Các loại phương tiện được khách nội địa sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch thành phố pleiku, tỉnh gia lai (Trang 75 - 77)

để đến thành phố Pleiku16

2.2 Thị trường du lịch và doanh thu du lịch

2.2.1 Thị trường du lịch

Thị trường trọng điểm: Những năm qua, thành phố Pleiku thu hút khá mạnh

bộ, vùng Tây Nam bộ (theo tuyến quốc lộ 14, quốc lộ 25 và quốc lộ 19); các tỉnh phía Bắc (theo tuyến quốc lộ 14, quốc lộ 19, đường Trường Sơn Đông); các tỉnh duyên hải miền Trung (theo tuyến quốc lộ 19, quốc lộ 25, đường Trường Sơn Đông) và các tỉnh lân cận trong vùng (theo tuyến quốc lộ 14).

Cùng với đó, Pleiku cũng thu hút dịng khách quốc tế đến từ các nước Đông Nam Á (chủ yếu từ Campuchia, Lào, Thái Lan với loại hình du lịch caravan hoặc xuất - nhập cảnh qua cửa khẩu đường bộ như: Bờ Y (tỉnh Kon Tum), Lệ Thanh (tỉnh Gia Lai), Bu Prăng, Đăk Pơ (tỉnh Đăk Nông), Nam Giang (tỉnh Quảng Nam), Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị) theo tuyến quốc lộ 14, quốc lộ 19, đường Trường Sơn Đông); các nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...). Đồng thời, thông qua các thị trường gửi khách chính trong nước như thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Quy Nhơn theo tuyến du lịch “Con đường Di sản miền Trung”, “Con đường huyền thoại Trường Sơn”, “Con đường xanh Tây Ngun”, thành phố cũng tiếp đón một phần khơng nhỏ thị trường khách cao cấp đến từ các nước Tây Âu (Thụy Sĩ, Pháp, Đức, Anh, Hà Lan, Ý, Tây Ban Nha...), Bắc Mỹ (Mỹ, Canada...) và Đông Âu (Nga, Ucraina...)17.

Thị trường tiềm năng: Với cơ sở kết cấu hạ tầng ngày càng hoàn thiện, khu

thương mại cửa khẩu phát triển, đồng thời việc hình thành nhiều tập đồn kinh tế lớn có tiềm lực về văn hóa, thể thao như: Hồng Anh Gia Lai, Đức Long... thì lượng khách nội địa đến thành phố Pleiku với loại hình du lịch tham quan kết hợp công vụ, thương mại hoặc tham gia các sự kiện văn hóa, thể thao có xu hướng tăng mạnh, mở ra cơ hội cho ngành du lịch thành phố khai thác thị trường đầy tiềm năng này.

Những năm gần đây, do tác động của thị trường du lịch thế giới, dòng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng. Vì vậy, định hướng phát triển du lịch tỉnh Gia Lai và thành phố Pleiku đến năm 2020 chú trọng phát triển thị trường khách quốc tế, hướng tới: Du khách quốc tế đã đến các tỉnh ven biển miền Trung, chủ yếu là khách Tây Âu, Đông Âu và Bắc Mỹ (hiện đang có xu hướng tăng nhanh trong cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam) với loại hình thu hút chính là du lịch sinh thái và tìm hiểu đời sống văn hóa của đồng bào; Du khách quốc tế đến từ các nước Đông

Nam Á, Đông Bắc Á theo tuyến Hành lang kinh tế Đông Tây nối từ Myanmar – Thái Lan – Lào đến Việt Nam và theo tuyến du lịch “Con đường Di sản Đông Dương” kết nối các di sản thế giới: AngKor (Campuchia); Watphu, Luongphabang (Lào); Huế, Hội An, Mỹ Sơn (Việt Nam) với loại hình du lịch chủ yếu là tham quan thắng cảnh kết hợp thương mại, công vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch thành phố pleiku, tỉnh gia lai (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)