2. PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.4.2. Cấp độ doanh nghiệp
Để định giá tài sản vơ hình theo phương pháp tiếp cận doanh nghiệp, có thể dựa vào báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, cụ thể tập trung vào các yếu tố sau đây: giá trị tài sản cố định hữu hình và vơ hình; tổng tài sản của doanh nghiệp; chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D). Ngồi ra, cũng có thể định giá tài sản vơ hình dựa trên các tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.
Theo Corrado và cộng sự (2009), các doanh nghiệp đầu tư số tiền gần như bằng nhau vào tài sản hữu hình và vơ hình trong thập niên 90. Gatchev và cộng sự (2009) cho rằng không sử dụng khoản mục của bảng cân đối kế tốn để thực hiện ước tính cho các tài sản vơ hình. Do vấn đề về thu thập dữ liệu tại Việt Nam và
đánh giá của Gatchev và cộng sự (2009), nên trong nghiên cứu này không sử dụng số liệu báo cáo của tài sản vơ hình trên bảng cân đối kế tốn làm dữ liệu đầu vào cho mơ hình.
Một phương pháp gián tiếp khác để ước lượng giá trị tài sản vơ hình là dựa vào ước tính phổ biến áp dụng cho tài sản hữu hình là tỷ số tài sản cố định trên tổng tài sản (Bhagat và cộng sự, 2005; Hovakimian, 2009), hàm ý rằng tỷ số này cao hơn ám chỉ mức tài sản vơ hình thấp hơn. Tuy nhiên, cách tính này vẫn chưa thuyết phục vì phần tài sản cịn lại sau khi trừ các tài sản hữu hình khơng phải chỉ bao gồm các loại tài sản vơ hình.
Trong những năm gần đây, các tài liệu nghiên cứu về vấn đề có liên quan đến ước tính giá trị tài sản vơ hình đều sử dụng chi phí R&D như là một biến đại diện. Nhiều nghiên cứu sử dụng chi phí R&D hiện tại so với tổng tài sản hoặc doanh số bán hàng trực tiếp (Long và Malitz, 1985; Gatchev và cộng sự, 2009). Tuy nhiên, chi phí R&D khơng tính đến các tài sản vơ hình đã được hình thành trong suốt đời sống trước đó của doanh nghiệp. Những tài sản vơ hình như vậy có thể phản ánh sự dẫn đầu thị trường đối với một sản phẩm nhất định, một thương hiệu nổi tiếng hoặc danh tiếng về dịch vụ và chất lượng tốt tại thời điểm hiện tại. Như vậy, một khoản chi phí R&D tích luỹ trong thời kỳ dài hơn có thể giải quyết một phần vấn đề này.
Theo như phân tích, chi phí R&D giả định được tính như là tổng của các khoản chi phí R&D trong quá khứ (Lev và Sougiannis, 1996; Chan và cộng sự, 2001; Lev, 2004; Heeley và cộng sự, 2006). Tính tốn tích lũy như vậy ngầm ám chỉ chi phí R&D là khoản đầu tư vào việc tạo ra giá trị của một tài sản vơ hình. Một phương pháp tiếp cận khác của Aboody và Lev (1998) tập trung vào chi phí R&D vốn hóa theo cách kế toán, được gọi là vốn hóa chi phí phát triển phần mềm. Do đó, họ khơng gặp phải vấn đề chi phí R&D khơng thể tìm thấy như một tài sản trên bảng cân đối kế toán. Họ cho thấy một ảnh hưởng đáng kể của giá trị tài sản phần mềm và khấu hao của nó đối với các biến động thị trường vốn và thu nhập trong tương lai. Về động lực của R&D, Brown và Petersen (2011) đã làm sáng tỏ về việc làm mượt R&D bằng cách nắm giữ tiền mặt. Họ dự đoán và nhận thấy rằng những thay đổi trong việc nắm giữ tiền mặt có liên quan đến R&D đối với các doanh nghiệp bị hạn chế về tài chính do hiệu ứng làm mượt. Một số nghiên cứu điều tra và cung cấp bằng chứng cho thấy chi phí R&D có thể bị bóp méo bởi các yếu tố phi cơ bản như: quản lý thu nhập kế toán, rủi ro quản lý (quản lý ngắn hạn) và hành vi cờ bạc (Bange và De Bondt, 1998; Lundstrum, 2002; Adhikari và Agrawal, 2016). Ngược lại, Hirschey và cộng sự (2012) đặt câu hỏi cho những giải thích như vậy và cho thấy R&D phụ thuộc vào đặc tính của doanh nghiệp và ngành chứ không phải là rủi ro quản lý.
Nhiều nghiên cứu trước đây tập trung vào tác động của các bằng sáng chế đến giá trị doanh nghiệp (Deng và cộng sự, 1999; Mann, 2015; Wagner, 2013). Tuy nhiên, việc thu thập thông tin về các bằng phát minh và sáng chế của doanh nghiệp là một vấn đề vơ cùng khó khăn. Doanh nghiệp có thể vì lý do bảo mật mà khơng cơng bố thơng tin về những phát minh, sáng chế của mình. Một lý do nữa khiến cho phương pháp này không hiệu quả là, nhiều bằng sáng chế và nhãn hiệu độc quyền khơng cho thấy chúng có tạo ra những tài sản vơ hình đáng giá hay khơng.