Số ngày khách do các cơ sở lưu trú phục vụ giai đoạn 2009 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch thành phố pleiku, tỉnh gia lai (Trang 70 - 73)

giai đoạn 2009 -2013 (Đơn vị tính: Ngày)12

Hiện nay, trên địa bàn thành phố, các cơ sở lưu trú của Nhà nước như: Nhà khách Cơng Đồn, Nhà khách Uỷ ban, Nhà khách Thành ủy... ln có một số lượng khách ổn định do lượng khách công vụ khá đơng, thường xun và giá thành hợp lí. Tuy nhiên, chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ buồng phòng kém hơn rất nhiều so với các cơ sở lưu trú của doanh nghiệp tư nhân. Thực trạng này phổ biến bởi sự cạnh tranh trong các cơ sở Nhà nước thấp, không đặt nặng trả lương theo doanh thu và chưa chú trọng đến nâng cấp các thiết bị vật chất và đào tạo, bồi dưỡng nhân viên phục vụ. Trong khi các khách sạn cao cấp, hạng sao của thành phố đều thuộc về sở hữu của các doanh nhiệp tư nhân, họ không ngừng mở rộng số lượng, đa dạng dịch vụ và được du khách đánh giá cao.

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu cơ bản trong hoạt động kinh doanh lưu trú của

Nhà khách Cơng đồn

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

Doanh thu (Triệu đồng) 1.409.577 1.428.054

Lượt khách (Lượt) 8505 7534

Ngày khách (Ngày) 14.301 11.439

Nguồn: Nhà khách Cơng đồn (09, đường Hai Bà Trưng, thành phố Pleiku)

2.1.2 Cơ sở vui chơi giải trí kết hợp ăn uống

Bằng nguồn lực của Nhà nước và các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, những năm qua các cơ sở vui chơi giải trí của thành phố đã được đầu tư, nâng cấp, sửa

chữa, chỉnh trang các hạng mục đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí của người dân địa phương và thu hút một phần khách trong nước và quốc tế.

Hiện nay, thành phố có 06 điểm vui chơi giải trí kết hợp ăn uống là: Lâm viên Biền Hồ, Công viên Đồng Xanh, Công viên Diên Hồng, Khu du lịch sinh thái - lễ hội Về Nguồn, Khu giải trí Đại Vinh Gia Trang và Hồ cá Năm Dũng.

Tuy nhiên, trên thực tế các cơ sở vui chơi - giải trí – ăn uống của thành phố cịn hạn chế về cả số lượng và chất lượng phục vụ: Loại hình giải trí nghèo nàn; cơ sở hạ tầng cịn lạc hậu; chưa có những khu vui chơi - giải trí hiện đại, tích hợp các nhà hàng quy mơ, trung tâm mua sắm tầm cỡ, khu nghỉ dưỡng cao cấp cũng như chưa đủ hấp dẫn để gây ấn tượng với du khách quốc tế và tạo dựng thương hiệu riêng (Phụ lục 3.2). Đó là một trong những nguyên nhân góp phần vào thực trạng doanh thu du lịch khơng cao và ngày lưu trú bình quân của khách du lịch rất thấp. Thực trạng các điểm vui chơi giải trí trên địa bàn thành phố:

Biển Hồ: Vì là nguồn cung cấp nước chính cho thành phố nên vấn đề giữa

phát triển du lịch và giữ gìn vệ sinh nguồn nước rất khó đảm bảo. Hiện nay, thành phố đã cấm các hoạt động kinh doanh du lịch xung quanh khu vực lầu gác tham quan Biển Hồ. Chính vì cấm du lịch, nên hiện tại cơ sở vật chất đã xuống cấp nhiều: Các cột của lầu gác sứt mẻ nhiều mảng, lan can sắt rỉ sét; có một giỏ rác nhưng là giỏ nhựa đã vỡ và rất cũ, rất mất mĩ quan; các thiết bị vệ sinh đã hư hỏng 2/3; cỏ dại che hết lối đi xung quanh. Dịch vụ vệ sinh và gửi xe là tự phát của những người trông coi. Các hoạt động dã ngoại và du ngoạn thuộc Khu Lâm viên Biển Hồ phía cầu treo cũng đã bị nhà chức trách cấm, dừng hoạt động của các nhà hàng trong lâm viên. Trên thực tế rất ít khách du lịch biết đến địa điểm này và hiện tại, khu vực này thường xuyên đóng cửa trong trạng thái bỏ hoang, được dân địa phương sử dụng để đi dạo, ngắm cảnh, câu cá.... Đó là lí do tại sao Biển Hồ gây hụt hẫng cho du khách, đại đa số rời đi sau 05 - 10 phút đứng trên lầu ngắm cảnh và tạo dáng chụp ảnh.

Công viên Đồng Xanh: Nơi đây được coi là cơ sở vui chơi giải trí hút khách

thứ hai ở phố núi sau Biển Hồ - một phần do sức hút từ các hạng mục cơng trình, các chương trình biểu diễn cồng chiêng, các món đặc sản Tây Nguyên và một phần

do trực thuộc CTC nên luôn đảm bảo một lượng khách đi tour nhất định. Theo nguồn tin từ ông Nguyễn Trần Hanh - Tổng Giám đốc CTC: “Chỉ trong 02 ngày

30-4 và 1-5 vừa qua (năm 2014), Cơng viên Đồng Xanh đã đón gần 2.700 lượt khách tới tham quan. So với những dịp lễ trước thì đây là thời điểm đón nhiều khách du lịch nhất và số lượng khách ngoại tỉnh cũng tăng cao”. Tuy nhiên, một

bất cập là Công viên Đồng Xanh nằm cách xa trung tâm thành phố (10 km), không thuận tiện đi lại và kết nối các điểm du lịch. Hiện tại, CTC đang triển khai kế hoạch xây dựng Làng Điện ảnh trong cơng viên, với nội dung hình tượng hóa những nhân vật nổi tiếng trong những bộ phim kinh điển từng chinh phục tình cảm của người hâm mộ điện ảnh trong nước và quốc tế, phấn đấu đến năm 2015 sẽ xây dựng Công viên Đồng Xanh thành một công viên hiện đại nhất Tây Nguyên.

Công viên Diên Hồng: Từ lâu, công viên Diên Hồng vốn được coi là “lá phổi

xanh giữa lòng thành phố”, với nhiều ưu đãi như miễn phí vé vào, giảm giá các dịch vụ vui chơi, đa dạng dịch vụ dãy nhà hàng chòi ven hồ với hương vị đặc trưng phố núi, thu hút đông đảo dân địa phương và các vùng lân cận đến thăm thú, giải trí và thay đổi khơng khí sau những giờ làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, thời gian gần đây, một số vấn đề bất cập xuất hiện khiến lượng khách giảm hẳn. Khoảng cuối năm 2013, tình trạng các đối tượng nghiện hút ma túy chọn nơi đây làm địa bàn trao đổi và hút chích trở nên đáng báo động. Kim tiêm bị vứt bừa bãi khắp cơng viên, thậm chí nhiều kim tiêm vẫn cịn máu tươi được găm ở các gốc cây, lẫn trong bãi cỏ rất nguy hiểm. Bên cạnh đó, một số chuồng thú bị bỏ hoang, và số cịn lại khơng được chú ý vệ sinh nên khá ơ nhiễm, nhiều gia đình khơng dám cho con lại gần vì sợ nhiễm bệnh. Khu vực quanh hồ Đức An cũng đang trong tình trạng ơ nhiễm, do rác thải từ các chòi ven hồ (thuộc quản lý của Nhà hàng Thiên Đường Xanh, CTC).

Khu giải trí Đại Vinh Gia Trang và Khu du lịch sinh thái, lễ hội Về Nguồn: Có một thực trạng chung là đại đa số các ngày trong năm, hai cơ sở vui chơi giải trí này đều đóng cửa, trừ dịp Tết hay các kỳ nghỉ lễ có tổ chức sự kiện, lễ hội. Một trong những lí do chính là địa điểm nằm cách xa trung tâm thành phố (trên dưới 10 km), khơng dễ tìm, cộng thêm giao thơng xuống cấp, bụi và nhiều ổ gà, dịch vụ

khơng có điểm khác biệt so với các cơ sở ngay trong lòng thành phố. Nhất là Khu du lịch sinh thái – lễ hội Về Nguồn lại nằm ở chân Núi đá và trên núi là nghĩa trang thành phố, ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước và khơng khí. Vì vậy, lượng khách du lịch đến đây rất ít, chủ yếu dành cho lứa tuổi trung niên hội họp hay thanh thiếu niên thành phố tụ tập các kì nghỉ. Cổng vào của hai nơi này rất nhiều bụi cây, cỏ, gạch vữa, đất đá gần giống như bỏ hoang, rất mất mĩ quan.

Ngồi các điểm ăn uống tích hợp trong các điểm vui chơi giải trí, phố núi Pleiku cịn có những qn ăn gia truyền nổi tiếng (thâm niên khoảng 30,40 năm) tạo thành mạng lưới ẩm thực đường phố mà bất kì du khách nào đến đây cũng tìm bằng được: Phở khơ bị Hồng (24 Nguyễn Văn Trỗi); Lụi bà Sáu (122 Cao Bá Quát);

Bánh xèo bà Tám (05 Trần Bình Trọng); Bánh canh bà Bảy (đường Cù Chính Lan).

Bên cạnh đó là các nhà hàng nổi tiếng hút khách và giá cả hợp lý (Phụ lục 3.3).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch thành phố pleiku, tỉnh gia lai (Trang 70 - 73)