Mức độ chi tiêu của du khách tại thành phố Pleiku

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch thành phố pleiku, tỉnh gia lai (Trang 83 - 90)

Cũng như các tỉnh, thành khác trong khu vực Tây Nguyên, ngành du lịch

thành phố Pleiku cũng chịu sự tác động của thời vụ du lịch, chi phối bởi các yếu tố tự nhiên và con người, ảnh hưởng không nhỏ đến doanh thu du lịch. Mùa khách cao điểm ở đây thường rơi vào khoảng tháng 3, tháng 8 và tháng 12 trong năm. Trong du lịch, tính thời vụ được hiểu là sự mất cân đối giữa “cung” và “cầu” du lịch, thể hiện ở sự thay đổi số lượng khách, mức chi tiêu của khách, nhân lực du lịch và tính hấp dẫn của điểm du lịch. Điều này dẫn đến tình trạng: doanh thu của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thiếu tính ổn định, mọi hoạt động du lịch trở nên quá

2% 12% 24% 24% 22% 16% Khách nội địa < 200.000đ 200.000đ- 500.000đ 500.000đ- 1.000.000đ 1.000.000đ- 2.000.000đ 2.000.000đ- 5.000.000đ > 5.000.000Đ 3% 10% 14% 27% 23% 23% Khách quốc tế <10 USD 10-25 USD 26-50 USD 51-100 USD 101-250 USD >250 USD

tải vào thời vụ chính hoặc quá nhàn rỗi vào ngồi mùa, gây nên tình trạng mất đồng đều và lãng phí rất lớn.

2.3. Phân hệ quản lý du lịch

2.3.1 Quản lý Nhà nước về du lịch

Hoạt động quản lý Nhà nước về du lịch của thành Phố Pleiku thuộc trách nhiệm của Phòng Nghiệp vụ Du lịch (Sở VHTT&DL tỉnh Gia Lai), Phịng Văn hóa - Thơng tin – Thể thao (UBND thành phố Pleiku) và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy Gia Lai và Thành ủy Pleiku:

Phòng Nghiệp vụ Du lịch là phịng chun mơn thuộc Sở VHTT&DL tỉnh Gia Lai, có chức năng phối hợp Phịng Kế hoạch - Tổng hợp Sở tham mưu cho Giám đốc Sở lập quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, phịng có nhiệm vụ điều tra, đánh giá, phân loại, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch của tỉnh theo Quy chế của Bộ VHTT&DL; Thực hiện các biện pháp bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch của tỉnh; Cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi giấy phép thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài đặt trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và theo phân cấp, uỷ quyền của UBND cấp tỉnh. Bên cạnh đó, phịng hướng dẫn chun mơn nghiệp vụ về du lịch đối với Phòng VH-TT-TT thuộc UBND cấp huyện, thị xã và thành phố; tổ chức công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Hiện nay, biên chế phòng gồm 05 cán bộ, chuyên viên, trình độ đại học trở lên.

Phòng Văn hố, Thơng tin, Thể thao thành phố Pleiku: Theo quyết định số 129/QĐ-UBND ngày 7/4/2008 của UBND tỉnh Gia Lai về tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh: Phòng VH-TT-TT thành phố Pleiku là cơ quan chuyên môn chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND thành phố Pleiku; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở VHTT&DL tỉnh Gia Lai, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Gia Lai. Chức năng của phòng là tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện quản lý nhà nước về: văn hố, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và

các dịch vụ cơng thuộc các lĩnh vực trên; báo chí, xuất bản; bưu chính viễn thơng và Internet, cơng nghệ thơng tin, cơ sở hạ tầng thông tin; phát thanh trên địa bàn thành phố. Phòng quản lý 02 cơ quan: Trung tâm Văn hố, Thơng tin - Thể thao và Đài Truyền Thanh - Truyền hình thành phố. Hiện tại, biên chế phịng gồm 08 cán bộ/ chuyên viên, trình độ đại học trở lên.

Chính sách phát triển du lịch: Quán triệt tư tưởng chỉ đạo Nghị quyết số 13- NQ/TU ngày 26/08/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai về phát triển du lịch đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, Thành ủy Pleiku đã tiến hành xây dựng “Chương trình nâng cao chất lượng, hiệu quả các loại hình dịch vụ và du lịch

trên địa bàn thành phố Pleiku”. Tập trung chỉ đạo các cấp ủy Đảng triển khai tuyên

truyền sâu rộng trong mọi tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng của việc phát triển ngành dịch vụ du lịch nhanh và bền vững đồng thời huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển, chỉnh trang và xây dựng đô thị theo hướng văn minh, hiện đại. Phấn đấu đến năm 2015 ngành du lịch có đóng góp quan trọng trong GDP của thành phố; sau năm 2020 ngành du lịch là một trong những ngành kinh tế quan trọng của thành phố; góp phần đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Ưu tiên đầu tư phát triển các khu, điểm du lịch văn hóa – lịch sử, du lịch sinh thái. Đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch hiện có và phát triển mạnh các loại hình du lịch mới. Tích cực quảng bá và kêu gọi đầu tư vào các dự án về du lịch. Phát triển các ngành dịch vụ chất lượng cao, đóng góp cho nền kinh tế như: khách sạn, nhà hàng, vận tải hành khách, ngân hàng, bưu chính viễn thơng... Phấn đấu đến 2015 xây dựng ít nhất 02 dự án du lịch có quy mơ cấp địa phương và 01 dự án du lịch có quy mơ cấp quốc gia. Cho đến thời điểm cuối năm 2011, thành phố đã hoàn thành xây dựng Khu du lịch Lâm viên Biển Hồ (thành phố Pleiku - 440 ha) theo quy mô cấp quốc gia và triển khai xây dựng Khu công viên văn hóa các dân tộc Gia Lai (phối hợp huyện Ia Grai - 159 ha) theo quy mô cấp địa phương. Pleiku là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội của tỉnh Gia Lai, vì vậy thành phố luôn là địa điểm tổ chức các sự kiện văn hóa - thể thao quy mơ quốc tế, quốc gia và khu vực, nổi bật nhất là Festival Cồng chiêng quốc tế năm 2009.

Đến đầu năm nay (tháng 3/2014), trong giai đoạn cuối của Nghị quyết phát triển du lịch giai đoạn 2008 - 2015, tỉnh Gia Lai nói chung và thành phố Pleiku nói riêng dưới sự chỉ đạo, phối hợp của các cấp – ban - ngành đã tổ chức thực hiện thành công chuỗi hoạt động hưởng ứng năm du lịch Quốc gia Tây Nguyên – Đà lạt 2014 với hàng loạt sự kiện thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách và truyền thông: Liên hoan Ẩm thực hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum năm 2014, Liên hoan Âm nhạc khu vực phía Nam và các tỉnh Tây Nguyên năm 2014, Phục dựng Lễ mừng chiến thắng, Hội thi tạc tượng, Giải bóng đá U19 quốc gia cúp Tơn Hoa Sen năm 2014...

Qua gần 06 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Chương trình của Thành ủy (2008 – 2014), nhận thức của nhân dân, các tổ chức, các thành phần kinh tế đối với cơng tác phát triển du lịch đã có những sự chuyển biến rõ rệt. Bằng nhiều hình thức, nhiều cách nghĩ, cách làm, đầu tư mới và nâng cấp, hoạt động dịch vụ du lịch ngày càng phát triển. Điểm nhấn trong công tác quản lý nhà nước về du lịch trong thời gian qua là đã có nhiều đổi mới, thể hiện qua việc tổ chức các hội nghị du lịch nhằm hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện văn bản Luật, trao đổi, đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch; hướng dẫn, thẩm định cơ sở lưu trú theo quy định để đảm bảo tính thống nhất và chất lượng dịch vụ; các cuộc thi dệt thổ cẩm, liên hoan văn hóa cấp huyện, cấp tỉnh; thực hiện các chương trình đầu tư phát triển làng nghề dệt thổ cẩm... Chính sự chủ động của đơn vị quản lý đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tham gia vào hoạt động du lịch. Tuy nhiên, có một thực tế đang tồn tại trong hoạt động quản lý Nhà nước về du lịch của thành phố Pleiku, đó là khoảng trống trong quản lý các điểm du lịch. Nhà lao Pleiku là di tích lịch sử cấp Quốc gia nhưng hiện đang bị xâm hại nghiêm trọng. Bên ngồi tường rào di tích là bãi đỗ xe và hàng quán tự phát của người dân. Hàng ngày, từ 05 giờ chiều cho đến 11 giờ đêm, khu vỉa hè của nhà lao mọc lên rất nhiều quán xá tạm bợ bán hàng ăn, thậm chí bàn ghế cịn được bày trước cổng chính của di tích. Các khoảng trống cịn lại được tận dụng cho các xe ơ tô, xe máy chen chúc đậu. Các hàng quán bán đồ uống như rượu, bia nhưng khơng có nhà vệ sinh nên nhà lao cịn trở thành nhà vệ sinh cơng cộng. Bên trong khuôn viên, giếng nước

trở thành nơi vứt rác; một số bộ phận của các bức tượng mô tả cuộc sống của tù chính trị, cảnh tra tấn tù nhân của thực dân, đế quốc đã bị bẻ gẫy; cây cối trong khuôn viên bị ngắt lá, bẻ cành; các bãi cỏ trở thành sân bóng của trẻ em địa phương. Theo nhiều người dân sinh sống trong khu vực thì tình hình an ninh ở đây đang ở mức báo động, các nhóm thanh niên tụ tập đánh nhau, các đối tượng nghiện hút cũng lợi dụng lúc vắng người hoặc đêm tối lén vào chích hút, cơng an thành phố đã bắt được một số đối tượng chích hút ở trong khn viên di tích. Tình trạng này tồn tại đã lâu, dù các ban ngành liên quan đã đứng ra giải quyết nhưng chưa dứt điểm. Một điểm du lịch khác cũng đang trong tình trạng báo động đỏ. Biển Hồ từ lâu đã là biểu tượng của phố núi Pleiku nhưng lại không được chú ý bảo vệ đúng mức. Hoạt động xói mịn đang lấp dần hồ ngày càng nhanh do canh tác nương rẫy ở vùng quanh hồ khơng được kiểm sốt. Hiện nay, đáy hồ bị bồi và trở nên khá bằng phẳng. Độ sâu của hồ cũng đang giảm dần từ trung bình khoảng 20m năm 2000 đến nay chỉ còn 16m. Phễu trũng còn lại chỉ còn sâu khoảng 12 m. Rác thải từ các khu dân cư ven hồ và do du khách xả tích lũy trong hồ đã làm giảm chất lượng nước. Hoạt động đánh bắt bằng phương tiện hủy diệt, kể cả thuốc nổ, đang tàn sát hệ sinh thái và qua đó làm giảm khả năng tự làm sạch của hồ. Dải cây xanh phòng hộ ven hồ quá mỏng. Đây là hồ núi lửa, việc quan trắc chất lượng nước phải được quan tâm thường xuyên hơn, nhất là quan trắc độ pH – việc giảm mạnh độ pH, nếu xảy ra, là cảnh báo của việc nước hồ bị axit hóa do tái hoạt động q trình hậu phun trào núi lửa. Hiện tại, Biển Hồ trực thuộc 04 đơn vị (Sở VHTT&DL tỉnh Gia Lai, UBND xã Biển Hồ, Công ty TNHH một thành viên Cấp nước Gia Lai và Ban Quản lý Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ) vì vậy việc quản lý cũng rất khó khăn. Nơi đây thường xuyên xảy ra các vụ tự tử, trung bình 05 vụ/ năm. Bên cạnh đó, dù đã có bảng thơng báo ngay tại Lâm viên Biển Hồ cấm tất cả các loại canô, thuyền máy, thuyền bè, dụng cụ thể thao khác hoạt động trên mặt nước từ cầu treo trở vào và dù đã có nhiều tai nạn thương tâm xảy ra do phương tiện không đảm bảo an tồn, song tại khu vực này hiện vẫn có 02 chiếc thuyền phục vụ nhu cầu thưởng ngoạn của du khách (tính đến thời điểm năm 2013). Mỗi chiếc dài khoảng 06 m, ngang khoảng 02 m, trên

thuyền có chục chiếc áo phao, một chiếc dù lớn để che nắng cùng vài chiếc ghế nhựa, trong đó mấy chiếc đã gãy chân được lắp ghép tạm bợ. Theo tác giả được biết, hai chiếc thuyền thuộc sở hữu của ông Đỗ Văn Thạch và ông Lê Văn Nghĩa, đều trú tại thôn 3, xã Biển Hồ và đều khơng có giấy phép kinh doanh hoạt động. Tuy vậy, hai chủ phương tiện trên vẫn sẵn sàng phục vụ những du khách thích phiêu lưu mạo hiểm trên mặt hồ với mức giá thỏa thuận từ 200.000đ - 300.000đ/h, với lí do ‘vì mưu sinh cuộc sống” – một vấn đề nan giải. Ông Phan Văn Minh, Thanh tra viên Sở VHTT&DL tỉnh Gia Lai khẳng định Sở không cấp phép hoạt động cho những chiếc thuyền này và đã nhiều lần nhắc nhở, lập biên bản vi phạm hành chính đối với hai chủ phương tiện, đồng thời đã 02 lần làm việc với UBND xã Biển Hồ phối hợp kiểm tra. Ông Lê Huy Quang, Chủ tịch UBND xã Biển Hồ nói về sự bất cập trong quản lý danh thắng này như sau: “Với thẩm quyền của xã, chúng tôi đã

làm hết trách nhiệm, đã 03 lần gọi các hộ này lên cam kết, đồng thời đã có cơng văn u cầu chấm dứt hoạt động bơi thuyền, kinh doanh trong khu vực Lâm viên Biển Hồ. Xã không hề từ chối, đùn đẩy trách nhiệm, nhưng đây cũng là trách nhiệm chung của các đơn vị quản lý khác. 02 chiếc thuyền này chính là phương tiện đắc lực trong việc phối hợp với thợ lặn để tìm kiếm, vớt các thi thể khi có người tự tử và chết đuối. Không cho phép các thuyền này hoạt động đã đành nhưng cũng cần phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các đơn vị quản lý, hoặc giao hẳn cho một đơn vị để tránh tình trạng cha chung khơng ai khóc”.

2.3.2 Các công ty du lịch

Những năm gần đây, hoạt động kinh doanh du lịch của thành phố đã có bước chuyển biến cả về số lượng và chất lượng. Hiện có 08 cơng ty du lịch đang hoạt động trên địa bàn thành phố, trong đó có: 03 cơng ty lữ hành quốc tế (Công ty Cổ phần Lữ hành Gia Lai Xanh, Công ty TNHHMTV Du lịch Pleiku và Công ty TNHH Thương mại du lịch sinh thái Gia Lai) và 05 công ty lữ hành nội địa. Sự tham gia của 08 đơn vị này đã làm thị trường kinh doanh du lịch sôi động hơn, tạo môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn các doanh

nghiệp đang khai thác loại hình du lịch sinh thái - văn hóa với quy mơ nhỏ lẻ, chỉ khai thác trên tài nguyên hiện có, thiếu chủ động trong cơng tác đầu tư, bảo tồn. Qua thực địa tại các đơn vị trên, tác giả thu được kết quả sau: 100% các đơn vị thực hiện tốt quy định của pháp luật về kinh doanh du lịch: có giấy phép đăng kí kinh doanh và đóng thuế đầy đủ. Do tính cạnh tranh cao của nghề nghiệp, một số đơn vị đã kết hợp kinh doanh lữ hành với nhiều loại hình dịch vụ khác. Trong số đó, Cơng ty cổ phần lữ hành Gia Lai xanh (trực thuộc CTC) là đơn vị hoạt động hiệu quả nhất, đảm bảo tính năng động, chuyên nghiệp trong bối cảnh hội nhập và có nhiều đóng góp trong đầu tư nâng cấp sơ sở hạ tầng của thành phố, nhằm đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của khách du lịch đến địa bàn. Các lĩnh vực kinh doanh của công ty: Lữ hành quốc tế - nội địa, vận chuyển du lịch đường bộ, đại lý vé máy bay, làm visa - hộ chiếu, dịch vụ hàng lưu niệm, dịch vụ quảng cáo và tổ chức sự kiện.

Bảng 2.4: Số liệu kinh doanh của Công ty lữ hành Gia Lai xanh

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

Lượt khách (Lượt) Quốc tế 760 737 Nội địa 2.242 1.951 Ngày khách (Ngày) Quốc tế 1.510 1.506 Nội địa 8.491 8.102 Doanh thu (VNĐ) Quốc tế 845.894.000 886.672.422 Nội địa 8.231.992.553 6.070.535.409

Nguồn: Công ty cổ phần lữ hành Gia Lai xanh

Có một thực tế đáng buồn hiện nay, các cơng ty khi triển khai các chương trình du lịch hầu như rất ít khai thác đặc trưng văn hóa, sinh thái của thành phố. Khảo sát qua một loạt các chương trình du lịch đang được sử dụng hiện nay, tour du lịch với nội dung chính là các điểm du lịch của thành phố chiếm tỉ lệ rất nhỏ (trung bình mỗi cơng ty chỉ có 01 tour) và tỉ lệ khách chọn tour này rất ít (1/100 khách). Kết quả thực địa cho thấy, du khách thường chọn tour liên vùng, kết hợp các điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch thành phố pleiku, tỉnh gia lai (Trang 83 - 90)