THỰC TRẠNG THỰC THI CÁC CƠNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các công cụ của chính sách tiền tệ ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 38)

TIỀN TỆ TRONG THỜI GIAN QUA

Các cơng cụ để thực hiện CSTT bao gồm : Hạn mức tín dụng, dự trữ bắt buộc, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở, tỷ giá hối đối. Trong thời gian qua, các cơng cụ này đã được thực thi theo hướng phục vụ tích cực cho việc thực hiện các mục tiêu của CSTT.

2.2.1 Hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng là khối lượng tín dụng tối đa mà NHTW cĩ thể cung ứng cho tất cả các NHTM trong thời kỳ nhất định ( năm hay quý ) phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế của thời kỳ đĩ.

Trước tình hình tăng trưởng kinh tế khá cao đi đơi với nhiệm vụ kiềm chế lạm phát và kiểm sốt hợp lý sự ga tăng tín dụng. Từ cơ chế quản lý kinh tế tập trung, NHNN đã áp dụng cơng cụ hạn mức tín dụng và đã kiểm sốt được khối lượng tín dụng của 5 NHTMQD và 17 NHTMCP, khống chế sự gia tăng của tổng phương tiện thanh tốn từ đĩ giảm được tỷ lệ lạm phát ( mối quan hệ giửa hạn mức tín dụng và tỉ lệ lạm phát được thể hiện ở bảng 2.1)

Bảng 2.1 : Hạn mức tín dụng của nền kinh tế

Đơn vị tính : %

Năm Hạn mức tín dụng Tỷ lệ lạm phát Tăng trưởng kinh tế 2007 53,89 8,3 8,5 2008 23,38 22,97 6,3 2009 37,53 6,88 5,3 2010 31,19 9,19 6,8 2011 10,9 18 6,2

Nguồn : Ngân hàng Nhà nước Tất nhiên kết quả về lạm phát là do sự tác động của rất nhiều yếu tố trong đĩ việc khống chế hạn mức tín dụng cũng là một cơng cụ cĩ hiệu quả.

Từ đầu năm 2012 NHNN đã quy định hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các TCTD theo 4 nhĩm : nhĩm I là 17%; nhĩm II là 15%; nhĩm III là 8%. Riêng nhĩm IV nhĩm các ngân hàng được cho là yếu kém cĩ nguy cơ mất an

tồn, phải cơ cấu sắp xếp lại thì khơng được giao hạn mức tăng trưởng tín dụng nào nhưb 3 nhĩm trên.

Việc phân loại tín dụng của NHNN bước đầu được đánh giá là tích cực vì sẽ giúp cải thiện thanh khoản tồn hệ thống, giúp hạn chế tăng trưởng tín dụng của các NHTM ở mức phù hợp hơn, giảm áp lực huy động vốn, giúp mặt bằng lãi suất giảm.

Trong q trình thực hiện, chỉ cĩ các NHTM trong nước áp dụng hạn mức tín dụng, các ngân hàng nước ngồi và các ngân hàng liên doanh tuy chiếm thị phần tín dụng đáng kể nhưng chưa phải áp dụng. Các NHTM cĩ nhu cầu tăng hạn mức tín dụng đều được NHNN xem xét điều chỉnh nếu thấy hợp lý. Tuy nhiên, việc phân bổ tín dụng trực tiếp như thế tạo sự cứng nhắc kém hiệu quả trong kinh doanh ngân hàng và nền kinh tế.

*Ưu điểm

Hạn mức tín dụng là một biện pháp mạnh cĩ hiệu quả đáng kể. Thơng qua đĩ, NHTW khống chế được lượng tiền cung ứng một cách cĩ hiệu quả, lạm phát bũ đẩu lùi thị trường tiền tệ và giá cả dần đi vào thế ổn định. Đồng thời phải cĩ sự phối hợp chặt chẽ cơng cụ hạn mức tín dụng với các cơng cụ khác của chính sách tiền tệ.

*Nhược điểm:

Trên cơ sở hạn mức tín dụng, NHTW tiến hành phân bổ hạn mức tín dụng. Cùng với thời gian, hạn mức cĩ từng thời điểm này phù hợp, thời điểm khác lại khơng phù hợp. Điều này gây ra các khĩ khăn cho các đơn vị khi nhu cầu vay vốn của khách hàng tăng cao trong khi đĩ các nguồn kể cả hạn mức tín dụng cũng khơng đủ.

Kiểm sốt bằng hạn mức là cách kiểm sốt gị bĩ, cứng nhắc khơng phù hợp với cơ chế hiện nay, một cơ chế địi hỏi sự quản lý phải hết sức mềm dẻo, uyển chuyển, khống chế hạn mức tín dụng cĩ thể làm mất đi cơ hội đầu tư của một số ngân hàng, giảm khả năng điều tiết của NHTW.

2.2.2 Dự trữ bắt buộc

Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các TCTD hoạt động tại Việt Nam phải duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh tốn tại NHNN.

Khi hệ thống ngân hàng hai cấp được hình thành, Nhà nước đã xác định khung pháp lý cho phép NHNN sử dụng cơng cụ dự trữ bắt buộc điều hành CSTT.

Điều 16 của Luật NHNN Việt Nam ban hành 1997 đã xác định : “ Để thực hiện CSTT quốc gia, NHNN sử dụng các cơng cụ tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đối, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các cơng cụ khác do Thống đốc quyết định “.

Điều 20 Luật trên quy định : “ NHNN quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình TCTD và từng loại tiền gửi với mức từ 0% đến 20% tổng số dư tiền gửi tại mỗi TCTD trong từng thời kỳ. Việc trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc của từng loại hình TCTD, từng loại tiền gửi trong từng thời kỳ do Chính phủ quy định “

Tiền dự trữ bắt buộc vượt mức cĩ thể được hưởng lãi suất ( tùy theo quy định của NHNN trong từng thời kỳ ) nhưng nếu thiếu phải chịu phạt theo lãi suất phạt quy định để nâng cao tinh thần trách nhiệm và đảm bảo quyền lợi của các TCTD trong hoạt động kinh doanh của mình.

Cách tính dự trữ bắt buộc là định kỳ 15 ngày và được tính trên cơ sở số dư bình quân ngày. Qua đĩ, NHNN sẽ nắm số dư tiền gửi và tình hình chấp hành quy chế dự trữ bắt buộc của các TCTD.

Qua các năm, tỷ lệ dự trữ bắt buộc được sử dụng như một cơng cụ đắc lực để thực hiện mục tiêu của CSTT.

+ Khi cần mở rộng tín dụng, đẩy mạnh kinh doanh của các TCTD, NHNN giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với cả tài khoản nội tệ và ngoại tệ.

+ Khi chỉ số giá tiêu dùng đang tăng và tốc độ tăng trưởng tín dụng tương đối cao, NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với cả tài khoản nội tệ và ngoại tệ.Mục đích tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc lần này nhằm rút bớt khối tiền trong lưu thơng về NHNN, hạn chế khả năng tạo tiền của các NHTM, làm giảm áp lực lạm phát. Quá trình điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc đã được tổng kết qua các năm từ 2007 đến 2011 ở bảng 4,5,6,7,8 phần phục lục

*Nhược điểm

Cơng cụ này tỏ ra thiếu linh hoạt vì một sự thay đổi nhỏ về tỷ lệ dự trữ bắt buộc cĩ thể sẽ gây nên sự bất ổn định cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng cĩ dự trữ thứ cấp thấp:

+ Việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc cĩ thể ảnh hưởng ngay đến khả năng thanh khoản của ngân hàng -> cĩ thể đẩy ngân hàng đến chỗ phá sản -> gây tác động dây truyền đến các ngân hàng khác.

+ Việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm cho chi phí điều chỉnh bảng cân đối tài sản rất tốn kém vì ngân hàng cĩ thể phải đi vay với lãi suất cao, bán chứng khốn với giá rẻ hoặc giảm bớt phần vốn cho vay.

Dự trữ bắt buộc giống như một hình thức thuế thu nhập vơ hình đối với các ngân hàng vì các ngân hàng phải giữ lại một phần tiền gửi theo yêu cầu mà khơng được sử dụng cho mục đích sinh lời trong khi vẫn phải trả lãi tiền gửi cho khách hàng.

Cơng cụ dự trữ bắt buộc rất ít khi được NHTW sử dụng để điều chỉnh những thay đổi nhỏ trong cung ứng tiền tệ. Xu hướng ngày nay ngày càng ít sử dụng cơng cụ dự trữ bắt buộc trong điều tiết tiền tệ. Cơng cụ này thường được sử dụng kết hợp với các cơng cụ khác để điều chỉnh lượng vốn khả dụng của các TCTD khi cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện các công cụ của chính sách tiền tệ ở việt nam , luận văn thạc sĩ (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)