Tỷ lệ các mức đánh giá hiệu quả công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại trung tâm khai thác tân sơn nhất , luận văn thạc sĩ (Trang 52 - 55)

Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Tỷ lệ theo từng mức đánh giá Tối thiểu 20% trên tổng số người lao động được đánh giá Tối đa 30% trên tổng số người lao động được đánh giá Tối đa 30% trên tổng số người lao động được đánh giá Tối đa 20% trên tổng số người lao động được đánh giá

Nguồn Trung tâm

Mức 1: Không đạt yêu cầu

Mức 2: Hồn thành cơng việc ở mức khá Mức 3: Hồn thành cơng việc ở mức tốt Mức 4: Hồn thành cơng việc ở mức xuất sắc

Kết quả đánh giá hàng quý được sử dụng để trả lương hiệu quả công việc và để xem xét điều chỉnh lương hàng năm theo chu kỳ điều chỉnh lương của TOC. Lương hiệu quả cơng việc được tính theo tháng: mức 1 là 0 đồng, mức 2 từ 500.000- 1.000.000 (tùy chức danh là nhân viên hay chuyên viên, cán bộ tổ đội), mức 3 từ 1.000.000- 1.500.000, mức 4 từ 1.500.000- 2.000.000

Nhìn chung Trung tâm đã xây dựng được quy trình đánh giá kết quả thực hiện công việc, hoạt động đánh giá giúp nhân viên tăng cường ý thức trách nhiệm trong công việc. Tuy nhiên công tác đánh giá này còn tồn tại nhiều điểm cần cải thiện như:

Tiêu chí đánh giá được quy định thống nhất cho 2 nhóm chức danh (chuyên viên/nhân viên và cán bộ tổ, đội) và khơng phân biệt theo chun mơn từng phịng ban, bộ phận, tổ đội. Tiêu chí đánh giá kết quả cơng việc được quy định thống nhất

cho tất cả các vị trí cơng việc và giống nhau qua các kỳ đánh giá. Vì vậy việc đánh giá chưa rõ ràng và chưa thể hiện tầm quan trọng của từng tiêu chí đánh giá trong từng giai đoạn theo mong đợi của Trung tâm

Tiêu chí đánh giá kết quả cơng việc nhưng bao gồm cả 3 loại đánh giá: đánh giá kết quả cơng việc, đánh giá tính tn thủ nội quy quy định và đánh giá năng lực. Các tiêu chí đánh giá lại có trọng số tính điểm ngang nhau, khơng tiêu chí nào quan trọng hơn tiêu chí nào.

Các vị trí quản lý có quyền chủ động đưa ra các mục tiêu kết quả công việc hàng quý. Tuy nhiên hầu như khơng có bộ phận, vị trí cơng việc nào áp dụng, mà chỉ sử dụng theo tiêu chí chung đã được Trung tâm hướng dẫn

Việc nhận xét các điểm mạnh, điểm yếu, những hoạt động hỗ trợ, đường hướng phát triển của nhân viên chưa được thực hiện; ở nhiều bộ phận việc cấp quản lý trao đổi với nhân viên được giản lược hóa, cấp quản lý thông báo kết quả đánh giá chung cho người lao động, những người chưa đồng ý sẽ gặp cán bộ quản lý trao đổi. Cách thực hiện đánh giá, kết quả đánh giá chưa thật sự thuyết phục người lao động về tính khách quan, chính xác và cơng bằng.

Các mức tiền lương đánh giá hiệu quả công việc giữa những người cùng chức danh nhân viên, hoặc cùng chức danh chuyên viên hay cán bộ đội là bằng nhau và cố định theo giá trị tuyệt đối. Do đó chưa phát huy hết tính động viên kích thích người lao động, nhất là những người có mức lương vị trí cơng việc cao.

Do tiêu chí đánh giá và việc đánh giá mang tính chung chung, chưa rõ ràng và gắn kết với thực tế, vì vậy rất khó khăn trong việc sử dụng kết quả đánh giá để đưa ra nhu cầu đào tạo.

Sau đánh giá, chưa có hoạt động hỗ trợ nhân viên khắc phục khuyết điểm, phát triển bản thân, thiết lập mục tiêu công việc sắp tới.

2.3.3.2 Tiền lương, thưởng và phúc lợi 2.3.3.2.1 Tiền lương, thưởng 2.3.3.2.1 Tiền lương, thưởng

Hệ thống tiền lương tại Trung tâm hiện đang được thực hiện theo Quy chế phân phối tiền lương, tiền thưởng ban hành theo Quyết định 1225- 2010/QĐ/TCTHK-TOC. Theo quy chế này, về nguyên tắc tiền lương được trả theo

công việc, phụ thuộc vào kết quả lao động, gắn liền với năng suất và hiệu quả công việc của từng người.

Cơ cấu lương của người lao động gồm 2 phần: lương vị trí cơng việc và lương hiệu quả cơng việc. Lương vị trí cơng việc (lương chức danh) của người lao động được xác định bởi ngạch và bậc lương: ngạch lương được xác định tùy theo giá trị và tầm quan trọng của công việc; bậc lương được xác định tùy vào năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ, thâm niên và thành tích trong q trình làm việc của người lao động. Mức lương thấp nhất của chuyên viên là 5,000,000; của cán sự và nhân viên giám sát là 4,500,000; của nhân viên nghiệp vụ là 3,300,000…

- Sau mỗi 12 tháng đối với chuyên viên và 24 tháng đối với cán sự, nhân

viên nghiệp vụ, người lao động sẽ được xem xét nâng lương. Điều kiện nâng lương là không bị kỷ luật trong kỳ xét nâng lương và có kết quả đánh giá thực hiện công việc thỏa mãn quy định. Cụ thể:

+ Trường hợp nâng bậc lương của chuyên viên:

 Chuyên viên đang hưởng lương mức 1: 02 lần đạt kết quả đánh giá từ

mức hoàn thành khá (mức 2)

 Chuyên viên đang hưởng lương mức 2: 02 lần đạt kết quả đánh giá từ mức hoàn thành khá (mức 2) và 01 lân đạt mức hoàn thành tốt (mức 3)  Chuyên viên đang hưởng lương các mức còn lại: 02 lần đạt kết quả đánh giá từ mức hoàn thành tốt (mức 3) và 01 lân đạt mức hoàn thành xuất sắc (mức 4)

+ Trường hợp chuyển mức lương của chuyên viên:

 Chuyên viên chuyển từ mức 1 sang mức 2: 02 lần đạt kết quả đánh giá

từ mức hoàn thành khá (mức 2) và 02 lần đạt từ mức hoàn thành tốt (mức 3)

 Chuyên viên chuyển từ mức 2 lên mức 3: 03 lần đạt kết quả đánh giá

từ mức hoàn thành nhiệm vụ tốt (mức 3) và 01 lân đạt mức hoàn thành xuất sắc (mức 4)

 Chuyên viên chuyển từ mức 3 lên mức 4: 02 lần đạt kết quả đánh giá từ mức hoàn thành tốt (mức 3) và 02 lân đạt hoàn thành xuất sắc (mức 4)

+ Trường hợp nâng lương từ chức danh cán sự trở xuống: 50% kết quả đánh giá đạt mức hoàn thành nhiệm vụ tốt (mức 3)

- Lương vị trí cơng việc: Tiền lương chức danh hàng tháng của người lao

động được tính theo cơng thức

T cd= (MLcd + MLpc)x xK%

T cd: Tiền lương chức danh tháng của người lao động MLcd: Mức lương chức danh công việc

MLpc: Mức phụ cấp đối với các chức danh kiêm nhiệm cơng tác quản lý (nếu có). Nếu người lao động kiêm nhiệm nhiều vị trí quản lý thì chỉ hưởng một mức phụ cấp trách nhiệm cao nhất

Nc: số ngày công lao động chuẩn trong tháng theo quy định

Ntt: số ngày công thực tế của cá nhân người lao động trong tháng; bao gồm ngày công làm việc, ngày đi học, đi họp, ngày nghỉ bù và các ngày nghỉ được hưởng nguyên lương theo quy định trong Bộ luật lao động.

K%: Tỷ lệ % mức tiền lương được hưởng trong tháng; căn cứ vào tình trạng của người lao động trong tháng (thai sản, đào tạo…)

- Lương hiệu quả công việc: Sau mỗi chu kỳ đánh giá (hàng quý), tùy thuộc vào kết quả đánh giá hiệu quả công việc, người lao động sẽ được hưởng thêm lương hiệu quả công việc với 4 mức tương ứng với vị trí cơng việc của người lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại trung tâm khai thác tân sơn nhất , luận văn thạc sĩ (Trang 52 - 55)