Các hình thức tổ chức du lịch của khách nội địa đến thành phố Pleiku

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch thành phố pleiku, tỉnh gia lai (Trang 90 - 97)

Mặt khác, các công ty du lịch của thành phố hiện đang có xu hướng cổ phần hóa với sự tham gia của ngân sách Nhà nước. Đây là sự lựa chọn có lợi cho cả đơi bên. Trên thực tế, các doanh nghiệp Nhà nước thường thiếu sự năng động, cầu tiến trong môi trường cạnh tranh. Ngược lại, các doanh nghiệp tư nhân rất năng động nhưng nhiều rủi ro và thiếu lợi thế. Khi tham gia vào quá trình này, các doanh nghiệp sẽ tiếp nhận nhiều đặc quyền hơn, môi trường phát triển mở rộng hơn, mạnh hơn về đóng góp xã hội đồng thời vẫn duy trì kĩ năng phát triển tự thân, hứa hẹn một triển vọng tươi sáng cho du lịch Pleiku nói chung và du lịch Gia Lai nói riêng. 2.3.3 Nguồn nhân lực du lịch

Trên đà phát triển du lịch tỉnh Gia Lai, du lịch thành phố Pleiku cũng đang khởi sắc, đòi hỏi cung ứng ngày càng cao nguồn nhân lực có chất lượng trong xu thế hội nhập và cạnh tranh. Số liệu thống kê của Phòng VH-TT-TT Pleiku cho thấy chất lượng nguồn nhân lực du lịch thành phố khá cao cả về chuyên môn nghiệp vụ (79,9 %) và trình độ ngoại ngữ (42,1%). Có được kết quả này là vì các cơng ty du lịch, các khách sạn hạng sao cùng các nhà hàng lớn của thành phố thường xuyên tạo môi trường cạnh tranh theo quy luật đào thải và định kỳ mở các lớp tập huấn hoặc cho nhân viên đi tập huấn trên Sở. Tuy nhiên, số lượng nhân viên được đào tạo bài bản theo chương trình của Sở không nhiều, theo như khảo sát cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch: 13 phiếu chọn “Có” và 17 phiếu chọn

“Khơng” tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch của chính quyền địa phương. Về trình độ học vấn, kết quả khảo sát ở 08 công ty du lịch, 10 khách sạn và 10 nhà hàng, kết quả thu được như sau: nhân lực có trình độ đại học là 30 người (9 %), cao đẳng là 60 (18 %), trung cấp là 150 (46%) và trung học phổ thông là 90 (27 %). Do ngành dịch vụ du lịch so với mặt bằng chung các ngành dịch vụ đem lại thu nhập khá cao, vì thế thu hút khá đơng nguồn nhân lực có trình độ học vấn và ngoại ngữ.

Bảng 2.5: Thực trạng nguồn nhân lực du lịch thành phố Pleiku năm 2013

Chỉ tiêu Tổng cộng Quản Lữ hành Lễ Tân Buồng Phòng Bàn, Bar Bếp

Phân loại lao động 831 162 253 105 101 140 70

Có nghiệp vụ (người) 664 162 195 85 80 90 52 Tỷ trọng (%) 79,9 100 77 80.9 79,2 64,2 74,2 Chưa có nghiệp vụ (người) 167 0 58 20 21 50 18 Tỷ trọng (%) 20,1 0 23 19,1 20,8 35,8 25,8 Có ngoại ngữ (người) 350 150 90 60 7 40 3 Tỷ trọng (%) 42,1 92,5 35,5 57,1 6,9 28,5 4,2 Chưa có ngoại ngữ (người) 481 12 163 45 94 100 67 Tỷ trọng (%) 57,9 7,5 64,5 42,9 93,1 71,5 95,8

Nguồn: Phịng Văn hóa – Thơng tin – Thể thao Pleiku

Đáng chú ý là trong lĩnh vực lữ hành, đội ngũ hướng dẫn viên của các công ty cịn rất hạn chế, điển hình như Cơng ty cổ phần lữ hành Gia lai xanh, hiện chỉ có 02 hướng dẫn viên và 05 cộng tác viên du lịch. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực lễ tân và buồng - bàn, chất lượng nguồn nhân lực của các cơ sở lưu trú Nhà nước không được cao, đa số nhân viên đều đã có tuổi, chất lượng phục vụ không được tốt. Tại Nhà khách Cơng đồn, 100% nhân viên từ lễ tân đến dọn phòng đều ở khoảng 30 tuổi–

55 tuổi, trình độ ngoại ngữ kém và thiếu trách nhiệm với công việc, về sớm trước giờ làm, 2-3 ngày thay ga trải giường cho khách một lần..

Biểu đồ 2.10: Đánh giá chất lượng HDV du lịch của du khách tại thành phố Pleiku23

Trong quá trình thực địa (1/2014), tác giả đã khảo sát thực trạng nhân lực tại Nhà lao Pleiku, nơi đây thường xun khơng có người trực. Trên giấy tờ, nhiệm vụ quản lý, đón khách nhà lao được giao cho 02 cán bộ của phịng Nghiệp vụ văn hóa, thuộc Sở VHTT&DL tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên trên thực tế, người trực nhà lao chỉ có mặt khi có đồn khách đến (đã đặt lịch trước) để đón khách và đảm nhiệm thuyết minh viên tại điểm. Chỉ có những dịp lễ kỉ niệm thì có người trực giờ hành chính, như: Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2), Ngày Giải phóng hồn tồn Miền Nam (30/4), Cách mạng Tháng Tám (19/8), Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12). Những ngày này, nhà lao được chọn làm nơi kết nạp Đội, Đoàn cho các em học sinh trên địa bàn thành phố và là địa điểm gặp gỡ của các cựu chiến binh thăm lại chiến trường xưa. Cịn những ngày bình thường, khách du lịch đi lẻ muốn vào thăm rất bất tiện, nhà lao khơng mở cửa và khơng có người trơng xe, trước cổng là vỉa hè - có thể để ơ tơ nhưng xe máy thì khơng an tồn. Đây là một

14% 24% 8% 54% Khách nội địa Mức độ 3-3,5 Mức độ 4-4,5 Mức độ 5 Không sử dụng 48% 26% 13% 13% Khách quốc tế Mức độ 2-2,5 Mức độ 3-3,5 Mức độ 4-4,5 Mức độ 5

vấn đề nan giải do nguồn nhân lực du lịch văn hóa cịn thiếu, khi mà các cán bộ Sở VHTT&DL phải cùng lúc gánh vác nhiều trọng trách, đôi khi không thể thực hiện tốt nhiệm vụ được giao cũng là điều dễ hiểu.

2.3.4 Hệ thống cụm, tuyến, điểm liên kết du lịch

Mặc dù cùng một phơng nền văn hóa, nhưng mỗi tỉnh, thành, huyện thuộc khu vực Tây Nguyên lại có những đặc trưng riêng, do tác động của con người và môi trường sinh sống. Đặc điểm này đưa tới sự hình thành hệ thống cụm, tuyến, điểm liên kết du lịch vơ cùng đa dạng về loại hình và phong phú về bản sắc, hoạt động theo nguyên tắc liên kết để cùng tồn tại và phát triển.

Cụm du lịch: Do tác động của quá trình phát triển kinh tế - xã hội và các yếu

tố khách quan, không gian phát triển du lịch của tỉnh Gia Lai hình thành 04 cụm du lịch chính làm động lực (Phía Bắc - Pleiku và vùng phụ cận, phía Nam - Ayun Pa và phụ cận, phía Đơng - An Khê và phụ cận, phía Tây – Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh) và 04 cụm du lịch phụ trợ (Ia Ly, Chư Sê – Chư Păh, Mang Yang, Kbang). Trong đó Cụm phía Bắc - Pleiku và phụ cận được xác định là cụm trung tâm, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với du lịch Gia Lai. Tài nguyên du lịch tiêu biểu của cụm trung tâm là loại hình du lịch văn hóa và du lịch sinh thái, với các sản phẩm du lịch: Du lịch tham quan thắng cảnh kết hợp giải trí: khai thác các điểm thu hút chính như Lâm viên Biển Hồ (thành phố Pleiku), thác Chín Tầng (huyện Ia Grai), thác Lệ Kim (huyện Ia Grai), hồ Ia Băng (huyện Đăk Đoa)...

Du lịch văn hóa – lịch sử: khai thác nhu cầu tham quan lễ hội, tìm hiểu tập quán sinh sống, văn hóa cồng chiêng với những nét điển hình của đồng bào dân tộc thiểu số ở Làng văn hóa du lịch Plei Ốp (thành phố Pleiku); tham quan các di tích lịch sử và các cơng trình văn hóa đương đại như di tích Nhà lao Pleiku, Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên, Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Gia Lai và Kon Tum, Bảo tàng tổng hợp tỉnh Gia Lai, Chùa Minh Thành... và các di tích lịch sử khác: Bến đị A Sanh (huyện Ia Grai), di tích Núi Hàm Rồng (ngoại ơ Pleiku) Du lịch vui chơi giải trí, thể thao: khai thác các hoạt động giải trí tại các điểm như Cơng viên Đồng Xanh, Cơng viên Diên Hồng, Khu vui chơi giải trí Đại Vinh

Gia Trang, Khu du lịch sinh thái lễ hội Về nguồn, Cơng viên văn hóa các dân tộc Gia Lai, Học viện bóng đá Hồng Anh Gia Lai – ASENAL,…

Du lịch nghỉ dưỡng: khai thác lợi thế vùng tiểu khí hậu ơn hòa Biển Hồ với hoạt động nghỉ dưỡng, an dưỡng hưu trí tại các khách sạn cao cấp tại thành phố. Du lịch MICE (du lịch kết hợp công vụ), du lịch kết hợp tham gia các sự kiện văn hóa thể thao, hội họp, ký kết hợp đồng thương mại...

Tuy nhiên, cụm du lịch này không tạo được sức hút với đối tượng khách quốc tế, nguồn khách chỉ giới hạn trong khách nội địa trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận: Kon Tum, Bình Định, Đắc Lắc,... Lí do chủ yếu vì thị hiếu của khách quốc tế - thường thích tìm đến các vùng cịn hoang sơ, chưa bị khai thác nhiều trong khi thành phố Pleiku và vùng phụ cận lại có kinh tế - xã hội phát triển, cơ sở hạ tầng kĩ thuật được nâng cấp hiện đại đồng nghĩa với việc các yếu tố thuần chất bị biến đổi và mất đi. Cùng với đó, khách nội địa lựa chọn cụm này thường là đối tượng khách công vụ tranh thủ kết hợp du lịch hoặc các gia đình, cá nhân khơng có điều kiện về thời gian và tiền bạc, mong muốn tìm sự thay đổi cho cuộc sống hàng ngày.

Tuyến du lịch: Hiện nay, ngành du lịch tỉnh Gia Lai nói chung và thành

phố Pleiku nói riêng đang phối hợp triển khai các tuyến nội địa liên vùng theo hình thức đường bộ là chính. Các tuyến này là những nhánh nhỏ nằm trong hệ thống Tuyến du lịch quốc gia và vùng như: “Con đường Di sản miền Trung“, “Con đường xanh Tây Nguyên“, “Con đường Hồ Chí Minh huyền thoại“...: Pleiku – Tuy Hịa – Nha Trang – Phan Thiết – Thành phố Hồ Chí Minh (theo quốc lộ 19, 1A). Pleiku – Buôn Ma Thuột – Gia Nghĩa – Các tỉnh vùng Đơng Nam – Thành phố Hồ Chí Minh (theo quốc lộ 14, 13). Pleiku – Buôn Ma Thuột – Đà Lạt (theo quốc lộ 14, 27). Pleiku – Buôn Ma Thuột – Nha Trang (theo quốc lộ 14, 26). Pleiku – Quy Nhơn – Tuy Hòa – Nha Trang (theo quốc lộ 19, 1A). Pleiku – Tuy Hòa – Nha Trang (theo quốc lộ 25, 1A). Pleiku – Quy Nhơn – Quảng Ngãi – Hội An – Đà Nẵng (theo quốc lộ 19,1A). Pleiku – Măng Đen – Hội An – Đà Nẵng (theo đường Trường Sơn Đông). Pleiku – Kbang – Măng Đen – Quảng Ngãi – Dung Quất (theo đường Trường Sơn Đông, quốc lộ 24 qua đèo Violắc). Qua q trình thực địa tại các cơng

ty du lịch, tác giả đã khảo sát được trong các tuyến trên, tuyến “Pleiku–Tuy Hịa– Nha Trang–Phan Thiết–Thành phố Hồ Chí Minh” hoạt động hiệu quả nhất với sự phối hợp chặt chẽ, khoa học và ln có một lượng khách đảm bảo nhất định.

2.4. Sản phẩm du lịch và quảng bá du lịch 2.4.1 Sản phẩm du lịch 2.4.1 Sản phẩm du lịch

Sản phẩm lưu niệm: Nhìn chung, các mặt hàng lưu niệm của thành phố khá

trùng lặp, chưa tạo được sự riêng biệt so với các tỉnh, thành khác trong khu vực. Vì vậy, thị trường tiêu thụ hẹp dẫn đến hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Bên cạnh số ít các sản phẩm tạo nên thương hiệu thành phố như: cà phê Thu Hà, nhạc cụ dân tộc làng Chuét, sản phẩm dệt làng Fung thì các sản phẩm còn lại đều được nhập từ các địa phương của tỉnh như: Muối kiến vàng, bò một nắng Krông pa, hạt tiêu Chư sê cùng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Thực trạng hiện nay rất đáng phải suy ngẫm, khi mà các sản phẩm ngày càng giảm sút cả về số lượng và chất lượng.

Cà phê từ lâu đã là đặc sản của các tỉnh Tây Ngun. Mỗi tỉnh lại có cho mình

những thương hiệu cà phê nổi tiếng. Tỉnh Gia Lai không ngoại lệ với thương hiệu cà phê Thu Hà – đặc sản phố núi Pleiku hơn 40 năm trở lại đây. Tuy nhiên, chất lượng cà phê của cơ sở này không thể cạnh tranh với cà phê Trung Nguyên và cà phê chồn Đắc Lắc, về cả bản sắc và hương vị. Sản phẩm chủ yếu được sử dụng để phục vụ trực tiếp nhu cầu của người dân sở tại, bởi đa số khách hàng đều công nhận, cà phê Thu Hà ngon ở cách chế biến gia truyền và phù hợp với khí hậu nơi đây. Trên thực tế khảo sát của tác giả, nhiều du khách đã từ chối mua sản phẩm cà phê Thu Hà làm quà lưu niệm vì họ đã từng mua phải hàng giả. Bên cạnh đó, các nhạc cụ dân tộc làng Chuét 24 cũng đang trong tình trạng thị trường hẹp và thiếu nguồn cung. Nghề làm nhạc cụ địi hỏi nhiều cơng đoạn, nhiều thời gian mà thu nhập không được bao nhiêu. Theo thông tin từ Hợp tác xã nhạc cụ làng Chuét, để có tre hay nứa tốt cần phải khai thác ở khu vực rừng núi cách Pleiku gần 50km. Sau đó, loại tre nứa này được cắt thành từng ống cho phù hợp kích cỡ của mỗi loại đàn, gọt đẽo thành những ống vát đem vào kho lưu giữ một năm tròn mới đem ra để tiến

hành các bước tiếp theo. Hơn nữa, yêu cầu nghề nghiệp đòi hỏi các nghệ nhân đều phải chơi thành thạo loại nhạc cụ sẽ làm. Ví dụ, trong làm đàn, khâu cuối cùng là kiểm tra âm thanh khi đã liên kết toàn bộ các thanh tre và đưa lên giá, người kiểm tra cần rất thành thạo và hiểu sâu sắc về đàn mới có thể tạo ra một cây đàn với thanh âm chuẩn nhất. Một người làm lâu năm, một ngày cũng chỉ thu nhập được hơn 50.000đ, đó là một con số rất ít ỏi cho những người tạo ra một sản phẩm nghệ thuật. Đó là một trong những lí do cho sự vắng bóng của các nghệ nhân làm nhạc cụ và sự thưa thớt của các sản phẩm nơi đây. Nghề dệt thổ cẩm cũng khơng tránh khỏi khơng khí ảm đạm, đìu hiu. Phụ nữ Gia rai ngày nay cịn rất ít người tâm huyết với việc giữ gìn nghề dệt truyền thống, các nghệ nhân lớn tuổi đều đã qua đời gần hết. Tại hai làng Fung 1 và Fung 2, xã Biển Hồ còn khoảng trên 50 nghệ nhân cả già cả trẻ, số lượng nghệ nhân bài bản được truyền dạy từ nhỏ và hiện cịn duy trì khoảng 20 nghệ nhân. Có một thực tế là những người am hiểu về hoa văn trang phục của dân tộc mình cịn rất ít, đưa đến việc từ kiểu dáng đến hoa văn truyền thống đều có thể bị lẫn lộn giữa hai tộc người Bahnar, Gia rai mà ngay cả người mặc là người Bahnar, Gia rai cũng không nhận ra. Màu nhuộm cùng nguyên liệu thủ cơng khơng cịn được sử dụng, phổ biến là chỉ màu bán sẵn. Hơn nữa, khi vào các bn làng của người Gia rai ngày nay rất khó bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ uyển chuyển trong bộ trang phục truyền thống và nam thanh niên Gia rai ngày nay thì họ khơng quan tâm đến khố nữa, thậm chí có những người trung tuổi khơng biết cách quấn khố như thế nào. Thay vào đó, giới trẻ Gia rai sử dụng các kiểu trang phục hiện đại: jean, áo phơng,… và tầng lớp trung niên thì mặc quần tây, áo sơ mi,... Thậm chí trang phục cưới hỏi cũng là comple, giày da, váy nhiều tầng. Lý do là vì sự tác động của kinh tế thị trường, của các phương tiện thông tin hiện đại, nhất là thu nhập từ cây cà phê, cao su nên trang phục của người Gia rai đã thay đổi nhanh chóng. Mặt khác, q trình xã hội hóa ngày càng phát triển, trên thị trường xuất hiện rất nhiều sản phẩm may mặc công nghiệp với giá thành rẻ, đa dạng mẫu mã lại không mất nhiều công sức. Để dệt một bộ trang phục mất gần một tháng nhưng thu nhập lại chẳng được là bao so với một ngày cơng lao động bình thường, giá thành một bộ

váy áo dao động từ 700.000đ- 900.000đ, 1 khố từ 200.000đ – 350.000đ... Quần áo truyền thống cũng ko phù hợp để đi làm, ngồi trên các phương tiện giao thông.

Các lễ hội truyền thống: Đã từ lâu, lễ hội truyền thống luôn là niềm tự hào, nơi

lưu giữ bản sắc văn hóa và là yếu tố thu hút du khách của đồng bào Gia rai trên địa bàn thành phố Pleiku. Nhưng ngày nay, nét văn hóa này do tác động của sự phát triển kinh tế - xã hội đã ít nhiều bị mai một. Qua khảo sát các cán bộ quản lý văn hóa, cơng ty du lịch cùng người dân địa phương và các du khách, rất khó để tổ chức cũng như trải nghiệm một lễ hội truyền thống thực thụ. Hiện tại, du khách chỉ có thể chứng kiến các lễ hội được phục dựng mang tính sự kiện văn hóa do các cấp, ban, ngành tổ chức (Điển hình: “Phục dựng Lễ đâm trâu mừng chiến thắng và Lễ bỏ mả”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch thành phố pleiku, tỉnh gia lai (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)