự của ACB là 9,906 người trong đó, đội ngũ nhân sự của ACB có trình độ đại học và trên đại học là chiếm tỷ lệ 93%.

Về mạng lưới phân phối: tính đến 31/12/2012, ACB có 345 CN và PGD tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc:

Cổ đơng: ngồi cổ đơng trong nước, ACB cịn có sự tham gia của các cổ đơng nước ngồi. Đó là Connaught Investors Ltd (Jardine Matheson Group); Dragon Financial Holdings Ltd.Co; International Finance Campany (IFC) và Standard Chartered Bank sở hữu 30% cổ phần. Đây là một bước nhảy vọt của ACB trong quá trình phát triển và khẳng định vị thế của mình trong hệ thống NHTMCP VN.

Trong hơn 20 năm hoạt động, ACB đã từng bước khẳng định vị thế của mình và ln là một trong những NH dẫn đầu trong hệ thống NH TMCP VN. Điều đó thể hiện

sự phát triển vượt bậc về quy mơ hoạt động của ACB. Tính đến ngày 31/12/2012, tổng tài sản của ACB đạt 176,308 tỷ đồng và đạt 1,043 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, HĐ vốn và CV của ACB cũng đạt mức cao . Quy mô HD và CV về cơ bản vẫn có tăng trưởng so với năm 2011. Tính đến 31/12/2012, HĐ vốn của ACB đạt 159,550 tỷ đồng, giảm hơn 75,000 tỷ đồng so với cả năm 2011. Tuy số dư đến 31/12/2012 giảm so đầu năm nhưng tính bình qn cả năm, chỉ tiêu này tăng xấp xỉ 5% so với số dư bình qn năm 2011, trong đó, HD tiết kiệm VND - nguồn vốn ổn định và là thế mạnh truyền thống của ACB - tăng trưởng cao so đầu năm. Đây là điểm đáng khích lệ trong bối cảnh ACB đã tuân thủ trần lãi suất HD. Dư nợ CV của ACB đến 31/12/1012 cũng đạt 102,815 tỷ đồng, duy trì so năm 2011 và tăng 15,620 tỷ đồng so với năm 2010 (Xem bảng 2.1).

Bảng 2.1: Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu trong hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Lợi nhuận trước thuế 3,102 4,203 1,043

Tổng tài sản 205,103 281,109 176,308

Số dư HĐ vốn 183,132 234,503 159,500

Tổng dư nợ TD 87,195 102,809 102,815

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB các năm 2010, 2011, 2012

Sự cố tháng 8/2012 đã tác động đáng kể đến nhiều mặt hoạt động của ACB, đặc biệt là HD và kinh doanh vàng. ACB đã ứng phó tốt sự cố rút tiền xảy ra trong tuần cuối tháng 8 và nhanh chóng khơi phục tồn bộ số dư HD tiết kiệm VND chỉ trong thời gian 2 tháng sau đó. Đáng lưu ý là tuy tổng tiền gửi KH có giảm nhưng HD tiết kiệm VND của ACB tăng trưởng 16.3% so đầu năm. ACB cũng lành mạnh hóa cơ cấu bảng tổng kết tài sản thông qua việc xử lý các tồn đọng liên quan đến hoạt động kinh doanh vàng theo chủ trương của NH Nhà nước. Khuôn khổ quản lý rủi ro về quy trình chính

sách được xây dựng và hồn chỉnh, cấu trúc thanh khoản khá vững chắc. Tỷ lệ an tồn vốn bình qn trong năm đạt 11.2% và đạt 13.5% tại thời điểm 31/12/2012.

Tuy lợi nhuận năm 2012 của ACB không như kỳ vọng nhưng là KQ chấp nhận được trong bối cảnh mơi trường hoạt động năm 2012 đầy khó khăn và phải xử lý tồn đọng về vàng.

2.1.2 Chức năng - nhiệm vụ - quyền hạn của ngân hàng TMCP Á Châu

Các hoạt động chính của ACB là HD vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, khơng kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các TCTD khác; CV ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo luật định; làm DV thanh toán giữa các KH, thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, HD các loại vốn từ nước ngoài và các DV NH khác trong quan hệ với nước ngoài khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép; hoạt động bao thanh toán; đại lý bảo hiểm; cung cấp DV cho thuê tài chính; kinh doanh chứng khốn; mơi giới và tư vấn đầu tư chứng khốn; lưu ký, tư vấn tài chính DN và bảo lãnh phát hành; các DV về quản lý quỹ đầu tư và khai thác tài sản, và cung cấp các DV NH khác.

2.2 Đánh giá thực trạng về năng lực cốt lõi của ngân hàng TMCP Á Châu

2.2.1 Thực trạng về năng lực cốt lõi của ngân hàng TMCP Á Châu

2.2.1.1 Năng lực sáng tạo

Sau khi triển khai chiến lược tái cấu trúc, việc đa dạng hóa SP, phát triển SP mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của KH đã trở thành công việc thường xuyên và liên tục tại ACB. ACB luôn nhấn mạnh đến nghiên cứu ngành nghề, thị trường, những thay đổi của môi trường kinh doanh để phát triển SP. Các SP của ACB luôn dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến, có độ an tồn và bảo mật cao.

Từ năm 2011, ACB bắt đầu triển khai DV ACB online với nhiều tiện ích được cải tiến đến hơm nay như sau:

- DV Internet Service là DV giúp KH có tài khoản tiền gửi thanh tốn VND tại ACB thực hiện giao dịch với ACB mọi lúc mọi nơi thông qua các thiết bị là các máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay có kết nối Internet tại địa chỉ:

https://www.acbonline.com.vn.

- SMS Service cho phép KH truy vấn thơng tin và thanh tốn hóa đơn mà khơng cần phải đến NH. KH dùng điện thoại di động nhắn tin theo mẫu của NH gửi đến số DV 997 để kiểm tra số dư và liệt kê giao dịch tài khoản tiền gửi thanh toán (hoặc thẻ), biết thông tin về lãi suất, tỉ giá hối đối, thanh tốn hóa đơn tiền điện, nước, điện thoại, truyền hình cáp, bảo hiểm…, trích tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán sang thẻ (Visa Electron, Master Electronic, Citimart) v.v....

- DV Phone Service của ACB mang đến cho KH một tiện ích NH, KH có thể dùng phương tiện đơn giãn là điện thoại cố định hoặc điện thoại di động để nghe các thông tin về SP, DV của NH và các thông tin về tài khoản 24/24h hồn tồn miễn phí.

- Tháng 5 năm 2012, ACB công bố DV mới Mobile service của ACB online, DV này cho phép KH có tiền gửi thanh tốn tại ACB thực hiện các giao dịch với ACB mọi lúc mọi nơi thông qua các thiết bị ngoại vi cầm tay như điện thoại di động, máy tính bảng có kết nối với internet theo đường dẫn https://www.acbonline.com.vn.

Tháng 12 năm 2012, ACB chính thức ký kết hợp tác triển khai SP tiết kiệm bảo hiểm “Lộc bảo toàn” giữa ACB và Prevoir VN. SP Tiền gửi tiết kiệm – bảo hiểm “Lộc Bảo Tồn” là SP tiết kiệm có kỳ hạn. Theo đó bên cạnh hưởng lãi suất tiết kiệm hấp dẫn, KH được thêm quyền lợi bảo hiểm trong trường hợp không may gặp rủi ro (tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn do mọi nguyên nhân) với mức bảo hiểm lên đến 200% số tiền gửi tiết kiệm và tối đa 24 tỷ đồng/ KH. Đồng thời KH được tặng thêm bảo hiểm hỗ trợ nằm viện với mức tiền mặt hỗ trợ là 140,000 VND/ ngày.

“Tài khoản lương của tơi” là chương trình cung cấp các SP, DV NH đặc biệt thiết kế riêng dành cho DN và NV của DN. Với việc thanh toán và nhận lương qua Tài khoản Lương, DN và NV sẽ được nhận thêm “gói ưu đãi” khi sử dụng DV chi hộ

lương, thẻ TD, vay tiêu dùng (tín chấp), thấu chi tài khoản (tín chấp) với nhiều điều kiện ưu đãi cùng với lãi suất và phí DV hấp dẫn.

ACB ln cải tiến thay đổi kịp thời SP/DV mới để đem lại KQ tốt đẹp. Điển hình là SP CV cầm cố thẻ tiết kiệm 12 tháng ưu đãi, ACB cho KH vay cầm cố thẻ tiết kiệm với số tiền vay bằng số tiền KH rút trước hạn với thời hạn vay đến ngày đáo hạn của thẻ tiết kiệm. Lãi vay của khoản vay sẽ được bù trừ bởi lãi thẻ tiết kiệm phát sinh từ ngày vay. Việc CV này giúp KH được hưởng lãi suất tiền gửi dài hạn cao hơn mức lãi suất tiền gửi ngắn hạn bị khống chế mức trần của NHNN. SP này thu hút nhiều KH có tiền nhàn rỗi trong thời gian ngắn hạn với quy mô lên đến hơn 12,000 tỷ đồng.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu gửi tiền USD của KH, ACB nghiên cứu và triển khai chương trình CV cầm cố thẻ tiết kiệm USD giúp KH tăng thu nhập khi gửi USD tại ACB. Khi KH gửi USD, KH được hưởng lãi suất USD từ thẻ tiết kiệm, ngoài ra, KH cầm cố thẻ tiết kiệm USD để vay VND với mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất gửi tiền VND. Do đó, tổng thu nhập của KH bao gồm lãi thẻ tiết kiệm USD và phần chênh lệch giữa lãi gửi VND và lãi vay VND. Đây là những SP được NV và KH ủng hộ nhiệt tình nên ACB thu hút được nguồn USD lớn (tương đương gần 5,000 tỷ đồng trong 6 tháng triển khai chương trình).

DV bảo quản tài sản được triển khai ngay sau khi quy định về việc chấm dứt HD vàng, giữ hộ vàng. KH có tài sản là vàng mặt cần giữ hộ, ACB nhận bảo quản tài sản tại NH và thu phí bảo quản tài sản tương đương với mức phí giữ hộ vàng. Hiện ACB là NH dẫn đầu trong việc triển khai DV này, phục vụ nhu cầu gửi hộ vàng của KH.

Hiện tại, danh mục SP của ACB rất đa dạng, phân bổ theo nhiều ngành nghề, thành phần. Các SP tập trung vào các phân đoạn KH mục tiêu là cá nhân, DN vừa và nhỏ. Hiện tại, ACB cung cấp cho KH hàng trăm SP cơ bản (Xem phụ lục 4).

Trong hoạt động HĐ vốn, ACB là NH có nhiều SP tiền gửi cả nội tệ lẫn ngoại tệ, phù hợp với nhu cầu của dân cư và tổ chức, thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, phần lớn là tiền gửi tiết kiệm loại tiền VND (77.11%), phần còn lại là tiền gửi

VND có kỳ hạn (9.25%), tiền gửi tiết kiệm vàng, ngoại tệ (6.40%), … . (Xem bảng 2.2).

Bảng 2.2: Danh mục và cơ cấu SP tiền gửi của ACB qua các năm

Đơn vị tính: %

Danh mục SP tiền gửi

Cơ cấu SP tiền gửi

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Bằng tiền đồng Bằng ngoại tệ và vàng Bằng tiền đồng Bằng ngoại tệ và vàng Bằng tiền đồng Bằng ngoại tệ và vàng Tiền gửi không

kỳ hạn 8.39 1.33 10.49 9.23 4.79 0.34

Tiền gửi có kỳ hạn 7.64 0.35 18.23 4.05 9.25 1.02 Tiền gửi tiết kiệm 63.44 16.5 67.13 78.47 77.11 6.40

Tiền ký quỹ 0.80 1.46 4.07 8.02 0.73 0.21

Tiền gửi

vốn chuyên dụng 0.06 0.03 0.06 0.20 0.10 0.01

Tổng cộng 100 100 100

Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2010, 2011 và 2012.

Trong hoạt động TD, ACB cung cấp SP phục vụ nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó tỷ trọng CV trong DV cá nhân và cộng đồng chiếm tỷ trọng lớn (42.49%), tiếp theo là cho vay trong lĩnh vực thương mại (chiếm 32.29%) và sản xuất và gia công chế biến (12.91%, 12.31% dư nợ phân bổ cho các lĩnh vực còn lại (Xem bảng 2.3).

Tốc độ tăng trưởng, duy trì quy mơ của cả HĐ vốn (năm 2010 đạt 30.45%, năm 2011 đạt 33.03%, năm 2012 số dư bình quân đạt 5%) và CV (năm 2010 đạt 39.83%, năm 2011 đạt 17.24%, năm 2012 duy trì quy mơ của năm 2011) thời gian qua là một minh chứng rõ nét nhất về sự ghi nhận và tin cậy của KH dành cho SP của ACB. Đây chính là KQ và cũng là cơ sở, động lực để ACB tiếp tục nghiên cứu nhằm đa dạng hóa và cải tiến SP, DV để ngày càng đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao hơn

Bảng 2.3: Cơ cấu sản phẩm tín dụng của ACB qua các năm

Đơn vị tính: %

Phân loại ngành nghề kinh doanh

Cơ cấu SP TD Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Thương mại 31.67 35.74 32.29

Nông lâm nghiệp 0.29 0.32 0.53

Sản xuất và gia công chế biến 15.50 14.77 12.91

Xây dựng 4.10 4.72 3.25

DV cá nhân và cộng đồng 38.33 34.35 42.49

Kho bãi, giao thông vận tải và thông tin liên lạc 2.99 2.98 2.32

Giáo dục và đào tạo 0.09 0.10 0.09

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi của ngân hàng thương mại cổ phần á châu , luận văn thạc sĩ (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)