Đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 27)

1.5 Các bộ phận hợp thành hệ thống kiểm soát nội bộ

1.5.2 Đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro là q trình nhận dạng và phân tích những rủi ro ảnh hưởng đến việc đạt được mục tiêu, từ đó có thể quản trị được rủi ro. Mỗi đơn vị ln phải đối phó với hàng loạt rủi ro từ bên trong lẫn bên ngoài.

- Rủi ro bên trong: Là những rủi ro xảy ra do bản thân đơn vị tạo ra.

- Rủi ro bên ngoài: Là những rủi ro xảy ra bên ngoài tổ chức như thay đổi công nghệ, thay đổi chính sách kinh tế, thay đổi các quy định có ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị.

Kiểm soát nội bộ hỗ trợ tổ chức cách thức trong việc đánh giá rủi ro bên trong cũng như bên ngoài bao gồm: nhận dạng rủi ro, phân tích rủi ro, đánh giá rủi ro, xem xét mức độ thường xuyên xảy ra, cân nhắc làm thế nào quản lý rủi ro.

*Thiết lập mục tiêu

Thiết lập mục tiêu là một điều kiện tiên quyết để đánh giá rủi ro. Mục tiêu phải được xác định trước khi nhà quản lý xác định được những rủi ro ảnh hưởng đến thành tích của họ và có những hành động cần thiết để quản lý rủi ro. Một quá trình liên tục để đánh giá và giải quyết các tác động của rủi ro một cách hiệu quả và

cần có nhân viên với các kỹ năng phù hợp để xác định và đánh giá tiềm năng của rủi ro.

*Nhận dạng rủi ro

Nhận dạng rủi ro là việc xem xét rủi ro nào có thể xảy ra và nó ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của tổ chức như thế nào. Rủi ro có thể tác động đến tồn bộ hoạt động của tổ chức hay chỉ ảnh hưởng đến từng hoạt động cụ thể, do đó để nhận dạng rủi ro, nhà quản lý có thể sử dụng các biện pháp như dự báo, so sánh dữ liệu quá khứ và hiện tại, rà soát các hoạt động đang diễn ra có dấu hiệu bất thường tại đơn vị.

*Đánh giá rủi ro

Đánh giá rủi ro là việc đánh giá về tầm quan trọng, mức độ thiệt hại mà rủi ro đó có thể gây ra cho tổ chức. Có nhiều phương pháp để đánh giá rủi ro bao gồm: ước lượng mức độ ảnh hưởng của rủi ro đến mục tiêu của tổ chức, xem xét khả năng xảy ra rủi ro và các biện pháp sử dụng đế ứng phó khi rủi ro xảy ra. Mục đích chính của việc đánh giá rủi ro là để giúp cho nhà quản lý tìm ra phương án kịp thời để đối phó, ngăn chặn cũng như thực hiện các thủ tục kiểm soát theo thứ tự ưu tiên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại các trường cao đẳng công lập trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)