GIẢI PHÁP KHÁC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại việt nam , (Trang 82 - 89)

- Đào tạo nhân sự am hiểu sâu về M&A: Thị trƣờng M&A là một thị trƣờng cần sự tham gia, tham vấn của nhiều chuyên gia có kinh nghiệm chuyên sâu về các lĩnh vực khác nhau nhƣ luật pháp, tài chính, thƣơng hiệu... do đó, cần có những chƣơng trình đào tạo để có đƣợc đội ngũ chun gia tốt, những ngƣời mơi giới, tƣ vấn cho cả bên mua, bên bán, đồng thời là ngƣời cung cấp thông tin tốt nhất về thị trƣờng. Có nhƣ vậy thị trƣờng M&A Việt Nam mới hoạt động tốt và đi vào chuyên nghiệp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

 ○ 

Tại Việt Nam, nhu cầu phát triển hoạt động M&A là rất lớn và sẽ góp phần tái cấu trúc và nâng cao năng lực cạnh tranh đối với ngành Ngân hàng tại Việt Nam. Bên cạnh các giải pháp vĩ mô để cải thiện khung pháp lý, nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam trong định hƣớng và lộ trình thúc đẩy hoạt động M&A, và giải pháp từ phía ngân hàng kết hợp với các chủ thể liên quan đƣợc trình bày trên đây sẽ góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động sáp nhập và mua lại trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam thành công.

Thuật ngữ “M&A” khơng cịn xa lạ với thị trƣờng Việt Nam. Trong thời gian tới, M&A ngày càng sôi động không chỉ gia tăng về số thƣơng vụ mà còn tăng về giá trị của mỗi thƣơng vụ. Tuy nhiên, không phải thƣơng vụ M&A nào cũng thành công. Rất nhiều các thƣơng vụ đƣợc thống kê cho thấy một tỷ lệ lớn khoảng 2/3 thƣơng vụ thất bại hoặc không nhƣ kỳ vọng.

M&A là cần thiết nhƣng để thực hiện nó lại là điều hồn tồn khơng dễ dàng. Trong một nền kinh tế thị trƣờng, hội nhập kinh tế quốc tế, trong hàng trăm, hàng ngàn đối tác, ngân hàng sẽ chọn đối tác nào để mua bán và sáp nhập? Đó là câu hỏi lớn mà các nhà quản lý phải xem xét.

KẾT LUẬN

 ○ 

Hoạt động M&A là một trong những giải pháp góp phần tái cấu trúc hệ thống NHTM tại Việt Nam địi hỏi sự chọn lựa giải pháp thích hợp, đây khơng chỉ là trách nhiệm của Chính phủ, NHNN, các nhà làm luật mà còn là ở chính bản thân các NHTM Việt Nam và những đối tƣợng liên quan trực tiếp khác. Thành công hay thất bại, học hỏi, tồn tại và khẳng định đƣợc thƣơng hiệu ngành Ngân hàng Việt Nam hay là để mất hoàn toàn sân chơi vào tay các “đại gia” ngân hàng nƣớc ngoài... tuỳ thuộc vào nhận thức, sự nỗ lực, tầm nhìn và cố gắng của các ngân hàng Việt Nam.

Ngoài ra, các giải pháp hỗ trợ của Nhà nƣớc trong việc tạo ra hành lang pháp lý thông thống, cơng bằng và thuận lợi cho hoạt động M&A cũng là một yếu tố quan trọng khơng thể thiếu góp phần đáng kể vào thực hiện mục tiêu hoạt động M&A ngành Ngân hàng Việt Nam và M&A trong tất cả các lĩnh vực theo xu thế chung trên thế giới.

Các ngân hàng cũng cần phải xây dựng chiến lƣợc kinh doanh hƣớng đến phát triển bền vững, lâu dài. Cần phải thấy rằng M&A không phải là lựa chọn duy nhất nhƣng khi đã lựa chọn M&A thì ngân hàng nên có những tính tốn, dự phịng tất cả các tình huống xảy ra để có thể đạt đƣợc những lợi ích mong muốn, tránh thất bại khơng đáng có.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 ○ 

1. Avalue Việt Nam (2010), Báo cáo M&A Việt Nam 2009 và triển vọng 2010.

2. Chính phủ (2012), Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn

2011- 2015, ban hành cùng Quyết định 254/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính

phủ, ngày 1/3/2012.

3. Cục quản lý cạnh tranh – Bộ Công thƣơng (2012), Báo cáo tập trung kinh tế

tại Việt Nam 2012.

4. Nhà xuất bản tài chính (2009), Cẩm nang mua bán và sáp nhập tại Việt Nam.

5. Ths Bùi Thanh Lam (2010), Hành lang pháp lý liên quan đến sáp nhập và

thâu tóm ngân hàng ở Việt Nam.

6. TS. Nguyễn Thị Loan (2010), Giải pháp vĩ mơ góp phần hỗ trợ thúc đẩy

hoạt động sáp nhập và mua lại tại các ngân hàng thương mại Việt Nam,

Theo Tạp chí Ngân hàng số 20/2010.

7. TS. Nguyễn Thị Loan (2011), Giải pháp đối với các ngân hàng thương mại

Việt Nam góp phần thúc đẩy hoạt động sáp nhập, mua lại ngân hàng, Theo

Tạp chí Ngân hàng ngày 11/01/2011.

8. Scott Moeller & Chris Brady (2009), Mua lại và Sáp nhập thong minh, Nhà

xuất bản Tri Thức.

9. Timothy J. Galpin và Mark Herndon (2009), Cẩm nang hướng dẫn Mua lại

và Sáp nhập, Ngƣời dịch: Nguyễn Hữu Chính, Nhà xuất bản tổng hợp TP.HCM 10. Các website - http://cafef.vn - http://dantri.com.vn - http://div.gov.vn - www.gso.gov.vn - http://www.institutionalinvestorchina.com - http://maf.vn

- http://muabandoanhnghiep.com - http://saga.com.vn - http://sbv.gov.vn - http://tinnhanhchungkhoan.vn - www.vneconomy.vn - www.vietinbank.school.edu.vn

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1: ĐỊNH GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG M&A

 ○ 

Các nhà đầu tƣ của một công ty khi muốn một công ty khác luôn đặt câu hỏi mua với mức giá bao nhiêu thì có lợi nhất? Do vậy việc định giá một công ty để quyết định mua là một khâu quan trọng trong quá trình mua bán sáp nhập doanh nghiệp. Thông thƣờng, cả hai bên trong thƣơng vụ mua bán hay sáp nhập đều có cách đánh giá khác nhau về giá trị cơng ty bị mua: bên bán có khuynh hƣớng định giá cơng ty của mình ở mức cao nhất có thể trong khi bên mua sẽ cố gắng trả giá thấp nhất trong khả năng. Để đƣa ra một mức giá công bằng và đƣợc chấp nhận bởi cả hai bên, ngƣời ta đã đƣa ra nhiều phƣơng pháp phù hợp để định giá các công ty. Phƣơng thức phổ biến nhất là nhìn vào các cơng ty có thể so sánh đƣợc trong cùng một ngành, tuy nhiên các nhà môi giới thƣờng sử dụng nhiều công cụ khác nhau khi định giá công ty. Dƣới đây giới thiệu một số phƣơng pháp định giá:

- Tỷ suất P/E: Bên mua có thể so sánh mức P/E trung bình của cổ phiếu trong ngành để xác định mức chào mua một cách hợp lý;

- Tỷ suất Giá trị doanh nghiệp trên Doanh thu (EV/Sales): Với chỉ số này, bên mua so sánh chỉ số này với các doanh nghiệp khác trong ngành và sẽ chào giá ở một mức gấp một cơ số lần doanh thu;

- Chi phí thay thế: Trong một số trƣờng hợp, mua bán đƣợc dựa trên việc cân nhắc yếu tố chi phí để thiết lập một cơng ty từ đầu so với mua một cơng ty đang có sẵn. Chẳng hạn, nếu tính một cách đơn giản giá trị cơng ty bao gồm tồn bộ tài sản cố định, trang thiết bị và đội ngũ nhân viên. Về lý thuyết, cơng ty đi mua có thể đàm phán mua lại công ty đang tồn tại với giá trị kể trên hoặc là thiết lập một công ty mới tƣơng tự để cạnh tranh. Rõ ràng, để xây dựng một công ty mới sẽ mất một khoảng thời gian dài để tập hợp đội ngũ quản lý & nhân sự tốt, mua sắm tài sản và tìm kiếm khách hàng chƣa kể việc ra đời phải cạnh tranh với công ty đang tồn tại

trên thị trƣờng. Tuy nhiên phƣơng pháp này cũng khó đối với các ngành dịch vụ, nơi mà tài sản quan trọng nhất là con ngƣời và phƣơng thức dựa trên ý tƣởng là chính.

- Phƣơng pháp chiết khấu dịng tiền (DCF): phƣơng pháp này chỉ chính xác khi áp dụng với các doanh nghiệp và ngân hàng đã có sự tăng trƣởng ổn định và dễ dự đoán nhƣ ở các nền kinh tế phát triển, tuy nhiên lại không phù hợp với tình hình và bối cảnh của nƣớc ta hiện nay. Phƣơng pháp này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố giả định về thị trƣờng cũng nhƣ khả năng tăng trƣởng trong tƣơng lai. Mặt khác, các số liệu kế toán trong quá khứ của doanh nghiệp và ngân hàng cũng chƣa đủ độ tin cậy và chi tiết để có thể thực hiện việc phân tích một cách chính xác. Đây là một cơng cụ định giá quan trong trong mua bán và sáp nhập. Mục đích của DCF là xác định giá trị hiện tại của công ty dựa trên ƣớc tính dòng tiền mặt trong tƣơng lai. Dịng tiền mặt ƣớc tính (đƣợc tính bằng cơng thức “Lợi nhuận + khấu hao - chi phí vốn - thay đổi vốn lƣu thông”) đƣợc chiết khấu đến giá trị hiên tại có tính đến trọng số trung bình vốn của cơng ty (WACC). Tất nhiên DCF cũng có những hạn chế nhất định nhƣng rất ít có cơng cụ nào có thể cạnh tranh đƣợc với phƣơng thức định giá này về mặt phƣơng pháp luận.

- Phƣơng pháp hệ số nhân doanh thu/lợi nhuận, phƣơng pháp này thƣờng đƣợc nhà đầu tƣ lựa chọn thay thế, hoặc sử dụng cùng với phƣơng pháp chiết khấu dòng tiền. Với phƣơng pháp này, nhà đầu tƣ sử dụng các số liệu về doanh thu hay lợi nhuận, hoặc EPS của ngân hàng nhân với một hệ số nhân mà có thể chấp nhận đƣợc trên thị trƣờng. Tuy nhiên, phƣơng pháp này cũng có những hạn chế nhất định khi mà thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đang phát triển thì hệ số nhân này thƣờng đƣợc nhà đầu tƣ trên thị trƣờng chấp nhận ở mức cao. Ngoài ra, phƣơng pháp này chỉ sử dụng các số liệu về lợi nhuận hiện tại cho các chỉ số P/E hiện tại, cịn với các chỉ số P/E tƣơng lai thì cũng phải dùng phƣơng pháp dự đốn tài chính nhƣ phƣơng pháp chiết khấu dòng tiền.

Các phƣơng pháp định giá trên cịn có nhiều điểm hạn chế, khó áp dụng vào tình hình thực tế của Việt Nam hiện nay, tuy nhiên việc tham khảo và nghiên cứu các phƣơng pháp định giá nhƣ trên sẽ tạo tiền đề cho hoạt động sáp nhập và mua lại trong tƣơng lai của các chủ thể ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thúc đẩy hoạt động sáp nhập và mua lại ngân hàng thương mại việt nam , (Trang 82 - 89)