Vốn đầu tư phân theo lĩnh vực kinh tế của thành phố Pleiku

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch thành phố pleiku, tỉnh gia lai (Trang 102 - 109)

giai đoạn 2009 – 2013 ( Đơn vị tính: Triệu đồng)

2009 2010 2011 2012 2013 TỔNG SỐ 1.936.82 5 2.453.82 3 2.741.78 5 3.908.10 4 3.512.27 3

1. Nông lâm nghiệp, thủy sản 41.320 50.505 56.301 89.754 81.012

2. Khai khống 5.320 5.150 5.420 7.931 6.912

3. Cơng nghiệp chế biến, chế

tạo 206.328 260.140 290.120 369.017 330.755

4. Sản xuất, phân phối điện, khí

đốt, 503.260 628.037 703.089 1.262.60 2 1.159.16 1 5. Cấp nước, xử lý rác thải 345.320 428.110 479.560 689.723 599.582 6. Xây dựng 170.980 218.350 245.080 587.797 528.264 7. Buôn bán và sửa chữa ô tô 82.870 113.180 126.650 172.185 154.687 8. Vận tải kho bãi 58.230 72.154 80.462 86.819 78.312 9. Dịch vụ lưu trú và ăn uống 33.860 39.200 43.920 51.710 45.612 10. Thông tin và truyền thơng 104.553 131.800 147.450 86.102 77.541 11. Tài chính, ngân hàng, bảo

hiểm 10.160 14.232 16.970 31.796 28.647 12. Kinh doanh bất động sản 9.405 12.760 13.750 9.854 8.021 13. Khoa học và công nghệ 5.610 6.880 8.020 9.540 8.183 14. Hành chính và dịch vụ hổ trợ 1.409 1.530 1.820 954 833 15. Tổ chức chính trị - xã hội 61.766 71.380 81.102 62.110 54.841 16. Giáo dục – đào tạo 78.970 110.420 123.408 115.406 103.541 17. Y tế và cứu trợ xã hội 64.641 84.185 92.897 98.130 88.117 18. Vui chơi, giải trí 31.973 37.170 38.980 51.184 46.200 19. Hoạt động dịch vụ khác 120.850 167.640 186.786 125.490 111.512

Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Pleiku 2013

Hoạt động quảng bá du lịch: Thời gian gần đây, công tác xúc tiến và quảng

bá du lịch thành phố Pleiku ngày càng được chú trọng và không tách rời với du lịch tỉnh. Trong những năm qua, Sở VHTT&DL tỉnh Gia Lai cùng Phòng VH-TT-TT đã

tranh thủ sự hỗ trợ của các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố trong nước để tổ chức và tham gia nhiều hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch.

Phối hợp tổ chức Hội thảo phát triển Du lịch khu vực Tam giác phát triển (Gia Lai - 2008); tham gia Hội chợ Du lịch ITE HCMC 2008 tại thành phố Hồ Chí Minh; Hội chợ Triển lãm Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Hà Nội - 2009); Hội thảo Phát triển Du lịch khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ (Gia Lai - 2010); Gặp gỡ các doanh nghiệp lữ hành theo chương trình khảo sát của Tổng cục Du lịch (2009). Đặc biệt, sự kiện "Festival Cồng chiêng Quốc tế 2009” tổ chức thành công tại Pleiku đã tạo tiếng vang và dấu ấn quan trọng trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch thành phố đồng thời tạo điều kiện để thu hút đầu tư và mở rộng quan hệ hợp tác phát triển du lịch với các thành phố, địa phương và vùng trong nước.

Bên cạnh đó, phịng VH-TT-TT thành phố cũng đã phát hành ấn phẩm VCD “Ấn tượng Pleiku” năm 2010, góp phần quảng bá du lịch Pleiku đến với du khách. Tuy nhiên, chất lượng ấn phẩm còn nghèo nàn, chưa đủ sức hấp dẫn và phạm vi lưu hành rất hẹp. Thành phố cũng khơng có trang web giới thiệu và cập nhật về du lịch, du khách muốn tìm hiểu du lịch thành phố thì chỉ có thể tìm hiểu trên trang web của Sở VHTT&DL30, Cổng thơng tin trực tuyến thành phố Pleiku31 và các công ty du lịch trên địa bàn nhưng nội dung rất sơ sài và không thiết thực, cập nhật.

Biểu đồ 2.15: Các nguồn cung cấp tin tức du lịch thành phố Pleiku cho du khách32

Một vấn đề khác cần lưu tâm là hiện tại Pleiku khơng có bản đồ du lịch thành phố, khách du lịch khi đến đây thường sử dụng bản đồ du lịch Gia Lai, trên đó chỉ có Biển Hồ và Làng văn hóa du lịch Plei Ốp trong khi các điểm du lịch rất hấp dẫn du khách như Chùa Minh Thành, Công viên Đồng Xanh, Cơng viên Diên Hồng... lại khơng có tên trên bản đồ. Hơn nữa, các biển báo chỉ dẫn rất ít và sơ sài, du khách thường phải hỏi đường – đây là một khó khăn khơng nhỏ với khách quốc tế do rào cản ngôn ngữ. Đơn cử như trường hợp Biển Hồ, khơng có biển báo chỉ

30 http://vhttdl.gialai.gov.vn

31 pleiku . gia lai.gov.vn

44% 28% 4% 17% 7% Khách nội địa

Phương tiện truyền thông Internet Sách, báo, tạp chí Bạn bè, người thân Khác (cơng vụ) 36% 27% 10% 27% Khách quốc tế Cơng ty du lịch Bạn bè, người thân Tạp chí, sách Internet

dẫn và cũng khơng có biển đề tên. Do khơng có nhiều thơng tin về điểm du lịch, cũng khơng dễ liên hệ các hướng dẫn viên du lịch (trong trường hợp khách tự tổ chức, không theo tour), nên đa phần khách du lịch chỉ lựa chọn thành phố làm điểm dừng chân cho một hành trình dài.

Thực tế cho thấy, công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch của thành phố vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của du khách cũng như chưa bắt kịp thị hiếu, xu thế du lịch đồng thời chưa tạo dựng được thương hiệu du lịch Pleiku trên bản đồ du lịch Tây Nguyên cũng như trong cả nước. Nội dung triển khai công tác xúc tiến và quảng bá du lịch chưa đồng bộ, tính chuyên nghiệp chưa cao, thiếu sự phối hợp từ các doanh nghiệp du lịch cũng như thiếu sự liên kết với các địa phương lân cận nên chưa mang lại hiệu quả cao.

2.5 Phát triển du lịch vì cộng đồng dân cư địa phương

Hiện nay, du lịch cộng đồng là một nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của nhiều quốc gia trên thế giới, với mục tiêu mang lại lợi ích chung cho cộng đồng địa phương, đặc biệt cho các cộng đồng ở miền núi, hải đảo, nông thôn. Tuy nhiên, mỗi cơ quan, tổ chức kinh tế - xã hội lại có những định nghĩa riêng, xuất phát từ nhiều góc độ tiếp cận:

Pachamama (Tổ chức hướng đến giới thiệu và bảo tồn văn hóa bản địa khu vực Châu Mỹ) đã đưa ra quan điểm của mình như sau: “Du lịch cộng đồng là loại

hình du lịch mà du khách từ bên ngoài đến với cộng đồng địa phương để tìm hiểu về phong tục, lối sống, niềm tin và được thưởng thức ẩm thực địa phương. Cộng đồng địa phương kiểm sốt cả những tác động và những lợi ích thơng qua q trình tham gia vào hình thức du lịch này, từ đó tăng cường khả năng tự quản, tăng cường phương thức sinh kế và phát huy giá trị truyền thống của địa phương”.

Istituto Oikos (Tổ chức hướng đến hỗ trợ các nghiên cứu, huy động nguồn lực tài chính trong cơng tác bảo tồn mặt sinh thái tự nhiên và nhân văn cho các quốc gia đang phát triển trên thế giới) lại đề cập đến nội dung của du lịch cộng đồng theo hướng: “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mà du khách từ bên ngồi đến và có

cộng đồng ở nơng thơn hoặc các cộng đồng nghèo hoặc sinh sống ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn). Thơng qua đó du khách có cơ hội khám phá mơi trường thiên nhiên hoang dã hoặc tìm hiểu các giá trị về văn hóa truyền thống, tơn trọng tư duy văn hóa bản địa. Cộng đồng địa phương có cơ hội thụ hưởng các lợi ích kinh tế từ việc tham gia vào các hoạt động khám phá dựa trên các giá trị về tự nhiên và văn hóa xã hội tại khu vực cộng đồng địa phương sinh sống”.

Tại Việt Nam, du lịch cộng đồng đã đem lại những lợi ích khơng nhỏ về mặt kinh tế - xã hội cho người dân ở các vùng sâu vùng xa. Nhân tố chính đóng góp cho sự thành cơng của loại hình du lịch này chính là cộng đồng địa phương. Họ có mối quan hệ mật thiết trong vấn đề khai thác tài nguyên du lịch để hình thành nên các hoạt động, loại hình và sản phẩm du lịch. Ngồi ra, một điều kiện có ý nghĩa quyết định đến phát triển du lịch cộng đồng đó là các đặc trưng thiên nhiên và văn hóa bản địa hiện đang lưu giữ.

Những năm trở lại đây, tỉnh Gia Lai nói chung và thành phố Pleiku nói riêng đạt tốc độ tăng trưởng cao về đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó, các yếu tố tiền đề cho du lịch cộng đồng cũng bị mai một: nhà cao tầng thay thế cho nhà sàn, nhà Rơng chỉ cịn là biểu trưng, nhà mồ bị biến tấu nhiều, lễ hội chuyển sang phục dựng là chính, tập quán thay đổi, rừng bị tàn phá dẫn đến mơi trường sống bị ảnh hưởng... Như trên cũng đã nói, do thu nhập từ nghề làm nhạc cụ và nghề dệt truyền thống khơng đc bao nhiêu, nên ít nhiều cư dân bản địa khơng cịn lưu giữ được nét đặc sắc của văn hóa truyền thống Jrai. Trong khi đó, để phát triển du lịch cộng đồng mà khách quốc tế là đối tượng chính, thành phố Pleiku cần đảm bảo cung ứng được những yêu cầu cơ bản của họ. Thực tế lượng khách quốc tế đến và lưu trú lại Pleiku cho thấy thành phố khó có thể phát triển loại hình du lịch cộng đồng. Làng văn hóa du lịch Plei Ơp - nơi được cho rằng cịn nhiều yếu tố văn hóa truyền thống, giờ cũng chỉ là một điểm dừng chân, qua đường thậm chí rất vắng bóng du khách quốc tế cũng như nội địa.

Mặt khác, thành phố Pleiku vốn là nơi hội tụ của dân thập phương. Cộng đồng nơi đây đa phần là dân tỉnh khác, vùng khác đến định cư, ngụ cư (người Nam,

riêng có của con người, ẩm thực phố núi: vừa mang hương vị, đặc trưng của các vùng miền trên cả nước vừa được thích nghi, gia giảm cho phù hợp với thiên nhiên nơi đây. Họ chủ yếu cung ứng các dịch vụ hàng hóa, ăn uống, vận tải hoặc làm nhân viên, lễ tân trong các công ty du lịch, khách sạn. Theo kết quả khảo sát lĩnh vực hoạt động du lịch của cộng đồng địa phương, tác giả thống kê được: Nhân viên nhà hàng – khách sạn (13/30 phiếu chọn); Nhân viên Bảo tàng (1/30 phiếu chọn); Trông xe (1/30 phiếu chọn); Dịch vụ chụp ảnh (1/30 phiếu chọn); Ban quản lý (3/30 phiếu chọn); Bảo vệ (1/30 phiếu chọn); Kinh doanh nhà hàng (2/30 phiếu chọn); Hàng lưu niệm (2/30 phiếu chọn), Bán đồ ăn vặt (1/30 phiếu chọn); Taxi (2/30 phiếu chọn); Lao công (2/30 phiếu chọn); Dịch vụ cho thuê xe ngựa (1/30 phiếu chọn). Về số giờ làm việc của họ: 13 phiếu chọn “Trên 8 tiếng/1 ngày”, 17 phiếu chọn “Từ 4-8 tiếng/ 1 ngày”. Về số ngày làm việc: 19 phiếu chọn “Cả tháng”, 11 phiếu chọn “Có ngày nghỉ (1-3 ngày)”. Khi được hỏi về sự tham gia của các thành viên khác trong gia đình vào hoạt động du lịch: 03 phiếu chọn “Có” (Gia đình kinh doanh Nhà hàng, khách sạn) và 27 phiếu chọn “Khơng”. Lí do chọn “Khơng” chiếm đa số bởi họ đều cho rằng cung ứng dịch vụ du lịch rất vất vả, gị bó thời gian, thu nhập đa phần đủ sống. Tuy vậy, du lịch sộng đồng dù ít dù nhiều cũng có những tác động tích cực đến mức sống gia đình: 06 phiếu chọn “Như cũ”, 22 phiếu chọn “Tăng chút ít”và 02 phiếu chọn “Tăng mạnh” so với trước khi tham gia hoạt động du lịch.

tham gia vào hoạt động du lịch 33

Một vấn đề khác cũng cần phải lưu tâm khi phát triển du lịch cộng đồng, đó là tác động của hoạt động du lịch đến truyền thống gia đình: 13 phiếu chọn “Biến đổi tích cực” (Con cái có điều kiện giao lưu, tiếp xúc nhiều nền văn hóa sẽ mạnh dạn và hiểu biết hơn), 14 phiếu chọn “Không biến đổi’ và 03 phiếu chọn “Biến đổi tiêu cực” (Sự du nhập các tư tưởng, văn hóa mới khơng phù hợp đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt). Nhìn chung, theo nhìn nhận và đánh giá từ góc độ của cộng đồng địa phương, hầu hết người dân cho rằng, thành phố cần một bước chuyển mình lớn, định hình lại từ chính sách, quy hoạch, nguồn vốn đến nâng cao trình độ và ý thức người dân khi tham gia hoạt động du lịch.

Biểu đồ 2.17: Đánh giá khó khăn trong hoạt động phát triển du lịch tại thành phố Pleiku của cộng đồng địa phương34 thành phố Pleiku của cộng đồng địa phương34

2.6. Du lịch Pleiku trong tương quan du lịch tỉnh Gia Lai

Theo nguồn tin từ Sở VHTT&DL Gia Lai, lịch sử phát triển du lịch của tỉnh bắt đầu từ mốc 1992 đến nay, trải qua 3 giai đoạn: 1992 – 2001 (giai đoạn sau mở cửa nền kinh tế, thu hút một lượng lớn du khách quốc tế đến tìm hiểu những nét văn hóa cịn hoang sơ và thuần túy); 2001 – 2010 (giai đoạn có nhiều sự kiện chính trị

nổ ra, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển du lịch cũng là giai đoạn thực hiện Chiến lược phát triển du lịch quốc gia 2001 -2010); 2010 – nay (du lịch đi vào ổn định và có chiều hướng khởi sắc).

Các số liệu du lịch được thống kê cho thấy: lượng khách đến Gia Lai chủ yếu là khách nội địa với mục đích cơng vụ - thương mại, cịn lượng khách du lịch thuần túy chiếm tỷ lệ nhỏ (khoảng 20% trong tổng lượt khách). Tốc độ tăng trưởng của khách đạt 12%/năm, đây là mức tăng khá, tuy nhiên do xuất phát điểm của du lịch Gia Lai thấp nên so với mức tăng của lượng khách toàn vùng Tây Nguyên tốc độ tăng trưởng khách của tỉnh Gia Lai vẫn ở mức thấp và chỉ chiếm 4,57% tổng lượng khách so với toàn vùng (lượng khách quốc tế chiếm 3,60% và lượng khách nội địa chiếm 4,72%). Năm 2013 vừa qua, dù tiếp tục chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nhưng du lịch Gia Lai vẫn giữ mức tăng trưởng ổn định. Tổng lượt khách đến Gia Lai trong năm đạt 196.190 lượt, giảm 2,4 % so với cùng kỳ; khách quốc tế đạt 7.390 lượt giảm 3,5 % so với cùng kỳ; khách nội địa ước đạt 188.800 lượt, giảm 2,3 % so với cùng kỳ. Tổng doanh thu du lịch đạt 182.288 tỷ đồng tăng 2 % so với năm 2012. Doanh thu lưu trú và doanh thu từ dịch dịch vụ ăn uống (chủ yếu phục vụ hội thảo, hội nghị của khách địa phương) chiếm tỷ trọng cao và tăng cao trong tổng doanh thu du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch thành phố pleiku, tỉnh gia lai (Trang 102 - 109)