Những ước tính gián tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị tài sản vô hình, đòn bẩy tài chính và sở hữu nhà nước, nghiên cứu các doanh nghiệp niêm yết tại việt nam (Trang 30 - 31)

2. PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

2.4.3. Những ước tính gián tiếp

Eisfeldt và Papanikolaou (2013, 2014), người xây dựng các biến đại diện cho giá trị sổ sách của mơ hình tổ chức ở cấp độ doanh nghiệp. Các biến đại diện này dựa trên chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp (SG&A) được vốn hóa với chỉ số giá tiêu dùng. Các đo lường gián tiếp khác về tài sản vơ hình bao gồm phương pháp tiếp cận của Edmans (2011), người phân tích ảnh hưởng của sự hài lòng của nhân viên đối với tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu, và Larkin (2013), người sử dụng dữ liệu nhận diện thương hiệu như một thước đo của giá trị tài sản vơ hình.

Jagannathan và Wang (1996) đã sửa đổi và đưa vào mơ hình định giá tài sản vốn (CAPM) yếu tố vốn con người. Họ chứng minh rằng việc đưa nguồn vốn con người giải thích sự khác biệt chéo trong tỷ suất sinh lợi trung bình khơng phù hợp với mơ hình CAPM cổ điển. Họ đo lường tỷ suất sinh lợi vốn của con người bằng cách sử dụng tốc độ tăng trưởng trung bình của mức lương nhân viên như là một biến đại diện. Chỉ số này nhấn mạnh tầm quan trọng của các tài sản vơ hình trong việc giải thích tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu; tuy nhiên, các tài sản vơ hình bao gồm nhiều yếu tố mà giả sử về mặt lý thuyết tất cả đều chuyển thành lợi nhuận cổ phần. Do đó, mặc dù các kết quả nghiên cứu của Jagannathan và Wang rất quan trọng, nhưng ý tưởng nghiên cứu này cần được mở rộng hơn nữa.

Lev và Sougiannis (1999), Chan, Lakonishok và Sougiannis (2001), Chambers, Jennings và Thompson (2002) và Anagnostopoulou và Levis (2008) sử dụng danh mục so sánh để cho thấy mối quan hệ giữa giá trị thị trường - giá trị sổ sách (M/B) và chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D). Chan và cộng sự cũng phân tích chi phí quảng cáo như là một phần tài sản vơ hình của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi trên cổ phiếu. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thường bỏ qua những thành phần khác của tài sản vơ hình của doanh nghiệp trong q trình hình thành danh mục.

Zeghal và Maaloul (2010), Orens, Aerts và Lybaert (2009), và Youndt, Subramaniam và Snell (2004) cho thấy tỷ số M/B của các doanh nghiệp ở những

nước phát triển có mối quan hệ mạnh mẽ với các chỉ số đại diện cho các tài sản vơ hình. Edvinsson và Malone (1997), Stewart (1997), Sveiby (1997), Bharadwaj, Bharadwaj và Konsynski (1999), và Nold (2012) cho thấy M/B có thể được sử dụng như một thước đo gần đúng của vốn tri thức và kết quả của sử dụng tài sản vơ hình. Họ lập luận rằng tỷ số M/B cao hơn thì doanh nghiệp càng có nhiều tài sản vơ hình, và do đó, giá trị được tạo ra nhiều hơn có thể được giải thích bởi ảnh hưởng của các nguồn lực vơ hình. Nói chung, M/B phản ánh tài sản vơ hình được tạo ra dựa trên mong đợi của nhà đầu tư. Theo Brennan và Connell (2000), tỷ số M/B có ít nhất hai điểm yếu. Thứ nhất, sự chênh lệch giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách thường khơng thể giải thích được bởi ảnh hưởng của các tài sản vơ hình do những hạn chế của các tiêu chuẩn kế tốn và sự khơng hiệu quả của thị trường. Chỉ có sự khác biệt giữa giá trị sổ sách được tinh chế và giá trị thị trường có thể được đóng góp cho hiệu quả tài sản vơ hình. Thứ hai, tỷ số M/B khơng cung cấp bất kỳ thông tin nào về hiệu quả sử dụng tài sản vơ hình.

Vì các ước tính trong q khứ vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề nên cần thiết có một ước tính đại diện cho giá trị tài sản vơ hình tồn diện và chính xác hơn. Do đó bài nghiên cứu mạnh dạn đề xuất một ước tính mới dựa theo nghiên cứu của Saskia Clausen (2017).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giá trị tài sản vô hình, đòn bẩy tài chính và sở hữu nhà nước, nghiên cứu các doanh nghiệp niêm yết tại việt nam (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)