Đánh giá của cộng đồng địa phương về điểm thu hút

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch thành phố pleiku, tỉnh gia lai (Trang 97 - 99)

khách du lịch tại thành phố Pleiku 25

Trong thời gian thực địa tại thành phố, tác giả đã tìm hiểu và được biết lễ bỏ mả vẫn được một số đồng bào tổ chức nhưng trong phạm vi giới hạn người tham gia, tuyệt đối hạn chế người ngoài (du khách) bởi đã có tiền lệ, du khách khơng tơn trọng phong tục tập quán của họ, lấy trộm tượng nhà mồ, đồ vật thờ cúng... Lễ bỏ

mả bây giờ chủ yếu làm theo phong tục tang ma người Kinh. Nhiều yếu tố truyền thống được cắt giảm cho phù hợp với điều kiện, thời gian và cuộc sống của các thành viên gia đình. Khả năng duy trì lễ cúng lúa giữa mùa của người Gia rai ở thành phố Pleiku cũng rất hạn chế. Thông qua khảo sát, hiện nay cả xã Gào, thành phố Pleiku chỉ cịn hộ gia đình ơng Puih Deo và bà Rơ Châm Blân thực hiện. Nguyên nhân do diện tích quỹ đất trồng rẫy khơng cịn, đa số đã chuyển sang trồng cà phê, cây cao su, hồ tiêu… Kinh tế được cải thiện, người dân khơng cịn mặn mà với nghi lễ truyền thống và cũng do ảnh hưởng của các tôn giáo và các luồng tư tưởng mới du nhập. Đồng thời, hiện trạng bảo tồn lễ đâm trâu trên địa bàn thành phố rất đáng báo động. Nó chỉ cịn được duy trì ở làng Ốp, phường Hoa Lư, với số lượng nghệ nhân có thể tái hiện dừng ở con số 03 người. Do q trình xã hội hóa mà tập quán này chủ yếu được tái hiện qua truyền miệng. Xung quanh lễ hội này tồn tại nhiều ý kiến trái chiều. Khơng ít người cho rằng việc trói một con vật để nhiều người dùng giáo mác đâm nó và dân xung quanh reo hò trước cái chết từ từ, hết sức đau đớn của nó là một cảnh phi nhân và khơng thể biện minh. Mặt khác, lễ hội ngày nay bị bóp méo nhiều so với truyền thống. Trong lễ khánh thành nhà rông làng Ốp, già làng và dân làng thay vì cùng nhau góp cơng góp của chuẩn bị lễ hội thì lại “được” mời ra làm lễ đâm trâu. Mọi thứ: con trâu, rượu cần, cây nêu, dây dắt mũi… đều được Nhà nước bỏ tiền ra đặt làm. Nhiệm vụ của dân làng là đâm trâu, uống rượu cần để “diễn” cho du khách xem. Sự xuất hiện của các trò chơi hiện đại trong các lễ hội cũng làm biến tướng mục đích tâm linh, giao lưu, giải trí vốn có. Điểm tham quan du lịch: Nhìn chung, các điểm tham quan du lịch của thành phố Pleiku có sức hút với khách nội địa hơn so với khách quốc tế 26. Kết quả khảo sát du khách cho thấy:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch thành phố pleiku, tỉnh gia lai (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)